Bé 22 tháng tuổi được bố chăm sóc tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang - Ảnh: Hiền Chúc
BSCKII Lê Nguyệt Minh, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết, bệnh nhi G.T.H.T. nhập viện trong tình trạng rất nguy hiểm: sốt cao 38,5 độ, kích thích, lơ mơ, đại - tiểu tiện không tự chủ… Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngạt khí do mắc kẹt trong xe ô tô.
Ngay lập tức, bệnh nhi được cho thở oxy nồng độ cao, tiêm hạ sốt, truyền dịch chống tình trạng mất nước, tiến hành làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết và theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.
Sau hơn 1 tiếng điều trị tích cực, tình trạng của trẻ tiến triển tốt lên, da niêm mạc hồng hào và hết hôn mê.
Qua 2 ngày nằm viện, sức khỏe của bé dần hồi phục, tiếp xúc tốt, ăn uống được. Trẻ không có dấu hiệu bị tổn thương thần kinh. Ngày 16/7, bệnh nhi được xuất viện, về nhà với gia đình.
Bác sĩ Minh đánh giá, việc trẻ được cấp cứu kịp thời mà không để lại bất kỳ di chứng nào là điều rất may mắn. “Nếu gia đình phát hiện sự việc muộn hơn, tính mạng của trẻ sẽ bị đe doạ”, bác sĩ nói.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh tuyệt đối không để trẻ nhỏ ở trong xe ô tô một mình; nên tập thói quen quan sát trước khi khóa cửa rời khỏi xe; kiểm tra ghế sau mỗi khi ra khỏi xe. Đồng thời, luôn khóa xe khi không sử dụng và cất giữ chìa khóa ngoài tầm với của trẻ.
Việc trang bị kiến thức và kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị bỏ quên trên xe ô tô cũng rất cần thiết.
Trong trường hợp phát hiện con bị bỏ quên hoặc mắc kẹt trên xe ô tô, cần thực hiện các biện pháp cấp cứu nhanh chóng và đúng phương pháp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để cứu tính mạng của trẻ, hạn chế tối đa việc để lại di chứng.
Hiền Chúc
Gia đình có nuôi nhiều chó, mèo nên trẻ thường chơi đùa cùng chúng. Không may, cháu bé nhiễm giun đũa từ vật nuôi, gây bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan.
" alt=""/>Bé 22 tháng tuổi tím tái, ngừng thở do bị mắc kẹt trong xe ô tôTrong thời gian qua, nhiều trường hợp lái xe tự ý dừng đỗ phương tiện trên cao tốc để làm việc riêng như ăn uống, đi vệ sinh, ngắm cảnh,... gây nguy hiểm và khiến dư luận bức xúc. Không những thế, việc dừng đỗ xe vô tội vạ trên cao tốc còn vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt nghiêm.
Điều 26, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: "Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết."
Theo đó, phương tiện chỉ được dừng trong 2 trường hợp:
- Xe bị hư hỏng;
- Người trên xe cần được cứu hộ y tế khẩn cấp.
![]() |
Trong trường hợp xe bị hư hỏng hoặc người trên xe cần được cứu hộ y tế khẩn cấp, lái xe phải chuyển làn để dừng đỗ trên làn đường khẩn cấp, đồng thời bật đèn cảnh báo và sử dụng các vật phản quang đặt phía trước theo hướng xe di chuyển tới. |
Trường hợp cố tình dừng xe trên cao tốc với mục đích khác mà không thuộc 2 trường hợp trên, lái xe có thể bị cảnh sát giao thông xử lý với mức phạt rất cao.
Theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định sẽ bị phạt nặng từ 10-12 triệu đồng kể từ ngày 1/1/2022 thay vì mức 3-5 triệu đồng như trước đây.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng, mức tước quyền sử dụng GPLX vẫn giữ nguyên như Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với hành vi chạy quá tốc độ, tài xế rất dễ bị CSGT xử lý với mức phạt nặng. Tuy vậy, nhiều lái xe lại tỏ ra thờ ơ và không để ý đến giới hạn tốc độ tối thiểu, cố tình đi "rùa bò" trên đường.
" alt=""/>Hai trường hợp lái xe được phép dừng đỗ trên đường cao tốcThứ trưởng Trần Văn Thuấn chủ trì cuộc họp Tổ công tác đặc biệt nghiên cứu vắc xin Covid-19
Ngoài ra, Việt Nam còn một số cơ sở đã ký kết việc chuyển giao công nghệ cũng như triển khai thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin được chuyển giao.
Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh, phát triển vắc xin ngừa Covid-19 là một trong những ưu tiên của Chính phủ. Vừa qua, Thủ tướng đã mời chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sang hỗ trợ để Việt Nam nhanh chóng sản xuất được vắc xin, tiến tới tự chủ vắc xin cho nhân dân và có thể xuất khẩu.
“Làm sao để tranh thủ tận dụng tối đa hỗ trợ của chuyên gia WHO trong công nhận phòng xét nghiệm, công nhận tiến trình thử nghiệm lâm sàng và quan trọng nhất là công nhận vắc xin Covid-19 của Việt Nam”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng yêu cầu các thành viên Tổ công tác đặc biệt lập nhóm chat trực tuyến, hỗ trợ tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, cần tới đâu, hỗ trợ tới đó.
Bộ Y tế sẽ sớm trình Chính phủ kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 để hỗ trợ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với các vắc xin nghiên cứu sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ.
Đồng thời sẽ chỉ đạo các địa phương, bộ ngành liên quan cùng phối hợp với Bộ Y tế triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm đảm bảo an toàn, đúng tiến độ và hiệu quả.
“Tinh thần phát triển vắc xin trong nước là khoa học nhưng cũng phải linh hoạt. Phấn đấu sớm nhất trong năm 2021 có một công ty trong nước sản xuất thành công vắc xin Covid-19”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Thúy Hạnh
Tối 15/7, Sở Y tế An Giang phát đi thông cáo báo chí về việc Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc (ở phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên) đăng tải thông tin triển khai đặt trước vắc xin Covid-19.
" alt=""/>Cuối năm nay, Việt Nam sẽ có vắc xin Covid