Trong báo cáo tiếp thu, giải trình, Bộ Tài chính cho rằng ngành game online đã có sự tăng trưởng qua các năm năm 2019 đạt gần 7.581 tỷ đồng, năm 2021 đạt 11.486 tỷ đồng, năm 2022 dự kiến đạt 12.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Y tế và Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, trò chơi điện tử trên mạng có nhiều tác động tiêu cực đến người chơi, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Các tác động này bao gồm sức khỏe thể chất (thừa cân, béo phì. thị lực, cơ xương khớp) và sức khỏe tâm thần (tác động đến sự phát triển tư duy, rối loạn tâm thần, trầm cảm, gây nghiện, ảnh hưởng đến hệ thần kinh làm trẻ suy giảm sự tập trung và khả năng học tập..). Bộ Tài chính cho rằng cần đưa “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng" vào nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng.
Do vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc đưa “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng" vào nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết để định hướng tiêu dùng nhất là đối với thanh thiếu niên cũng như mở rộng nguồn thu mới cho ngân sách nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng khi người chơi sẽ chọn những game được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam di chuyển trụ sở chính ra nước ngoài.
Trả lời về vấn đề này, theo quan điểm của Bộ Tài chính, hiện chưa có chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh game online, thế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn lựa chọn đóng trụ sở chính ở nước ngoài để sản xuất game.
Bộ Tài chính cho rằng, có nhiều yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư ở nước ngoài của doanh nghiệp như danh tiếng, vị thế công ty ở nước ngoài sẽ tốt hơn, thủ tục hành chính... Vì vậy, ý kiến cho rằng áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp.
Theo cơ quan này, việc quản lý các game bất hợp pháp cần thiết phải có sự tăng cường quản lý của các bộ chuyên ngành, Bộ TT&TT cần tập trung triển khai cải cách thủ tục cấp phép để thu hút.
Do vậy, Bộ Tài chính giữ nguyên đề xuất bổ sung “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện từ trên mạng được cấp phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật" vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trước đó, đã có rất nhiều ý kiến phản đối đề xuất của Bộ Tài chính về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game online. Với phía cơ quan quản lý nhà nước, cả Bộ TT&TT và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đều đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị đưa game online ra khỏi danh sách chịu thuế.
Ở góc độ đơn vị phát hành game, ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc công ty VNG cho rằng, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành game sẽ làm cho sự phát triển của toàn ngành ở Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cần cân nhắc việc Nhà nước liệu có thực sự cần thiết phải can thiệp hay không. Nhiều bằng chứng từ các doanh nghiệp, hiệp hội cho thấy việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt không hẳn sẽ tăng được nguồn thu ngân sách do những tác động tiêu cực mà chính sách này mang lại.
"Đối với mục tiêu làm giảm tác hại của game online, đây là ngành kinh doanh khác hẳn với rượu bia và thuốc lá, những sản phẩm buộc phải mua bởi các công ty trong nước. Với sự phổ biến của các kho ứng dụng, người chơi có thể tiêu dùng sản phẩm game xuyên biên giới mà không cần ra khỏi nhà", ông Phan Đức Hiếu nói.
Chị Nguyễn Thu Huyền, phường Phương Lâm chia sẻ: Việc ứng dụng CNTT vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) bây giờ thuận lợi hơn rất nhiều. Khi muốn làm thủ tục gì, chúng tôi thường vào Trang thông tin điện tử của phường kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công của tỉnh để tra cứu các bước, thủ tục cần làm để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ, thuận lợi hơn trong quá trình giao dịch. Vì thế TTHC được thực hiện nhanh gọn hơn nhiều.
Xác định ứng dụng CNTT, CĐS là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, UBND thành phố đã ban hành các kế hoạch, chương trình để cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CĐS, đảm bảo an toàn thông tin mạng, xây dựng chính quyền điện tử. Từ đó từng bước chuyển đổi nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về ứng dụng CNTT, CĐS trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và nâng cao chất lượng cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn. Năm 2023, thành phố là đơn vị dẫn đầu Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các huyện, thành phố. Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND, Phó trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số TP Hòa BìnhPhát triển hạ tầng số, dữ liệu số được thành phố quan tâm đầu tư. Thành phố đã triển khai hạ tầng kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II cho 19/19 phường, xã đảm bảo việc khai thác các hệ thống phầm mềm dùng chung của tỉnh, thành phố. Đầu tư trang thiết bị hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đa điểm, đảm bảo chuyển tiếp 100% cuộc họp từ Trung ương - tỉnh - thành phố - phường, xã thông qua đường truyền số liệu chuyên dùng.
Toàn thành phố có 20 điểm cầu truyền hình hội nghị trực tuyến của thành phố và các phường, xã. 100% cán bộ, công chức, viên chức của thành phố được trang bị máy tính, kết nối mạng LAN, Internet tốc độ cao phục vụ công tác chuyên môn.
Toàn thành phố có 20 Trang thông tin điện tử, trong đó, thành phố có 1 trang, 19 trang phường, xã giúp địa phương phản ánh hoạt động, quảng bá, tuyên truyền, đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần với người dân, doanh nghiệp, nâng cao chỉ số CCHC. 20 trang thông tin điện tử đều được lập hồ sơ cấp độ 2 về an toàn hệ thống thông tin...
Thực hiện xử lý văn bản trên hệ thống phần mềm, 100% lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp xử lý văn bản đi, đến và ký số trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản theo quy định. Số văn bản đi được gửi hoàn toàn dưới dạng điện tử là 16.777 văn bản, không còn văn bản đi được gửi hoàn toàn bằng bản giấy; 709 hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố tiếp nhận 14.332 hồ sơ; 14.252 hồ sơ được giải quyết và trả kết quả qua phần mềm một cửa điện tử. Có 3.008 hồ sơ giải quyết của TTHC toàn trình; 1.831 hồ sơ, chiếm 59,29% giải quyết dưới dạng toàn trình; 33.998/37.644 hồ sơ, đạt 90,32% đã tiếp nhận, giải quyết trực tuyến một phần. Thực hiện số hoá hồ sơ, thành phố có tổng số 14.471 hồ sơ, đã hoàn thành số hoá 9.990 hồ sơ, đạt 69,45%.
Thời gian tới, TP Hòa Bình tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thực hiện phần mềm quản lý văn bản và điều hành; ứng dụng chữ ký số trong phần mềm quản lý văn bản điều hành, đảm bảo tỷ lệ văn bản đi ký số/văn bản đạt 100%. Phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến một phần, dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến. Khích lệ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng để giao dịch với cơ quan nhà nước. Trang thông tin điện tử, hệ thống thông tin báo cáo được tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu theo quy định..." alt=""/>Thành phố Hòa Bình đẩy mạnh chuyển đổi số