










=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thu Lê

=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thu Lê
Theo kế hoạch, đến tháng 9/2024, Bộ TT&TT đặt mục tiêu trên mạng di động không còn thuê bao 2G Only. Thế nhưng, trên thị trường hiện có một số thuê bao smartphone 3G, 4G thời kỳ đầu vẫn chưa tích hợp tính năng VoLTE. Những mẫu điện thoại này buộc phải gọi thoại qua nền tảng 2G, 3G và vẫn có thể tiếp tục sử dụng đến tháng 9/2026.
Chính vì thế, từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, hệ thống 2G hiện có được sử dụng cho dịch vụ thoại và nhắn tin cho thuê bao sử dụng máy điện thoại 3G và máy 4G không hỗ trợ công nghệ VoLTE. Đến năm 2026, sẽ không còn hệ thống 2G trên mạng mà chỉ còn 3G và 4G.
Để biết điện thoại "cục gạch" 2G mình đang sử dụng đã được chứng nhận hợp quy hay chưa, người dùng có thể vào trang web của Trung tâm Đo lường chất lượng viễn thông (Cục viễn thông – Bộ TT&TT) để kiểm tra.
Theo đó, tại địa chỉ https://tqc.gov.vn/2g-only sẽ cung cấp danh sách thiết bị đầu cuối 2G đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy. Để kiểm tra điện thoại của mình đang sử dụng có nằm trong danh sách này hay không người dùng chỉ cần gõ tên vào ô tìm kiếm ở góc bên phải màn hình, nếu kết quả hiện lên có tên sản phẩm đang dùng cho thấy sản phẩm đã được hợp quy, ngược lại nếu không có thì đây là điện thoại chưa được hợp quy hoặc là điện thoại được nhập khẩu trái phép vào Việt Nam và sẽ không thể hoà mạng được.
Hiện danh sách thiết bị đầu cuối di động 2G đã cấp giấy chứng nhận hợp quy được trang web này cập nhật đến ngày 21/8/2023.
" alt=""/>Làm sao để biết điện thoại ‘cục gạch’ 2G của bạn vẫn được hoà mạng?Trong cuộc thi, tôi và Cẩm Đan thường xuyên trao đổi, trò chuyện. Sau khi trở về, mỗi người đều có những định hướng và hướng đi khác nhau. Chúng tôi chỉ là bạn bè, có thời gian thì đi chơi vui vẻ và đôi lúc chia sẻ những câu chuyện nho nhỏ, hoặc tương tác trên mạng xã hội.
Về vấn đề trên, tôi nghĩ ai cũng có sự lựa chọn của riêng mình, và tôi không bàn luận nhiều thêm về những chuyện cá nhân của người khác. Tôi tôn trọng sự riêng tư của mỗi người .
- Theo bạn khoảng cách tuổi tác, giàu nghèo, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, có phải rào cản cho tình yêu?
Tình yêu với tôi đơn giản lắm. Tôi thích anh, anh thích tôi, hai người ở bên cạnh nhau cảm thấy vui vẻ hạnh phúc là điều trước tiên. Tôi cảm thấy rào cản lớn nhất trong tình yêu chắc là khi hai bên không có sự thông cảm và chia sẻ vì thiếu 2 yếu tố đó, tình cảm sẽ chông chênh. Những yếu tố khác chắc tuỳ suy nghĩ mỗi người.
Tôi không đặt nặng mình phải tìm kiếm và yêu người như thế nào nhưng đặt nặng việc sẽ trở thành người thế nào. Bởi, tôi tin rằng khi bản thân trở thành người ưu tú sẽ gặp được người tốt và xứng đáng với mình.
![]() |
Phương Quỳnh quan niệm đơn giản về tình yêu. |
Đã đặt mục tiêu thì sẽ làm và làm hết sức hết mình
-Bạn có đăng vài clip hát trên trang cá nhân, người đẹp đi hát hiện nay đang được khán giả quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều, bạn nghĩ sao về việc thử sức này?
Hiện tại, tôi vẫn chưa xác định chính xác hướng đi trong tương lai. Tôi đang trải nghiệm hết những gì có thể làm để xem mình hợp với gì nhất. Tôi chuẩn bị học thêm thanh nhạc, nhưng chủ yếu là vì thích và để hoàn thiện bản thân, còn để ra mắt một dự án âm nhạc, tôi chưa nghĩ đến.
Nếu sau này tôi có cơ duyên cầm mic và nhận được nhiều sự quan tâm, dù là lời khen hay chê vẫn là một sự yêu thương. Nhờ vào đó, tôi mới biết được mình đang thiếu sót gì, đã làm tốt những gì rồi để hoàn thiện mình hơn nữa.
- Đi khá nhiều sự kiện, gặp lại top 3 của Hoa hậu Việt Nam, thấy họ được chú ý nhiều hơn bạn có buồn hay suy nghĩ?
Tôi thường cố gắng làm tốt việc của tôi hơn là nhìn việc của người khác nên cảm thấy thoải mái và bình thản khi gặp lại mọi người. So với bản thân mình ngày trước, tôi tự hào những gì mình làm được. Dù họ là ai, đang ở cương vị nào, hoa hậu, á hậu hay các bạn khác, đối với tôi vẫn là người chị, người bạn, người em đã từng ăn chung giờ, ngủ chung giấc mấy tháng.
Thành tựu so với ai khác tôi không dám nhận vì có những người đạt được nhiều thứ hơn ở độ tuổi 20. Tôi thấy mình may mắn và biết ơn vì điều đó. Một chút may mắn và những sự cố gắng đã làm nên Phương Quỳnh của hiện tại, một cô gái 20 tuổi mạnh mẽ.
- Bạn thấy mình bắt đầu được và mất điều gì khi bước chân vào giới giải trí?
Khi có một sức ảnh hưởng nhất định đến mọi người thì cuộc sống của mình chắc chắn sẽ khác trước. Có những việc thuận lợi hơn đôi chút. Bản thân tôi rất may mắn khi trong và kể cả sau cuộc thi luôn được làm việc cùng các anh chị ưu ái, yêu thương và hỗ trợ rất nhiều. Tôi như một tấm chiếu mới trải trong giới giải trí, chưa va vấp nhiều và cũng còn rất nhiều tình huống không lường trước có thể xảy ra nên phải trở nên kín kẽ hơn, mạnh mẽ hơn, trau dồi và phát triển bản thân nhiều hơn. Để mọi người khi đã thương yêu dành tình cảm cho tôi, sẽ tự hào hãnh diện khi nhắc đến cái tên Phương Quỳnh.
Tôi là một người đã đặt mục tiêu sẽ làm và làm hết sức hết mình nên chắc cũng được xem như có tham vọng nhỉ? Tuy nhiên nếu phải nổi tiếng bằng tai tiếng tôi không dám nghĩ đến, cũng không dám làm. Mẹ tôi từng nói, đi nhanh thì tốt nhưng nếu đi không chắc thì chưa chắc sẽ đi được lâu. Và điều đó tôi cảm thấy rất đúng, chẳng có phương tiện nào bước đi chắc chắn bằng đôi chân mình cả.
![]() |
Phương Quỳnh cho biết không muốn nổi lên bằng tai tiếng. |
"Tôi không đề cao việc phụ nữ dựa dẫm vào đàn ông"
- Bạn đăng khá nhiều những bức hình về gia đình, có thể chia sẻ nhiều hơn về những người thân trong gia đình và cách giáo dục con cái của bố mẹ bạn? Bố mẹ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống cũng như lối sống của bạn?
Tôi là một người khá đủ đầy ở phương diện tình cảm gia đình và luôn cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc vì điều đó. Gia đình tôi không mấy khá giả nhưng bố mẹ, ông bà, cô chú luôn yêu thương tôi từ nhỏ đến giờ. Mọi bước đi mọi sự kiện trong cuộc sống gia đình luôn sát cánh ở bên cạnh và là hậu phương siêu vững chắc của tôi.
Tôi thích làm việc, thích kiếm tiền và có ý thức tự lập sớm từ khi còn nhỏ nên gia đình cũng rất an tâm. Bố mẹ luôn lắng nghe, cho lời khuyên và tạo điều kiện để mình làm những điều mình muốn, và tất nhiên những điều đó vẫn phải hợp lý và nằm trong sự kiểm soát của ba mẹ.
Bố mẹ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống và lối sống của tôi. Tư tưởng của bố mẹ tôi là luôn muốn mình phát triển bản thân tốt nhất, để mình có thể tự chủ được mọi việc trong cuộc sống, trở thành một cô gái mạnh mẽ, tận hưởng tuổi trẻ thật “đã” rồi sau đó hãy... cưới chồng. Nên bây giờ tôi cũng vậy, không ngại va chạm thử sức mà cứ trải nghiệm thật nhiều. Các dự định trong tương lai hầu như bố mẹ là người cho tôi lời khuyên, sau đó việc làm như thế nào là phụ thuộc vào bản thân mình quyết định chứ ba mẹ không điều khiển hay sắp xếp cuộc sống của mình.
- Bao giờ bạn định lập gia đình sinh con sớm? Là một người có nhan sắc, bạn nghĩ sao về câu nói "phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng"?
Tôi thật sự rất thích trẻ con, nhưng hiện tại ba chữ “lập gia đình” tôi chưa nghĩ tới. Tôi nghĩ mình sẽ lập gia đình khi bản thân thấy trưởng thành và có trách nhiệm được với cuộc đời của người khác.
Việc sinh con và nuôi dạy với tôi là một điều lớn lắm, hiện tại tôi nghĩ mình chưa đủ chín chắn. Câu “phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng” là đúng đấy chứ. Nếu lấy được một người yêu thương mình, dù mình thành công hay ở vị trí nào thì cũng có người cho mình dựa vào. Dù độc lập đến đâu, xinh đẹp đến đâu, khi có người đàn ông sẵn sàng che chở cho mình là điều may mắn rồi. Tôi không đề cao việc phụ nữ dựa dẫm vào đàn ông, nhưng nếu mình xứng đáng hay may mắn, hãy tận hưởng nó.
![]() |
Gia đình là hậu phương vững chắc của Phương Quỳnh. |
Tiểu Ngọc
"Dùng bản thân để trao đổi tiền bạc danh vọng, tôi khẳng định sẽ không có điều đó. Tôi tự tin mình có bản lĩnh để tránh đi những cám dỗ'' - người đẹp Phương Quỳnh.
" alt=""/>Top 5 HHVN Phương Quỳnh: 'Tôi không đề cao việc phụ nữ dựa dẫm vào đàn ông'Tuy nhiên, tất cả các trường này đều chưa có động thái tuyển bổ sung, thay thế những thí sinh bị trượt oan vào chỗ những thí sinh bị đuổi vì gian lận.
Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Nếu không giải quyết đến cùng liệu có công bằng cho những thí sinh bị mất đi cơ hội vào đại học?
Khó trả lại công bằng vì “hiệu ứng dây chuyền”
Trước câu hỏi “Có nên tuyển lại thí sinh đã bị trượt oan hay không?”, ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, khẳng định về mặt lý thuyết, cần xét tuyển bổ sung các thí sinh bị trượt oan.
Đây là những “nạn nhân” vì sự gian lận đã bị tước mất “chỗ”. Những thí sinh này thậm chí có điểm xét tuyển chỉ thấp hơn điểm chuẩn 0.01 nhưng vẫn bị trượt.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM khẳng định về mặt lý thuyết, cần xét tuyển bổ sung các thí sinh bị trượt oan
Tuy nhiên, theo ông Lý, thực tế không phải trường nào tuyển cũng đúng chỉ tiêu mà luôn có tỷ lệ vượt cho phép theo quy chế. Vì vậy, một số trường hợp lượng thí sinh gian lận bị đuổi có thể vẫn không ảnh hưởng đến chỉ tiêu của trường. Chưa kể, đã gần một năm học trôi qua, nếu hạ điểm chuẩn sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền, “rối từ trên xuống dưới, rất phức tạp”.
TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam, cũng đồng tình với việc nên tuyển lại những thí sinh trượt oan; nhưng "rất khó". Nếu thí sinh rút hồ sơ trường này để chuyển sang trường kia lại khiến nhiều trường khác thiếu chỉ tiêu. Cứ thế, sẽ tạo ra “hiệu ứng domino” rất khó dừng lại".
Còn theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, về tình nên tuyển lại thí sinh bị trượt oan để tránh sự bất công nhưng về lý sẽ rất khó khăn.
Nguyên nhân bởi tuyển sinh là do các trường tự chủ chứ không chịu ảnh hưởng của Bộ GD-ĐT. Vì vậy, chính Bộ cũng không thể can thiệp để cho các thí sinh được trúng tuyển.
Vấn đề có tuyển hay không thuộc thẩm quyền của trường và trường phải tự quyết. “Dư luận kêu gọi Bộ GD-ĐT phải tạo công bằng cũng có lý, nhưng Bộ không thể can thiệp được do những quy định đã có về việc tự chủ trong tuyển sinh của trường”.
Thứ hai, về phía các trường bây giờ sẽ rất khó thực hiện. Nếu tuyển lại theo điểm thi THPT quốc gia thì không được. Còn nếu làm đề án tuyển sinh năm nay thì không thể tuyển vài em bị trượt oan.
“Nếu có thể, hội đồng tuyển sinh trường xem xét xét đặc cách những thí sinh này. Nhưng nếu xét đặc cách cũng khó vì năm nay thì không biết điều kiện của các em đó có đủ hay không. Hơn nữa, chắc gì các em bị rớt đó có nguyện vọng học lại các trường đã đăng ký”.
Với những lý do trên, theo ông Sơn, việc tuyển sinh lại thí sinh bị trượt oan là không thể do kéo theo một dây chuyền ảnh hưởng từ trên xuống dưới.
Giải quyết chỉ 30 phút, tại sao không làm?
Ngược lại với quan điểm trên, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, cho rằng trong quy chế tuyển sinh không có điều nào cấm tuyển bổ sung các em trượt oan. Việc này chỉ phụ thuộc vào các hiệu trưởng. Còn nhập học hay không phụ thuộc vào thí sinh.
“Các trường có thể gửi thông báo cho thí sinh bị trượt oan rằng nếu vẫn còn mong muốn vào trường hoàn toàn có thể nhập học. Tuy nhiên, do hiện tại đã gần kết thúc năm học nên có thể nhập học theo khoá 2019. Nếu cần thiết, trường có thể giảm bớt chỉ tiêu của năm sau”.
“Xử lý hậu quả của việc nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 là trách nhiệm chung. Những gì các trường đại học làm được để hạn chế oan sai thì nên làm ngay”, ông Tùng khẳng định.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT cho hay, quy chế tuyển sinh không có điều nào cấm tuyển bổ sung các em trượt oan.
Việc xử lý theo ông Tùng cũng rất đơn giản: Đầu tiên, cần kiểm tra xem có bao nhiêu thí sinh bị đuổi về vì gian lận. Sau đó rà soát và thống kê danh sách những thí sinh có điểm lẽ ra phải đỗ vào trường. Bước thứ ba là làm hồ sơ gửi cho thí sinh và thông báo trong vòng 30 ngày có thể đến trường nhập học.
“Giải quyết việc này chỉ vỏn vẹn 30 phút là xong. Thủ tục rất đơn giản, tại sao các trường không làm?”.
Ông Tùng nhận định việc nâng điểm vừa qua ảnh hưởng tới nhiều đối tượng, nhiều vấn đề, trong đó có chuyện quy chế tổ chức thi, trách nhiệm của hội đồng chấm thi, những người tham gia mua bán điểm, các thí sinh được nâng điểm và thí sinh trượt oan do các thí sinh được nâng điểm chiếm chỗ.
Trong các khâu cần phải giải quyết, theo ông, việc tuyển lại thí sinh trượt oan là đơn giản và đỡ mất thời gian nhất.
Một chuyên gia tuyển sinh nhìn nhận, việc tuyển bổ sung mới chính là các thức thực hiện quyền tự chủ của trường, chứ không phải vì tự chủ mà "khó thực hiện". Chưa kể, trong 3 mục tiêu, thì kỳ thi THPT quốc gia có 1 mục tiêu là "lấy căn cứ để xét tuyển đại học", và thực chất Bộ GD-ĐT vẫn nắm vai trò tổng chỉ đạo. Nếu xem xét về tính nhân văn khi giải quyết các hậu quả của vụ việc nâng điểm, thì việc cho tuyển bổ sung mới thực sự "nhân văn".
Đồng tình với việc nên mời các thí sinh xứng đáng nhập học, ông Trần Nam, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ quan điểm: “Cơ hội tiếp cận với giáo dục là một trong những quyền rất cơ bản của con người và họ cần được xã hội đáp ứng. Chính vì vậy hệ thống giáo dục của các quốc gia cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em, cả nam giới và nữ giới bình đẳng như nhau trong việc tiếp cận cơ hội được đến trường.
Giáo dục suốt đời cũng là một trong những giải pháp để khoả lấp sự thiếu hụt cơ hội đó của công dân ở trong những giai đoạn khác nhau của phát triển xã hội” - ông Nam lý giải.
Theo ông Nam, vụ việc diễn ra ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang là điều mà hệ thống giáo dục Việt Nam không hề mong muốn xảy ra. Do vậy, khi đã sai thì phải sửa và đưa ra cơ chế phòng ngừa trường hợp tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
“Việc mời lại các thí sinh vì sự cố này mà mất đi cơ hội học tập là điều rất nên làm. Còn việc làm như thế nào thì Bộ Giáo dục nên có hướng dẫn cụ thể để các trường không bị động, lúng túng”.
Ông Nam đề xuất nếu tuyển thì xét lại nguyện vọng của các em đã đăng ký năm 2018 và gọi nhập học cho năm 2019.
Lê Huyền – Thúy Nga
- Thủ tướng vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu, xử lý thông tin báo chí nêu về gian lận điểm thi ở Hà Giang và báo cáo Thủ tướng.
" alt=""/>Cần tuyển bổ sung những thí sinh trượt oan do bị chiếm chỗ vì gian lận thi cử