![]() |
Mazda BT-50 được ưu đãi hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ trong tháng 4/2019 |
Nhằm hỗ trợ cho khách hàng mua xe bán tải giảm bớt chi phí khi đăng ký, nhiều hãng xe tại Việt Nam đã đưa ra chương trình ưu đãi, giảm giá xe, trong đó có Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) và Isuzu Việt Nam.
![]() |
* Tính theo 2 mức lệ phí trước bạ chung (6%) và của Hà Nội nói riêng (7,2%)
Cụ thể, trong tháng 4/2019, mẫu bán tải Mazda BT-50 nhận được chương trình ưu đãi đặc biệt, tặng 50% phí trước bạ. Như vậy nếu tính sau thời điểm 10/4, mức ưu đãi đối với Mazda BT-50, khách hàng sẽ được hỗ trợ quy ra tiền mặt từ 18 – 28 triệu đồng, tương ứng 50% mức thu lệ phí trước bạ hiện hành. Bên cạnh hỗ trợ lệ phí trước bạ, khách hàng mua Mazda BT-50 dịp này còn được tặng gói phụ kiện cho xe bán tải như lót thùng sau, túi cứu hộ, DVD tích hợp định vị GPS tùy phiên bản. Đại diện Thaco cho hay chương trình ưu đãi này nhằm chia sẻ với khách hàng đang muốn sở hữu Mazda BT-50 trước việc lệ phí trước bạ cho xe bán tải tăng gấp 3 lần theo quy định mới.
![]() |
Bán tải Isuzu D-Max được ưu đãi cao nhất lên tới 70 triệu đồng |
Đối với Isuzu D-Max, Isuzu Việt Nam cũng đưa ra chương trình giảm giá mạnh để hỗ trợ khách hàng trước việc xe bán tải tăng lệ phí trước bạ. Các mẫu xe Isuzu D-Max bán ra sẽ được ưu đãi từ 30 - 70 triệu đồng tùy từng phiên bản, trừ trực tiếp vào giá xe.
![]() |
Theo báo cáo doanh số từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 3/2019, Mazda BT-50 là mẫu xe nắm giữ vị trí thứ 2 về doanh số trong phân khúc xe bán tải, chỉ đứng sau Ford Ranger với 445 xe bán ra. Trong khi đó, Isuzu D-Max dù rất được người Thái ưa chuộng nhưng tại Việt Nam, doanh số mẫu xe này rất khiêm tốn, chỉ bán ra 57 chiếc trong tháng 3/2019. Isuzu D-Max cũng là mẫu bán tải kém khách nhất Việt Nam liên tiếp trong nhiều tháng.
(Theo Xe giao thông)
3 tháng đầu năm, trong khi nhiều mẫu xe ô tô đua nhau giảm giá thì một số khác, chủ yếu xe hot lại tăng giá với mức tăng khủng, cao nhất tới 400 triệu đồng.
" alt=""/>Nhiều mẫu xe bán tải được ưu đãi, hỗ trợ phí trước bạĐể triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ năm 2012, Bộ Y tế đã mở cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
Đề án này nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lượng tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng, thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dược Việt Nam phát triển, tăng cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc phòng bệnh, chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tập trung 4 nhóm giải pháp
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ y tế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam, Bộ Y tế đã đề ra 4 nhóm giải pháp để hỗ trợ thực hiện đề án: Về cơ chế chính sách; giải pháp đối với cơ sở y tế và thầy thuốc; giải pháp đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc; các giải pháp về truyền thông.
Cụ thể, Bộ Y tế đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, Ban, ngành liên quan để ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản, cơ chế, chính sách trong đó đưa nhiều nội dung, quy định theo hướng ưu tiên thuốc sản xuất trong nước như luật Dược sửa đổi 2016, luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, luật Đấu thầu, Chiến lược Quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Ngoài ra còn xây dựng các thông tư về chế độ kê, trong đó có quy định về tỷ lệ kê đơn thuốc sản xuất tại Việt Nam; ban hành tiêu chí cụ thể để chấm điểm phân hạng BV trong việc phấn đấu tăng tỷ lệ % sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng giá trị tiền sử dụng thuốc hàng năm của bệnh viện; xây dựng cơ chế thanh toán thuốc BHYT theo hướng ưu tiên thanh toán thuốc sản xuất tại Việt Nam...
Trong năm 2014, 2015, Bộ Y tế triển khai Chương trình truyền thông “Con đường thuốc Việt”, triển khai hội thi tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”…
![]() |
Một dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP tại VN |
Những thành công bước đầu
Tại hội nghị tổng kết đề án giai đoạn 1 vào giữa năm 2017 cho thấy, tỉ lệ sản xuất thuốc trong nước tại các bệnh viện tuyến TƯ, tuyến tỉnh, tuyến huyện đều tăng so với trước đây, đáp ứng khoảng 50% điều trị.
Tại tuyến tỉnh trước khi thực hiện đề án, tỷ lệ dùng thuốc trong nước là 33,9% nay đã tăng lên 35,4%; tỷ lệ tương ứng hơn tuyến huyện là 61,5% và 69,4%.
Cá biệt, có những địa phương vượt mục tiêu đề án khi có tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại tuyến huyện 80%, tuyến tỉnh hơn 60% như Ninh Thuận, Phú Yên, Lai Châu, Lâm Đồng, Long An. Riêng tuyến TƯ tăng từ từ 11% lên 13%.
Thuốc sản xuất trong nước thuộc 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới với 530 hoạt chất trên tổng số 953 hoạt chất hiện đang lưu hành trên thị trường.
Các nhà máy dược phẩm đã cố gắng đầu tư thiết bị máy móc hiện đại; tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cao cùng với thiết lập đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng để có thể sản xuất được cả nguyên liệu kháng sinh, vắc-xin, sinh phẩm và các dạng bào chế công nghệ cao. Chất lượng thuốc ngày càng được nâng cao, hình thức đẹp, trong khi giá thành rẻ hơn so với thuốc ngoại nhập cùng loại…
![]() |
Tỉ lệ thuốc nội trong các BV từ TƯ đến tuyến huyện đều tăng, riêng tuyến TƯ tăng khá chậm |
Nhiều Sở Y tế cũng đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai đề án trên địa bàn. Tại nhiều bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện cũng đã chỉ đạo xây dựng danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện với chính sách ưu tiên thuốc sản xuất trong nước theo định hướng tập trung ưu tiên cho nhóm thuốc theo tên generic, đặc biệt là nhóm thuốc sản xuất trong nước đạt các tiêu chuẩn theo quy định mà giá cả hợp lý, phù hợp với mô hình bệnh tật tại địa phương, khả năng chi trả của bảo hiểm y tế và người bệnh.
Hiện cả nước có gần 170 nhà máy đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới” với gần 5.000 sản phẩm sản xuất trong nước (chiếm tỷ lệ 60,6%) được cấp Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chứng nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế.
Ngoài ra đã có 30 doanh nghiệp và 62 sản phẩm thuốc sản xuất thuốc trong nước đã đạt Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần I.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, trở ngại lớn nhất khi thực hiện đề án, đó là việc kê thuốc là do bác sĩ và quyết định của bệnh nhân. Trong khi đó, nhiều bệnh nhân vẫn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng thuốc, nhiều bác sĩ cũng còn băn khoăn và tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại các BV tuyến cuối vẫn còn thấp.
Mục tiêu giai đoạn 2 của đề án đặt ra đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 30% ở tuyến Trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện…
Để thực hiện mục tiêu, Bộ Y tế cho biết, bên cạnh việc tiếp tục triển khai những văn bản trong đó ưu tiên sử dụng thuốc trong nước và có những truyền thông đến bác sĩ, thầy thuốc để bác sĩ thầy thuốc tăng cường kê đơn, bản thân các DN cũng phải “hữu xạ tự nhiên hương”, tăng cường cho đầu tư, tăng cường cho cải cách mẫu mã và tăng cường cả chất lượng để cho các bác sĩ, thầy thuốc yên tâm sử dụng.
T.Thư
" alt=""/>Chặng đường 6 năm đề án ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam’