Trong chuyến lưu trú 8 ngày 7 đêm, 16 thí sinh Hoa hậu Hồng Kông cùng hơn 50 khách mời đã trải qua những khoảnh khắc khó quên khi hòa mình vào văn hóa Việt Nam, khám phá những danh lam thắng cảnh mang tính biểu tượng trong khu vực và tận hưởng vẻ đẹp thanh lịch của miền Trung Việt Nam.
Các thí sinh đã nghỉ chân tại khách sạn New World Hoiana, 1 trong 4 thương hiệu khách sạn sang trọng của Hoiana Resort & Golf. Trong suốt thời gian đó, các thí sinh đã được giới thiệu những câu tiếng Việt đơn giản, thưởng thức món ngon địa phương đích thực, bao gồm phở, bánh mì, cơm gà Hội An, cà phê dừa, chả giò, gỏi cuốn và nhiều món ăn hấp dẫn khác.
Hành trình khám phá vẻ đẹp Việt Nam của các thí sinh Hoa Hậu Hồng Kông 2023 bao gồm các chuyến tham quan đến những điểm đến nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng như Thánh địa Mỹ Sơn huyền bí, lò gạch cũ hoang sơ, phố cổ Hội An nhộn nhịp đầy mê hoặc hay viếng thăm Nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng, cầu Rồng, bãi biển Mỹ Khê.
Điểm nhấn của hành trình là sự tham gia nhiệt tình của các thí sinh vào các hoạt động văn hóa đa dạng tại Phố cổ Hội An. Nổi bật trong số đó là những màn biểu diễn đường phố hấp dẫn. Tại đây, các thí sinh cũng mời du khách thưởng thức các món ăn đường phố Hồng Kông như cao lương, xoài, bưởi và bánh trứng. Ngoài ra, cá thí sinh còn tặng nhiều chiếc áo phông in hình cảnh đẹp Hồng Kông cho người dân địa phương và khách du lịch tại Hội An. Những tương tác ấm áp này đã thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và tạo điều kiện trao đổi văn hóa giàu ý nghĩa giữa Việt Nam và Hồng Kông.
Khung cảnh bình dị và đẹp như tranh vẽ của Hoiana Resort & Golf là nguồn cảm hứng để đoàn làm phim TVB và các thí sinh thực hiện những thước phim đẹp mắt, sống động. Từ khung cảnh ngoạn mục của Cù Lao Chàm nhìn từ bể bơi vô cực tại The Edge đến bãi biển cát trắng hoang sơ dài 4km và câu lạc bộ Golf Hoiana Shores, cùng với đó là các khu nghỉ dưỡng 5 sao sang trọng với tiện ích tích hợp. Nơi đây đã để lại ấn tượng sâu đậm cho đoàn, phản ánh tinh thần của cái đẹp và sự sang trọng một cách tinh tế.
Hoiana Resort & Golf chiêu đãi đoàn một dạ tiệc sang trọng. Sân khấu càng trở nên rực rỡ hơn khi các thí sinh xuất hiện duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam và tự tin giới thiệu bằng tiếng Việt, để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả.
Hành trình này đã góp phần lan toả vẻ đẹp cùng sự đa dạng văn hóa của tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng, làm mê hoặc trái tim khán giả và truyền cảm hứng để họ bắt đầu khám phá miền Trung Việt Nam.
Lệ Thanh
" alt=""/>Thí sinh Hoa hậu Hồng Kông khám phá vẻ đẹp miền Trung Việt Nam"Cứu trợ thiên tai và mỳ gói
Ngay từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đài liên tục cập nhật những tin nóng về đợt lũ quét đang hoành hành nhân dân miền Trung. Nhiều tổ chức, đoàn thể, cá nhân đã ra sức kêu gọi, lên kế hoạch quyên góp ủng hộ, cứu trợ. Tuy nhiên, quá trình triển khai các gói cứu trợ đến vùng lũ những ngày qua đã tạo ra nhiều bất cập khó nói.
![]() |
Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh Nguyễn Đình Thụy Quân. |
Cứ sau mỗi đợt mưa bão, lũ lụt, thiên tai thì mì gói vẫn chiếm số lượng lớn nhất trong các danh mục hàng cứu trợ. Tuy nhiên, đây cũng là nỗi khổ khó nói của dân. Trong cảnh màn trời chiếu đất, xung quanh là biển nước mênh mông hay những nơi đi lại bị cô lập, việc có thực phẩm để lót dạ như một phao cứu sinh. Nhưng với gói mì ăn liền, họ lấy nước sạch ở đâu, củi lửa hay điện ở đâu để nấu mì? Vậy cách khả thi nhất là nhai sống.
Nhưng nhai mãi cũng đâu có ổn, rồi khát nước lấy đâu mà uống? Giải quyết được cơn đói cấp bách trước mắt cũng là lúc họ phải đối diện với cái khát khô họng. Thế mới có chuyện nhiều người dân sau lũ nhìn thấy mì gói là sợ. Còn sau khi lũ đã đi qua, vấn đề cái ăn cái uống đã không còn nan giải như trong lũ, thì mì gói lại trở thành thừa thãi.
Nhiều hộ gia đình đi nhận mì gói xong thì tạt qua quán đổi luôn thành gạo, thành rau, thành một số nhu yếu phẩm khác cần thiết hơn cho họ lúc này. Theo quan sát trong nhiều năm qua thì sau thiên tai, nhiều nhà mì gói không có chỗ chất, phải đem đi bán để mua thứ khác cần thiết hơn.
![]() |
Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh Nguyễn Đình Thụy Quân cho rằng, việc cứu trợ bằng mì gói là "nỗi khổ khó nói" của người dân vùng lũ miền Trung |
Trong mắt các nhà hảo tâm, mì gói vẫn là giải pháp tối, nên cứ nhắc đến cứu trợ vùng lũ thì họ nghĩ ngay đến mặt hàng này. Chính vì thế mới dẫn đến tình trạng thừa mà thiếu. Mì gói thì thừa trong nhà, trong kho cứu trợ, nhưng dân thì lại thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết khác để duy trì cuộc sống trong và sau lũ như nước sạch, chăn màn quần áo khô, nguyên liệu dùng để đốt lửa trong điều kiện ẩm ướt...
Theo chia sẻ của đa số các nhà cứu trợ, họ thường lấy thông tin từ truyền thông. Ở đâu bị phản ánh thiệt hại nhiều nhất thì họ tìm đến. Đó cũng là một trong những bất cập, bởi với những người đi cứu trợ, việc cần hơn là cứu người dân ở vùng đang bị đói nhất, thay vì cứu người dân bị lũ lụt tàn phá nhất.
Để tránh tình trạng hàng cứu trợ tập trung quá nhiều ở một địa điểm trở thành dư thừa, truyền thông cần phải tuyên truyền rộng rãi và các nhà cứu trợ phải nắm bắt được tình hình chính xác, hành động thiết thực để cứu đói cho những người, những vùng thực sự đang cần".
Hoa hậu Nguyễn Đình Thụy Quân
" alt=""/>Cứu trợ miền Trung qua góc nhìn của Hoa hậu Thụy Quân“Tới Chùa Bà, thôn An Hoà tôi thấy từ những cụ ông 70, 80 tuổi còn có thể sử dụng điện thoại thông minh hướng dẫn chúng tôi quét mã QR trước chùa để tìm hiểu thông tin, đây là một điều khá bất ngờ. Với độ tuổi này, thường thì người ta khó sử dụng điện thoại thông minh nhưng ở đây những cụ ông, cụ bà này làm được. Đây là một sự lan toả mạnh mẽ ”, chị Nguyễn Thị Thu Hà, một du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ.
Để đạt được những điều này, từ nhiều tháng qua, ông Trần Ngọc Cát (70 tuổi, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn An Hòa) cùng nhiều thành viên trong Tổ công nghệ số cộng đồng thường xuyên “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” sử dụng điện thoại di động thông minh, cài và sử dụng các ứng dụng nền tảng số như: VNeID, Bình Định Smartcity, Cổng dịch vụ công quốc gia, hoạt động thương mại điện tử (Postmart, Voso), thanh toán trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa,…
Ông Cát cho biết, mới đầu khi nghe phổ biến về chuyển đổi số, về điện thoại di động thông minh và các ứng dụng trên thiết bị này, ông như "đi lạc vào đám rừng, nghe lùng bùng hết cả lỗ tai mà không hiểu gì". Nhưng ông tâm niệm, trước hết bản thân mình phải học, phải sử dụng các ứng dụng thành thạo thì mới thuyết phục và hướng dẫn được cho bà con.
Vì thế, ông Cát đã đầu tư sắm cho mình một chiếc điện thoại di động thông minh. Bên cạnh việc được hướng dẫn sử dụng từ các lực lượng cấp xã, ông thường xuyên mày mò, học hỏi để có thể sử dụng thành thạo các nền tảng số trên điện thoại này.
“Tôi học liên tục từ cán bộ xã, học từ người trẻ, học tới đâu thực hành luôn tới đó. Bây giờ tôi đã có thể sử dụng thành thạo tất cả các ứng dụng trên điện thoại rồi. Tôi lấy chính bản thân mình ra làm ví dụ về người cao tuổi cũng có thể sử dụng và thuyết phục người dân. Nhà nào chưa nói, chưa thuyết phục được trong 1 lần thì mình đi 2, 3 lần. Từ chỗ mình nói, cộng theo những điều họ thấy thì họ sẽ hiểu”, ông Cát nói.
Sau khi được ông Cát và các thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng vận động, chia sẻ, đến nay đã có 140/142 hộ dân có ít nhất 1 thiết bị điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, máy tính với 352/360 người trưởng thành trong thôn sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet; 9/9 hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất buôn bán, may mặc, cơ khí… sử dụng điện thoại thông minh, sử dụng các nền tảng số để quảng bá, buôn bán sản phẩm và đặt mã QR Code để người dân thanh toán trực tuyến.
Thôn thông minh
Không chỉ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người”, thời gian qua, chính quyền UBND xã Phước Quang cũng đã đầu tư lắp đặt hệ thống hạ tầng mạng wifi miễn phí tại Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn An Hoà để người dân sử dụng.
Đầu tư lắp đặt hệ thống tắt mở điện ở nhà văn hoá thôn bằng ứng dụng thông minh trên điện thoại. Lắp đặt hệ thống camera tại các vị trí ra vào thôn An Hoà, nhà văn hoá thôn với tổng 6 camera để giám sát an ninh trật tự trên địa bàn.
Ban Quân chính thôn An Hoà cũng đã thành lập nhóm Zalo Cộng đồng thôn An Hoà, nhằm chia sẻ các thông tin, các thông báo, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước… phục vụ cho việc thông tin, tuyên truyền đến nhân dân trong thôn. Đặc biệt, thường xuyên đưa tin, truyền tải mục đích, ý nghĩa và các tiện ích mang lại của việc cài đặt và sử dụng ứng dụng nền tảng số.
“Điện thoại thông minh bây giờ chỉ có 1 triệu mấy một cái, tôi mong bà con sử dụng. Nó có rất nhiều tiện ích, đi ra đường không cần phải đem nhiều giấy tờ, chỉ cần điện thoại thông minh tích hợp các ứng dụng là đầy đủ rồi. Ngoài ra, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các thông tin bão, lũ, thông báo đều được cập nhật lên một cách kịp thời”, ông Cát cho hay.
Để đảm bảo an toàn thông tin, thời gian qua, chính quyền địa phương, Ban Quân Chính thôn An Hoà thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn người dân không được tích hợp các trang mạng không rõ nguồn gốc, không cung cấp các mã OTP cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào….
Ông Đoàn Quốc Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Quang cho biết, quan trọng nhất trong công tác chuyển đổi số hiện nay là hình thành thói quen, thay đổi nhận thức của người dân.
“Quan trọng là phải thay đổi được thói quen và nhận thức của người dân, để từ đó người dân hiểu, nhận thấy lợi ích và sử dụng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, chỉ đạo các Tổ công nghệ số cộng đồng tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” chuyển đổi số, nhân rộng mô hình thôn thông minh ra toàn xã”, ông Tịnh nói.
Diễm Phúc
" alt=""/>Bí thư 70 tuổi đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người chuyển đổi số