Theo ông Hà, với dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng/Sai, sẽ kiểm tra được đồng thời 4 biểu hiện năng lực trong cùng một câu hỏi. Kết hợp với quy tắc tính điểm tạo nên tính phân loại rất cao. “Như vậy, mặc dù 1 câu nhưng 4 lần hỏi khác nhau, tương đương với 4 câu trắc nghiệm như kỳ thi hiện hành có 1 lệnh hỏi. Do đó, cho phép kiểm tra, đánh giá được đồng thời nhiều biểu hiện năng lực”, ông Hà nói.
Còn với dạng trả lời ngắn, theo ông Hà, xác suất có điểm ngẫu nhiên bằng 0, tư duy làm bài gần như bài tự luận. “Với dạng này, đề không thiết kế có phương án đưa ra trước mà học sinh phải tự đưa ra đáp số, kết quả”, ông Hà nói.
Dù vậy, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết từ năm 2025, định hướng xây dựng ngân hàng câu hỏi thi là sẽ phát huy trí tuệ toàn ngành và có “tính mở”. Điều này thể hiện bằng việc câu hỏi thi sẽ được lựa chọn từ đề khảo sát của các sở, của các trường, đề kiểm tra học kỳ... Các đơn vị sẽ gửi đề thi kèm kết quả chấm để cơ quan chuyên môn của Bộ GD-ĐT phân tích đề thi bằng lý thuyết khảo thí. Sau phân tích, các câu hỏi “tốt” sẽ được lựa chọn vào thư viện câu hỏi thi và từ đó có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.
Ông Đinh Văn Khâm, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Bình, cho rằng, đề minh họa và cấu trúc, định dạng đề thi theo hướng này tác động rất mạnh đến việc dạy và học. Theo ông Khâm, giáo viên phải dạy kỹ, căn bản, đầy đủ mới phủ hết kiến thức cho học sinh có thể hoàn thành bài thi.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải dạy các phương pháp tư duy, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. “Học sinh lập luận, quy trình tính toán vững vàng mới giải quyết được các câu hỏi ngắn cũng như câu hỏi yêu cầu trả lời đúng/sai một cách hoàn thiện.
Với phương án này, không thể còn việc dạy quen thuộc để tính nhanh ra kết quả nữa. Muốn đạt điểm cao học sinh phải cẩn thận, vững vàng, tư duy mạch lạc. Phom đề như vậy - hạn chế được tối đa yếu tố may rủi, kết quả thi, kiểm tra, đánh giá sẽ rất chính xác.
Đề thi sẽ từ cơ sở và đã qua sử dụng tại các cơ sở, sau đó cung cấp cho ngân hàng đề. Qua cơ sở, sẽ biết câu nào nhiều/ít học sinh làm được, hiểu rõ các cấp độ của câu hỏi”, ông Khâm nói.
Nhiều ý kiến cũng lưu ý vấn đề ra đề thi. Một giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho hay, sau khi Bộ GD-ĐT công bố cấu trúc và định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, cô cùng một số đồng nghiệp xây dựng đề thử nghiệm cho học sinh toàn tỉnh.
Tuy nhiên, cũng qua đó, cô Dương thấy, để xây dựng đề thi theo dạng thức đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, đòi hỏi người giáo viên đầu tư rất nhiều công sức, phải biết thiết kế, sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn và đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.
“Hơn nữa, ngữ liệu trong đề thi mang tính mở rất cao, phát huy tính sáng tạo của người học. Tuy nhiên tôi nhận thấy đây là quá trình tự đào tạo của giáo viên. Tôi tin tưởng với cấu trúc và định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tạo ra một động lực để thúc đẩy sự phát triển của người học cũng như người dạy”.
Bà Hà Thị Khánh Vân, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Lạng Sơn, cũng cho rằng, kỹ năng ra đề thi có những câu hỏi trắc nghiệm với những định dạng mới là không hề đơn giản.
“Rất mong Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường tập huấn, bồi dưỡng việc này ngay trong năm nay và năm 2025 cho giáo viên lan tỏa dần trong công tác kiểm tra, đánh giá hằng ngày”, bà Vân nói.
Đồng tình với hướng cấu trúc đề thi, song bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị, đề nghị việc thực hiện quy trình làm đề cần đảm bảo độ tin cậy, trung thực, bảo mật, chính xác, khách quan và hiệu quả.
Cùng đó, bà Hương bày tỏ mong mỏi Bộ GD-ĐT quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ thực hiện công tác ra đề thi. “Đây là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định đến chất lượng đề thi. Đội ngũ này phải đảm bảo về năng lực chuyên môn, phẩm chất và có kinh nghiệm. Cùng đó cần đảm bảo số lượng thành viên và thời gian bởi đây là việc rất khó và nhiều áp lực, nếu không đảm bảo số lượng hay thời gian không đủ thì sẽ rất dễ dẫn đến sai sót”.
Ngoài ra, bà Hương cho rằng cũng cần lưu ý đến nội dung của đề thi.
Bởi chương trình phổ thông 2018 có nhiều điểm mới, nhưng sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau. “Cùng một chương trình nhưng ngữ liệu trong từng bộ sách giáo khoa là khác nhau. Có những nội dung mà cách biểu đạt có thể khác nhau. Do đó, khi làm đề thi cần thống nhất một số nội dung trong diễn đạt để tạo thuận cho công tác ra đề cũng như tránh việc hiểu nhầm của thí sinh”, bà Hương nói.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng cũng cần lưu ý việc môn Tin học và Công nghệ lần đầu tiên trở thành môn thi tốt nghiệp THPT, cần làm rõ việc định hướng trong đề thi.
Thứ hai, do chương trình mang tính mở cao, nên các đơn vị được tự do chọn công cụ, chủ đề dạy học. Vì vậy, cần xác định phạm vi thi, các nội dung tài liệu để đảm bảo phù hợp với tất cả học sinh.
![]() |
Vợ chồng ông Canh, bà Ri khoe ảnh thời xưa. (Ảnh: Reuters) |
Năm 1967, ông Canh là một trong 200 sinh viên Việt Nam được cử sang Triều Tiên để học tập. Vài năm sau, ông gặp bà Ri tại một phòng thí nghiệm khi đang thực tập tại một nhà máy phân bón ở bờ biển phía đông Triều Tiên.
"Tôi tự nhủ, mình phải cưới cô gái này", ông Canh nhớ lại. Ông đã lấy hết can đảm tiếp cận bà Ri để xin địa chỉ. Về phần bà Ri, bà rất tò mò khi các bạn của bà đồn rằng có một chàng trai Việt Nam làm việc tại nhà máy thích bà.
"Vừa gặp, tôi đã biết đó là ông ấy", bà Ri nói. "Ông ấy trông rất sáng sủa. Trước đó tôi chưa từng rung động trước những anh chàng đẹp trai nhưng khi ông ấy vừa mở cửa bước vào, trái tim tôi đã tan chảy".
Mặc dù rất tâm đầu ý hợp nhưng mối tình của họ đã gặp phải nhiều thử thách. Sau nhiều lần trao đổi thư từ, bà Ri đồng ý để ông Canh tới thăm nhà mình. Ông mặc quần áo Triều Tiên, sau đó bắt chuyến xe buýt 3 tiếng rồi đi bộ 2km tới nhà bà Ri.
Năm 1973, ông trở về Việt Nam. Năm 1978, cơ quan ông Canh tổ chức một chuyến thăm Triều Tiên. Ông đã xin tham gia và gặp lại bà Ri. Bà Ri cho biết, mỗi lần gặp nhau, bà lại càng đau khổ hơn khi nghĩ tới việc họ có thể không bao giờ gặp lại.
Trong chuyến đi đó, ông Canh đã mang theo một bức thư, định gửi lên lãnh đạo Triều Tiên xin phép cho ông và bà Ri được kết hôn. "Khi bà ấy nhìn thấy bức thư, bà ấy hỏi: 'Đồng chí định thuyết phục nước tôi ư?'", ông kể. Câu nói của bà khiến ông không gửi bức thư nữa mà bảo bà Ri đợi mình.
Do tình hình chính trị phức tạp, hai người ngừng viết thư cho nhau từ cuối năm 1978. "Mẹ tôi đã khóc khi chăm sóc cho tôi. Tôi nghĩ bà ấy biết tôi đang đau khổ vì tình", bà Ri bộc bạch.
Năm 1992, ông Canh có cơ hội được sang Triều Tiên lần nữa với tư cách là phiên dịch viên cho đoàn thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, ông không thể gặp bà Ri. Khi trở lại Hà Nội, ông đã tìm thấy một bức thư bà gửi cho ông và biết rằng bà vẫn yêu ông.
Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Triều Tiên gặp phải tình trạng thiếu lương thực. Ông Canh lo lắng cho bà Ri tới nỗi đã kêu gọi bạn bè ủng hộ 7 tấn gạo để gửi sang Triều Tiên. Nhờ vậy, Triều Tiên đã đồng ý để ông cưới bà Ri và sinh sống tại đất nước họ.
Năm 2002, sau nhiều sóng gió, cặp đôi cuối cùng cũng kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng và sau đó trở về Hà Nội để bắt đầu cuộc sống mới. Hiện hai ông bà đang sống tại một căn hộ nhỏ ở Hà Nội.
Ông Canh và bà Ri đều hy vọng hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới sẽ chấm dứt những sự thù địch với Bình Nhưỡng.
Bà Ri nói: "Khi mọi người lần đầu nghe tin ông Kim Jong Un quyết định gặp ông Trump, họ đã hy vọng ngày thống nhất sẽ sớm đến. Nhưng khó để trở thành hiện thực trong một hoặc hai ngày. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp".
Sầm Hoa
" alt=""/>Mối tình sóng gió của cặp vợ chồng Việt NamSân khấu bán kết và chung kết Miss Universe 2023 đang được lắp đặt và hoàn thiện.
Trần Biển - Minh Nguyễn