
 |
Người cao tuổi tô màu tại Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi tích hợp Huayang, Thượng Hải ngày 20/8/2021. |
Sự cô đơn đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến 260 triệu người cao tuổi của Trung Quốc. Giờ đây, để giúp họ xây dựng các mối quan hệ mới, nhiều tổ chức đã lập lên những “ngày vui chơi”.
Bên trong một Trung tâm cộng đồng ở thành phố Thượng Hải, 8 người về hưu đang ngồi quanh một chiếc bàn, mỗi người nắm chặt một đoạn ống thoát nước bằng nhựa.
“Mọi người hãy chuyền bóng qua ống thoát nước cho nhau”, một nhân viên xã hội hướng dẫn nhóm. “Bất cứ ai không bắt và chuyền được bóng sẽ bị phạt”, cô ấy nói với một nụ cười.
Đó là giờ chơi tại Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi tích hợp Huayang, Thượng Hải và trò chơi chuyền bóng là một trong nhiều hoạt động mà các nhân viên đã tổ chức cho những người cao tuổi trong khu phố. Căn phòng trông giống như đang tổ chức tiệc sinh nhật của một đứa trẻ: Có thiết bị vẽ tranh cát, bộ ném nhẫn và chồng thẻ trò chơi.
Tuy nhiên, những trò chơi vui vẻ này lại có một mục tiêu nghiêm túc: Giúp tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất cho các hội viên cao tuổi.
Shi Junjie, giám đốc chi nhánh quận Trường Ninh cho biết: “Họ thấy cô đơn khi ở nhà một mình. Vì vậy, khi được tương tác với nhân viên và những người cao tuổi khác, họ rất vui”.
Huayang là một trong nhiều tổ chức của Trung Quốc đang sử dụng cách làm mới để giải quyết cuộc khủng hoảng cô đơn của đất nước: hững ngày vui chơi dành cho người cao tuổi.
Xu hướng di cư nội địa trong vài chục năm qua ở đất nước này đã khiến hàng triệu người về hưu trở thành những “người già trôi dạt”. Họ di chuyển từ những vùng quê ra thành phố để chăm sóc con cháu. Vì vậy, nhiều người phải vật lộn để thích nghi với cuộc sống ở thành phố mới, nơi họ thường không biết ai ngoài người thân của mình.
 |
Ông Zhong Zhixiang (giữa) chơi trò ném vòng tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi tích hợp Huayang, Thượng Hải, ngày 20/8/2021. |
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự cô lập với xã hội có liên quan đến một loạt yếu tố sức khoẻ tâm thần, bao gồm lo lắng và trầm cảm. Nó cũng có thể góp phần làm suy giảm nhận thức và tử vong sớm hơn.
Vì yếu tố này, xã hội Trung Quốc đang ngày càng quan tâm tới việc cung cấp đồ chơi và trò chơi cho người cao tuổi. Người ta hy vọng rằng chơi nhiều hơn sẽ giúp những người đã nghỉ hưu có tinh thần nhạy bén và có nhiều bạn bè hơn.
Đây là một khái niệm mới lạ ở Trung Quốc, nơi có áp lực văn hóa mạnh mẽ với người cao niên để tránh làm những điều bị coi là “trẻ con”. Nhưng xã hội đang trở nên cởi mở hơn.
Wang Fuqing, một thành viên ủy ban của Hiệp hội Lão khoa Trung Quốc cho biết, tổ chức này đang khuyến khích các cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc thử nghiệm ngày vui chơi.
Anh từng tổ chức các buổi vui chơi cho người cao tuổi hàng tuần, mỗi buổi kéo dài 2 giờ với lượng người tham dự đông. Sau 3 tháng tham gia các buổi vui chơi, những người tổ chức cũng nhận thấy sự gia tăng rõ rệt về khả năng nhận thức và cảm xúc của người cao niên.
Trong khi đó, các trò chơi nhóm như chuyền bóng giúp mọi người cởi mở hơn. Khi ông Zhong Zhixiang, 98 tuổi, làm rơi quả bóng từ ống thoát nước của mình, hình phạt với ông là hát một bài hát. Ông đứng dậy và hát một giai điệu bằng tiếng Anh: “Hãy nhớ rằng, bạn đã yêu tôi khi chúng ta còn nhỏ”.
Tuy vậy, sự phản đối vẫn còn mạnh mẽ ở Trung Quốc. Nhiều người trong xã hội - bao gồm một số lớn người cao tuổi - tin rằng người cao tuổi nên gắn bó với các hoạt động “nghiêm túc”, chẳng hạn như nấu ăn, chăm sóc trẻ nhỏ và viết thư pháp.
Hiện chưa có một tổ chức hay công ty nào của Trung Quốc chuyên sản xuất đồ chơi cho người cao tuổi. Ngược lại, ở Nhật Bản - thị trường rất phát triển, gã khổng lồ đồ chơi Bandai đã bán 20% sản phẩm của mình cho người lớn tuổi vào đầu năm 2008.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy thái độ của xã hội đối với người cao tuổi đang dần cải thiện. Vấn đề duy nhất là một số thành viên trong gia đình tin rằng chỉ cần mua một món đồ chơi và “đưa nó cho người già” là đủ. Đây là một sai lầm lớn. Điều mà người cao tuổi thực sự cần là sự đồng hành.
 |
Cửa hàng đồ chơi dành cho người già của Song Delong |
Năm ngoái, Song Delong đã bỏ công việc truyền thông để thành lập một trong những cửa hàng đồ chơi dành cho người cao tuổi đầu tiên ở Bắc Kinh.
Người đàn ông 42 tuổi này có ý tưởng thành lập cửa hàng sau khi làm giám đốc quảng cáo cho đài truyền hình quốc gia CCTV, nơi anh xử lý các giao dịch liên quan đến "Sunset Glow" - một loạt phim tài liệu về cuộc sống của những người cao tuổi ở Trung Quốc.
Anh mở công ty - một không gian rộng 180m2 ở quận Thông Châu, Bắc Kinh vào tháng 10/2020. Sau khi thua lỗ trong 5 tháng đầu tiên, cửa hàng đã có lãi. Hiện anh đã mở rộng số lượng các món đồ chơi từ khoảng 400 lên hơn 700. Phổ biến nhất là các trò chơi truyền thống của Trung Quốc như xếp hình ba chiều Baguenaudier, móng ngựa và ném bóng.
Song cũng cho ra mắt một chương trình thành viên, nơi người cao niên có thể trả 100 nhân dân tệ (hơn 350 nghìn đồng)/tháng để có thể tới cửa hàng tuỳ thích. Hơn 400 người đã đăng ký.
Song cho biết: “Họ đến đây và chơi với những món đồ chơi này hàng giờ. Một số đưa các cháu đến chơi cùng. Nhiều người cao tuổi có cuộc sống tương đối đơn điệu khi về hưu. Nhu cầu tinh thần của họ vẫn chưa được quan tâm đầy đủ”.
Tuy nhiên, anh tin rằng thói quen chi tiêu của người cao tuổi sẽ thay đổi khi thị trường đồ chơi đạt được đà tăng trưởng. Anh nhận thấy lượng khách tăng lên trong những tháng gần đây, với một số khách hàng thậm chí đi từ tỉnh khác tới Bắc Kinh để tham quan cửa hàng.
Jinma, một nhà sản xuất đồ chơi có trụ sở tại tỉnh Chiết Giang, là một trong những công ty đầu tiên trong ngành thử nghiệm các sản phẩm hướng đến người cao tuổi.
Jinma bắt đầu khám phá thị trường sau khi nhận được thư từ một người về hưu phàn nàn rằng ông không thể tìm thấy bất kỳ món đồ chơi nào giúp “trì hoãn bệnh Alzheimer”. Cho đến nay, kết quả đã rất hứa hẹn - đồ chơi dành cho người cao tuổi chiếm khoảng 10% doanh số bán đồ chơi bằng gỗ của Jinma.
 |
Người già chơi trò xếp gỗ. |
Về phía doanh nghiệp của Song, anh đã hợp tác với một số địa phương để tổ chức các cuộc thi dành cho người cao niên. Anh thậm chí còn chuẩn bị tổ chức một giải đấu online dành cho những người cao tuổi chơi trò “Honour of Kings”.
Nhưng ưu tiên hàng đầu của cửa hàng sẽ luôn là cung cấp một địa điểm vui chơi cho người cao niên địa phương.
Song nói: “Những người về hưu ở các thành phố lớn có điều kiện sống vật chất tốt, nhưng họ lại trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực. Đồ chơi được thiết kế để mang lại cho họ cuộc sống viên mãn hơn khi về hưu”.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)

Người già ở Mỹ bị lừa tình từ Facebook đến Tinder
Ngày càng nhiều người lớn tuổi tại Mỹ trở thành mục tiêu của các đối tượng lừa đảo trong bối cảnh đại dịch bùng phát với số tiền không nhỏ.
" alt=""/>Quá cô đơn, người già Trung Quốc quay về chơi trò trẻ con
Linh cữu NSƯT Chiêu Hùng quàn tại nhà riêng (Quận 8, TP. HCM). Lễ viếng diễn ra vào 19h ngày 2/2 (nhằm mồng 9 Tết). 7h ngày 5/2 (nhằm ngày 12 AL), gia đình sẽ đưa ông đi thiêu ở trung tâm hỏa táng Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP. HCM). Chia sẻ với VietNamNet, Thoại Mỹ kể, vài ngày trước, NSƯT Chiêu Hùng bị nhồi máu cơ tim. Khi đang ngồi chúc Tết với bạn bè, đột nhiên ông bị ói rồi bất tỉnh tại chỗ. Gia đình đưa ông vào bệnh viện An Bình (Quận 5, TP. HCM). Sau khi được cấp cứu, ông tỉnh lại rồi bất ngờ ói tiếp, chìm vào hôn mê sâu.
Trong lúc các bác sĩ đang nỗ lực hồi phục tim thì tình hình nghệ sĩ Chiêu Hùng chuyển biến xấu. Cụ thể, vì máu ông đông quá nhanh, không kịp lưu thông khắp cơ thể khiến chân ông hoại tử. Bác sĩ nói, nếu tiến hành phẫu thuật cắt đoạn chân hoại tử (gần đến háng) thì ông có tỷ lệ sống là 20 - 30%; nếu không phẫu thuật sớm thì ông có thể mất ngay lúc đó. Vì vậy, gia đình đồng ý làm phẫu thuật.
Tuy nhiên, sau đó, tình hình nghệ sĩ Chiêu Hùng không khả quan hơn. Tối 1/2, ông cứ yếu dần, não và tim ngày càng chậm, máu tiếp tục đông lại. Bác sĩ cho biết nếu các chỉ số của NSƯT đạt ngưỡng 10 - 20% thì có thể tiến hành đặt máy làm lưu thông máu. Thế nhưng, sức khỏe của ông thậm chí không đạt 1%. Gia đình không đặt máy cho nghệ sĩ vì ông đã quá yếu, và việc đặt máy có chi phí 250 triệu đồng.
 |
NSƯT Chiêu Hùng. |
Dù vậy, khoảng 1h30 sáng 2/2, các bác sĩ vẫn nấn ná để nghệ sĩ Chiêu Hùng nằm lại vài giờ, cầu mong phép màu xảy ra. Khi tình hình hoàn toàn tuyệt vọng, bệnh viện cho gia đình đưa ông về nhà. 11h trưa 2/2, gia đình rút ống thở, ông mất ngay, hưởng dương 55 tuổi.
"Tôi đau buồn quá khi đầu năm đã phải chia tay một người anh, một bạn diễn, một đồng nghiệp sống hết lòng với nghề”, Thoại Mỹ nói.
Bà chia sẻ thêm, dù bận rộn lịch trình riêng ở xa, bà không thể ở bên đồng nghiệp phút cuối nhưng vẫn gọi điện thoại hàng giờ để cập nhật tình hình. NSƯT nói, sau khi xong việc chiều nay, bà sẽ sang viếng nghệ sĩ Chiêu Hùng.
 |
NSƯT Chiêu Hùng và Thoại Mỹ thời trẻ. |
Hôm 1/2, NSƯT Thoại Mỹ, Kim Tử Long cùng một số đồng nghiệp đã kêu gọi quyên góp chi phí chữa bệnh cho NSƯT Chiêu Hùng bởi số tiền 200 triệu đồng là quá lớn đối với gia đình ông.
NSƯT Chiêu Hùng tên thật là Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1965 tại Cần Thơ trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Là nghệ sĩ gạo cội, hoạt động thâm niên nhưng ông gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống lẫn sự nghiệp. Từ nghệ sĩ chuyển sang làm bầu gánh hát không thành công, ông lâm vào cảnh nợ nần.
Năm 2003, con gái của nghệ sĩ Chiêu Hùng là Huỳnh Mai, 11 tuổi, bị bệnh hở van tim, dù đã được quyên góp mổ tim nhưng cô bé đã không qua khỏi. Năm 2005, ông chuẩn bị tham gia Hội diễn sân khấu cải lương toàn quốc thì lại bị chấn thương gãy chân không thể tham gia.
Gia Bảo

Nhạc sĩ Triều Dâng qua đời ở tuổi 88
Nhạc sĩ Triều Dâng - tác giả của ca khúc nổi tiếng “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” vừa qua đời rạng sáng 17/1, đúng ngày 23 tháng Chạp, hưởng thọ 88 tuổi.
" alt=""/>NSƯT Chiêu Hùng qua đời ở tuổi 55