Một trong những vụ việc được đề cập đến là tình hình quản lý, sử dụng đất đai đối với 17 dự án nhà ở do các doanh nghiệp gia đình “nữ đại gia” Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư.
Theo Bộ Tài chính, trong 17 dự án này có 5 dự án chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, sau đó chuyển mục đích sử dụng đất.
Để làm rõ việc chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại các dự án này có hợp pháp hay không? Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
![]() |
Bộ Tài chính đề nghị rà soát nguồn gốc nhà, đất công tại 12 dự án tại Bình Dương do các doanh nghiệp gia đình bà Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư. |
Với 12 dự án còn lại: 7 dự án chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà xưởng) của tổ chức thuê đất trả tiền một lần; 5 dự án chủ đầu tư nhận chuyển nhượng tài sản trên đất thuê (nhà xưởng) của tổ chức thuê đất trả tiền hàng năm.
Sau khi nhận chuyển nhượng đất thuê và tài sản trên đất thuê, doanh nghiệp gia đình bà Hường tiến hành lập thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Bộ Tài chính cho biết, các quy định về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo Quyết định 09/2007 (có hiệu lực đến ngày 31/12/2017) cũng như Nghị định 167/2017 (hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018) đều không có hình thức UBND cấp thẩm quyền thực hiện giao chỉ định hoặc điều chuyển, chuyển giao từ cơ quan, tổ chức, đơn vị sang cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Bình Dương rà soát hoặc phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát nguồn gốc nhà, đất tại 12 dự án nói trên để xác định cụ thể có thuộc đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh, hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công hay không?
Cụ thể, nhà, đất của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá tại các dự án như: Dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh VI; Dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh IX; Dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh X;
100m2 đường giao thông do Phường Bình Chuẩn quản lý tại Dự án Khu nhà ở Phú Hồng Khang; 567m2 đường giao thông do Phường Bình Chuẩn quản lý tại Dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Đạt; 293m2 đường giao thông do Phường Bình Chuẩn quản lý tại Dự án Khu nhà ở mại Phú Hồng Đạt…
Với các nội dung tính thu tiền sử dụng đất khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở do các doanh nghiệp gia đình bà Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Bình Dương rà soát và thực hiện theo quy định, trách nhiệm.
Về việc giao đất, cho thuê đất không qua hình thức đấu giá, lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức chỉ định, nhiều dự án không có tên trong danh sách, chương trình phát triển nhà ở của địa phương…, Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến từ các bộ ngành phụ trách như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng…
Liên quan đến 17 dự án nhà ở tại Bình Dương của các doanh nghiệp gia đình bà Phạm Thị Hường, ngày 30/9/2020 Thanh tra Chính phủ có ý kiến gửi đến Văn phòng Chính phủ.
Cơ quan này cho rằng, các dự án chuyển nhượng đất có nguồn gốc chuyển đổi mục đích từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai và vi phạm pháp luật quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại đô thị.
Theo Thanh tra Chính phủ, đây là các vụ việc phức tạp và được công luận phản ánh nhưng báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương chưa làm rõ hết nội dung. Dự kiến, Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai thanh tra tại tỉnh Bình Dương trong quý 4/2020.
Các nội dung thanh tra gồm: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 – 2017; các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Tháng 6/2020, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03), Bộ Công an đã đề nghị UBND tỉnh Bình Dương cung cấp toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến 17 dự án của 4 doanh nghiệp trên địa bàn.Thông tin được chia sẻ trong một video của Youtuber Nikhil Rana cho biết chiếc SUV xuất phát từ Delhi và đến khoảng 5 giờ sáng thì đâm vào đuôi một chiếc xe tải. Nguyên nhân ban đầu được cho là do xe tải giảm tốc đột ngột đã khiến tài xế xe SUV không làm chủ được tốc độ.
Những hình ảnh chụp tại hiện trường của chiếc Thar cho thấy phần đầu xe bị hư hại nghiêm trọng, nát bấy. Sức ép từ vụ va chạm còn khiến phần khung giữa xe bị co lại một đoạn.
Tuy nhiên, điều may mắn là 2 người trên xe bao gồm cả tài xế đều không bị thương tích nào trầm trọng. Người ngồi cạnh tài xế chỉ bị khâu 6 mũi trên trán. Toàn bộ 2 túi khí trên xe đều đã nổ khi xảy ra va chạm.
Hình ảnh chiếc Mahindra Thar nát bét trên cao tốc và cảnh thử nghiệm an toàn của xe.
Sự an toàn của hành khách sau tai nạn khiến nhiều người cảm thấy khó tin nếu nhìn vào mức độ hư hại. Nhưng đó lại là thực tế bởi bản thân chiếc SUV nội địa của Ấn Độ dù có giá rẻ nhưng đều đạt xếp hạng an toàn 4 sao. Đây cũng là mẫu SUV đầu tiên của đất nước đông dân thứ nhì thế giới đạt được thứ hạng an toàn cao.
Mahindra Thar hiện là một trong những chiếc SUV 4x4 được ưa chuộng tại Ấn Độ nhờ giá rẻ và động cơ khỏe. Hãng Mahindra đã ra mắt Thar phiên bản hoàn toàn mới trên thị trường vào năm ngoái với giá từ 333 triệu đồng (đã đổi từ tiền Ấn Độ sang VND).
![]() |
Mẫu xe Mahindra Thar mang phong cách xe Jeep của Mỹ. |
Mahindra Thar 2020 được cung cấp bởi phiên bản động cơ diesel mHawk 2.2 lít tuân thủ tiêu chuẩn khí thải BS6, công suất khoảng 150 mã lực và 320 Nm mô men xoắn. Lựa chọn thứ hai là động cơ xăng 2.0 lít. Tùy chọn hộp số cho Mahindra Thar bao gồm hộp số sàn 6 cấp và hộp số tự động. Hệ thống dẫn động 4 bánh có sẵn trên cả 2 động cơ xăng và diesel.
Đình Quý(theo Cartoq)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vazirani Ekonk là chiếc ô tô điện một chỗ ngồi với trọng lượng cực nhẹ chỉ 738 kg, công suất lên tới 722 mã lực.
" alt=""/>SUV nội địa Ấn Độ đâm nát bét trên cao tốc, hành khách chỉ bị thương nhẹTheo ông Christopher Klein, Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin hạn chế trên toàn cầu, tỉ lệ tiêm chủng ở Việt Nam còn ở mức thấp. Cho đến nay, chi khoảng 4% dân số đã được tiêm vắc xin trong khi số ca lây nhiễm đang tăng mạnh trong một vài tuần qua.
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: “Để thoát khỏi đại dịch, con đường rõ ràng nhất là đảm bảo tiếp cận tiêm chủng công bằng cho đội ngũ nhân viên y tế và các nhóm ưu tiên như người cao tuổi và người có bệnh lý nền ở mọi quốc gia. Hỗ trợ vắc- xin là biện pháp tức thì và cấp thiết giúp giải quyết vấn đề này. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi những quốc gia có nguồn vắc xin dồi dào hỗ trợ ngay hôm nay để có thể bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao nhất càng sớm càng tốt".
Lô vắc xin có mặt tại Nội Bài sáng sớm nay
Ngày 29/6, Việt Nam đã phê duyệt khẩn cấp vắc xin Moderna cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch. Theo đàm phán với tập đoàn Zuellig Pharma đóng tại TP.HCM, trong năm 2021 Moderna cũng sẽ bán cho Việt Nam 5 triệu liều vắc xin.
Moderna hiện là một trong 2 vắc xin mRNA có hiệu quả cao nhất hiện nay. Dựa vào bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng, ở những người từ 18 tuổi trở lên, vắc xin Moderna đạt hiệu quả 94,1% trong việc phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 ở những người đã tiêm 2 liều. Tuy nhiên vắc xin này cần bảo quản ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C.
Với lô vắc xin vừa nhận, Việt Nam có tổng cộng gần 7,8 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó Covax cung ứng gần 2,5 triệu liều, mua qua VNVC gần 1 triệu liều, 97.000 liều Pfizer, Nhật Bản tặng 1,8 triệu liều, Trung Quốc viện trợ 500.000 liều vắc xin Sinopharm và Nga tặng 2.000 liều Sputnik V.
Thúy Hạnh.Ảnh: WHO
Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất Việt Nam dự kiến kéo dài đến hết tháng 4/2022 để bao phủ 70% dân số.
" alt=""/>2 triệu liều Moderna đã về đến Nội Bài, chuyển 1 triệu cho TP.HCM