Chiều ngày 18/6/2015, Bộ TT&TT đã trao quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Kha Thoa, Phó Giám đốc phụ trách Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC giữ chức vụ Giám đốc Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC.
Mới đây, vào ngày 12/6/2015, Bộ TT&TT đã điều động ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC làm Phó Cục trưởng Cục Báo chí và bà Nguyễn Kha Thoa, giữ chức Phó Giám đốc phụ trách Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
" alt=""/>Bổ nhiệm bà Nguyễn Kha Thoa làm Giám đốc Đài VTCSau hơn 3 tháng phát động, Viet Solution đã tìm ra người chiến thắng. Theo đó, vượt qua các các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, giải pháp xác định sức khỏe cây trồng bằng máy bay không người lái - Mismart đã được vinh danh ở hạng mục giải nhất.
Đứng ở vị trí thứ 2 và 3 lần lượt là Map4D - nền tảng bản đồ do người Việt Nam nghiên cứu, phát triển và CyRada - Giải pháp bảo mật web trên nền tảng cloud.
Với việc giành giải nhất, Mismart sẽ nhận được giải thưởng tiền mặt là 200 triệu đồng và được tài trợ chi phí tham dự cuộc thi Cup C1 Start-up tại Mỹ hoặc Hội nghị di động thế giới (MWC) 2021 được tổ chức tại Barcelona (Tây Ban Nha).
Theo thông tin từ ban tổ chức, Viet Solution 2020 đã thu hút được giới công nghệ trong và ngoài nước tham gia với gần 350 giải pháp (tăng 60% so với năm 2019) về chuyển đổi số tới từ 23 quốc gia trên thế giới (tăng 30%).
Tại cuộc thi, Bộ TT&TT đóng vai trò kết nối các bộ ngành, tháo gỡ vướng mắc, tạo lập thị trường và vườn ươm. Các tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam đóng vai trò là nhà tư vấn và cam kết cộng hưởng, hỗ trợ các sản phẩm chuyển đổi số tiềm năng. Tất cả đều vì một mục tiêu lớn, chung sức cho khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường”.
Nhà nước, doanh nghiệp chung tay tìm giải pháp chuyển đổi số
Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam (Viet Solution) là mô hình vườn ươm hiệu quả cho các công ty công nghệ nhờ việc phát huy vai trò cộng hưởng của ba bên: cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn lớn và các tổ chức, cá nhân có giải pháp công nghệ.
![]() |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc tìm ra bài toán đúng, tường minh và đủ lớn sẽ giúp giải được nỗi đau của xã hội. Ảnh: Trọng Đạt |
Điểm khác biệt chính của mô hình vườn ươm này chính là sự tham gia của các bộ, ngành trong việc ban hành chính sách, tiêu chuẩn và thể chế. Bên cạnh đó còn có sự chung tay của các tập đoàn lớn với vai trò cùng phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường ở quy mô lớn hơn.
Nhận định về Viet Solution, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cuộc thi năm nay có sản phẩm dự thi đến từ các nước mạnh về CNTT, công nghệ số như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ. Điều này cho thấy, Viet Solution đã thực sự trở thành một cuộc thi toàn cầu.
Viet Solution là lời giải công nghệ cho các vấn đề Việt Nam
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Viet Solution chính là lời giải công nghệ cho các vấn đề Việt Nam, để phát triển Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chụp ảnh cùng các thí sinh tham dự Viet Solution 2020. Ảnh: Trọng Đạt |
Viet Solution năm nay mới chỉ nêu ra lĩnh vực, chưa nêu ra các bài toán. Trong khi đó, các yêu cầu càng cụ thể, càng tường minh thì càng có nhiều lời giải hiệu quả.
Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý Ban tổ chức về việc đặt ra các bài toán đúng, tường minh và đặc biệt là đủ lớn, đủ thách thức, là nỗi đau lớn của xã hội. Đó phải là những bài toán mà nếu giải được sẽ mang lại giá trị rất lớn.
“Covid-19, bão lụt miền trung, tắc nghẽn giao thông ở các thành phố lớn, ngập lụt ở TPHCM và nhiều nữa. Đó là những nỗi đau lớn cần lời giải công nghệ của chúng ta. Tôi mong các bạn hãy giải những nỗi đau lớn của đất nước mình.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân hãy tiếp tục cùng nhau mang công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, giải quyết các vấn đề và qua đó góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
>> Quý độc giả có thể theo dõi toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ Trao giải Cuộc thi Viet Solutions 2020 tại đây.
Trọng Đạt
" alt=""/>Tìm ra bài toán đúng sẽ giải được nỗi đau của xã hộiTừ iPhone 12, khách hàng sẽ không còn được nhận củ sạc và tai nghe có dây khi mua iPhone mới. Apple cho biết họ làm điều này vì muốn bảo vệ môi trường. Không kèm phụ kiện miễn phí đồng nghĩa dùng ít nguyên vật liệu hơn, bao bì nhỏ hơn dẫn đến việc giao hàng hiệu quả hơn. Trong hộp chỉ còn iPhone và cáp chuyển đổi USB C – Lightning.
Với mỗi người dùng iPhone, đây là thay đổi tương đối nhỏ song khi xét đến việc Apple bán được khoảng 200 triệu iPhone hàng năm, nó lại là vấn đề lớn. Theo tạp chí Wired, mỗi năm, rác thải từ củ sạc của máy tính bảng, điện thoại… lên tới hàng chục ngàn tấn.
Tuy nhiên, Apple có thể bảo vệ môi trường triệt để hơn nữa bằng cách loại bỏ cổng Lightning độc quyền, thay bằng USB C. Như vậy, cáp Lightning – USB C sẽ trở thành cáp USB C – USB C, có thể sạc tất cả thiết bị điện tử. Hoặc, Apple nên loại bỏ dây cáp hoàn toàn và chỉ bán điện thoại.
USB C dù không hoàn hảo song lại là kết nối phổ thông trên toàn ngành. Tai nghe có dây, headset VR, tablet, laptop, phụ kiện laptop, máy chơi game console… đều dùng cổng USB C. Không chỉ có mặt ở mọi nơi, nó cũng có tác dụng không kém Lightning. Thực tế, Lightning được đánh giá đẹp hơn, tinh tế hơn nhưng lý do này có đủ để Apple duy trì nếu muốn bảo vệ môi trường như họ khẳng định?
Luận điểm chính của Apple khi bỏ củ sạc ra khỏi bao bì là tránh chồng chất phụ kiện mà nhiều người đã có. Trong phần trình bày, công ty ước tính thế giới đang dùng hơn 2 tỷ củ sạc của hãng và hàng tỷ củ sạc của bên thứ ba. Theo IDC, Apple chiếm 13,9% thị phần smartphone toàn cầu năm 2019, xuất xưởng gần 200 triệu điện thoại. Trong khi đó, các hãng còn lại xuất xưởng hơn 1 tỷ thiết bị, hầu hết đều dùng USB C. Nhiều người đã có mọi thứ họ cần để sạc, bao gồm củ sạc và cáp chuyển đổi. Đó là chưa kể họ cũng mua các thiết bị USB C khác như tai nghe, laptop, tablet. MacBook và iPad Pro gần đây cũng đã đổi sang USB C.
Những điều này chỉ ra nếu thực sự muốn, bạn hoàn toàn có thể bán smartphone USB C mà không cần phụ kiện sạc đi kèm. Đây là điều mà hãng điện thoại Fairphone đang làm. Khi mua Fairphone 3 Plus, bạn không có tai nghe, cáp sạc USB C lẫn củ sạc. Thay vào đó, hãng tặng tua-vít để bạn tự mở máy ra sửa.
Đầu năm nay, đáp lại yêu cầu của EU về một củ sạc chung cho tất cả smartphone, Apple tranh luận chuyển sang USB C thực tế còn có hại cho môi trường hơn vì sẽ biến hàng trăm triệu phụ kiện Lightning trở nên vô dụng, gây bất tiện cho người dùng. Song, dường như Apple đã quên trong quá khứ, công ty từng “vứt bỏ” dock iPod 30-pin và phụ kiện ban đầu của iPhone khi chuyển sang Lightning năm 2012. Thay vì để chúng biến thành rác, Apple và bên thứ ba lại bán cáp chuyển đổi 30-pin sang Lightning để kéo dài thời gian sử dụng. Họ có thể làm điều tương tự nếu chuyển từ Lightning sang USB C.
Du Lam (Theo The Verge)
Trước Apple, hầu hết các đối thủ, bao gồm cả Samsung, đã đưa điện thoại di động 5G ra thị trường.
" alt=""/>iPhone 12 nên chuyển sang USB C nếu Apple muốn nhân danh môi trường