Dưới đây là những chiếc xe máy giá rẻ,áygiárẻchỉdướitriệunênmuatrongnălich am hom nay giá chỉ dưới 19 triệu đồng; gợi ý cho những ai đang muốn mua xe máy giá rẻ.
3 chiếc xe máy dự báo ‘gây sốt’ thị trường Việt năm 2017 có gì hay?Dưới đây là những chiếc xe máy giá rẻ,áygiárẻchỉdướitriệunênmuatrongnălich am hom nay giá chỉ dưới 19 triệu đồng; gợi ý cho những ai đang muốn mua xe máy giá rẻ.
3 chiếc xe máy dự báo ‘gây sốt’ thị trường Việt năm 2017 có gì hay?Trong Vui lên nào anh em ơitập 1 lên sóng tối nay, 8/7, Hưng, Tiến, Thắng khởi nghiệp thất bại. Tiến và Hưng giận nhau nhưng Thắng luôn ở giữa dàn xếp giảng hòa để giữ tình bạn tốt đẹp.
"Để tao gọi thằng Hưng một câu, bọn mình đi đâu cũng có 3 đưa, thiếu nó mất ngon. Mình là anh em, mãi mãi là anh em. Chúng mày giận nhau xong rồi thì phải làm lành chứ. Đã là bạn bè phải thông cảm cho nhau. Nếu không có tao ở giữa chúng mày tan từ lâu rồi", Thắng nói với Tiến.
Tiến đáp: "Tao gặp nó ức chế lắm. Thằng Hưng xấu tính, cứ làm như mình nó mất tiền ấy. Tao còn mất nhiều hơn nó".
Ở một diễn biến khác, Thắng bị bố gây áp lực về chuyện công việc, vợ con. "Mày lo công việc cho ổn định rồi còn tính tới chuyện vợ con. Đàn ông hai việc đó là quan trọng nhất. Ba mươi tuổi đầu mà cứ lông bông. Mày dẹp ngay mấy trò làm ăn với thằng Tiến, thằng Hưng đi nhé", bố Thắng nói.
Cũng trong tập này, Thu (Anh Đào) - vợ Tiến nặng lời sau khi chồng khởi nghiệp thất bại.
"Anh ở nhà nấu cơm, chăm con cho em là được. Em còn đang chán gấp trăm gấp vạn lần anh đấy. Chồng như trên mây, chẳng kiếm ra một đồng mà đốt tiền như giấy vụn", Thu nói.
Tiến đáp: "Đấy là việc của tôi không liên quan gì đến cô". Thu tức giận nói tiếp: "Tôi hỏi anh, anh lấy tiền đâu ra mà đốt, trên trời rơi xuống chắc? Anh muốn nhà cửa yên ấm thì đừng khởi nghiệp nữa".
Trong lúc hai người bạn bị gia đình gây áp lực, Hưng cũng gặp khó khăn khi bà bị ốm, cần tiền làm phẫu thuật gấp.
Sau khi khởi nghiệp thất bại, nội bộ lục đục, 3 người bạn Tiến, Thắng, Hưng sẽ tiếp tục chơi với nhau? Diễn biến chi tiết tập 1 phim Vui lên nào anh em ơisẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Mỹ Hà
Trên một diễn đàn tư vấn cách quản lý chi tiêu trong gia đình, người vợ trẻ sinh năm 2000 chia sẻ, lương của 2 vợ chồng hiện tại là 65 triệu đồng/tháng. Cộng với tiền lãi 25-30 triệu/tháng từ cửa hàng quần áo mở đã lâu, tổng thu nhập hiện là 90 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, tháng nào cô cũng chỉ tiết kiệm được khoảng 30 triệu đồng, tức là chi tiêu khoảng 60 triệu đồng cho 2 vợ chồng, 2 con nhỏ trong khi nhà cửa, xe cộ đã có sẵn, được ông bà nội ngoại mua cho sau khi cưới.
“Nhìn các khoản chi tiêu, tôi không biết phải cắt giảm phần nào” – cô nói.
Kế hoạch của vợ chồng cô là sẽ mua nhà đất ở cho rộng rãi thay vì ở chung cư như hiện tại. Một căn nhà đất ở Hà Nội bây giờ có giá khoảng 5-6 tỷ đồng sau khi sửa sang lại.
Vợ chồng cô mới chỉ có khoảng 2,5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là từ số tiền bán vàng gia đình cho ngày cưới. Người vợ trẻ rất băn khoăn, nếu bán hết vàng, gom hết tiền tiết kiệm và vay ngân hàng để mua nhà đất thì cả hai chẳng còn đồng nào tiết kiệm.
Cô liệt kê các khoản tiêu tốn kém nhất gồm có: tiền ăn – 8 triệu/tháng, gửi ô tô cả ở nhà và chỗ làm – 4 triệu/tháng, biếu ông bà 2 bên – 10 triệu/tháng, tiền thuê giúp việc – 7 triệu/tháng, chi phí cho 2 con sinh đôi tổng là 13,5 triệu đồng.
Trong số những khoản này, theo cô, chi phí cho người giúp việc là không thể cắt bỏ vì công việc của 2 vợ chồng rất bận, không thể vừa chăm sóc 2 đứa con sinh đôi mới 1 tuổi vừa đảm bảo tốt công việc cơ quan.
Giải thích về số tiền biếu ông bà hai bên, mỗi bên 5 triệu đồng, cô nói, vì bên ngoại còn em trai đang đi học nên cô muốn hỗ trợ ông bà chút, mà đã biếu ngoại thì không thể không biếu ông bà nội.
Chị Linh Nguyễn tư vấn, nếu muốn tiết kiệm được nhiều hơn thì hoặc là phải giảm chi tiêu, hoặc là tìm cách tăng thu nhập.
Vợ chồng mới 24 tuổi mà thu nhập đã được 90 triệu/tháng là rất cao so với mặt bằng chung. Chị Linh Nguyễn cho rằng, trong số những khoản chi tiêu trên, có 3 khoản có thể cắt giảm, đó là tiền thuê giúp việc, tiền gọi đồ ăn trưa cho chồng – 2 triệu đồng và tiền biếu ông bà. “Chỉ 3 khoản này cũng đã tiết kiệm được 19 triệu đồng/tháng” – chị nói.
“Bạn muốn xuống nhà đất ở thì trao đổi thẳng với bố mẹ 2 bên là đang có kế hoạch mua nhà và cần cân đối lại trong một vài năm. Vì như bạn chia sẻ, bố mẹ cũng có nguồn thu nhập rồi, chứ không phải phụ thuộc và 5 triệu đó mình nghĩ chẳng thay đổi gì đáng kể”.
Trong khi đó, chị Linh Trang cho rằng, các khoản chi tiêu vặt của gia đình hơi nhiều, còn có thể cắt giảm được nữa. “Đây là bạn còn chưa cho con đi học nữa đấy”.
Một ý kiến khác cho rằng, hai vợ chồng chưa nên mua nhà đất vào thời điểm này. “Con mới 1 tuổi là thời gian đang cần chăm sóc kĩ nhất về mặt sức khỏe nên nếu được, lùi lại vài năm nữa con cứng cáp mua cũng được. Ở nhà chung cư chăm con dễ hơn, tiện hơn, rủi ro nguy hiểm cũng ít hơn nhà lầu. Theo mình, bạn chưa nên mua vội, chú trọng con cái trước đã. Tầm này mua rồi cố cày trả nợ, lại càng ít thời gian cho 2 bạn nhỏ”.
Đồng tình với ý kiến này, chị Thu Huyền chia sẻ: “Chị thấy không nên bán chung cư để mua nhà đất nhé. Con nhỏ đang 1 tuổi nhưng thêm 1 năm nữa sẽ tốn tiền học cho 2 bé, vậy là phát sinh thêm kha khá nữa. Trừ khi thu nhập tăng nữa để chi trả cho khoản này, chứ tự dưng bán hết tài sản để gom vào mua nhà đất, lại thêm mang nợ, không có tiền dự phòng, rủi ro lắm!”.
Khi được hỏi, cô vợ chia sẻ cụ thể hơn lý do muốn mua nhà đất, là vì hiện tại nhà chung cư chỉ có 3 phòng ngủ: 1 phòng cho 2 vợ chồng, 1 phòng cho người giúp việc và 2 bé sinh đôi, còn 1 phòng dành riêng cho chồng chị vì anh hay làm việc đêm, sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của vợ. Với không gian này, chị cảm thấy rất chật chội vì không có không gian cho 2 bé vui chơi.
Trước bài toán khó này, anh Nguyễn Văn Hòa tư vấn: có thể bán hoặc cho thuê căn chung cư để lấy tiền đi thuê nhà nguyên căn. Với số tiền bán chung cư hoặc dùng căn nhà thế chấp để vay ngân hàng, anh chị có thể có một khoản khá lớn. Số tiền này có thể dùng để đầu tư đất đai, chứng khoán (tất nhiên phải có kiến thức). “Sau này tài sản đó tăng giá, bạn bán đi. Dưới 5 năm, nếu thuận lợi, bạn sẽ đủ tiền mua căn nhà mới như dự tính”.
Ý kiến của bạn về trường hợp này như thế nào? Hãy cùng bình luận dưới bài nhé!
Điều kiện duy nhất để người lao động nhận được số tiền thưởng này là phải làm việc tại văn phòng hơn 4 giờ mỗi ngày và chỉ được nhận tiền thưởng 10 ngày mỗi tháng.
Các khoản phụ cấp sẽ sớm được ghi vào nội quy làm việc chính thức của công ty, trở thành một phần của hệ thống lương cố định.
Trong giai đoạn đại dịch, Agileware đã đề xuất nhân viên làm việc từ xa, cho phép họ làm việc theo giờ ở bất kỳ nơi nào thuận tiện cho họ. Sự tự do đó là một phần văn hóa doanh nghiệp của công ty và là điều mà Agileware không muốn mâu thuẫn khi đưa ra phương pháp “điều trị” những căn bệnh sinh ra do thiếu tương tác với thế giới thực.
Nguyên nhân khiến công ty đưa ra giải pháp này là chi phí chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng tăng đối với các kỹ sư. Một số nhân viên gia nhập công ty trong thời kỳ đại dịch, khi làm việc từ xa là lựa chọn duy nhất, đã rời công ty vì vấn đề sức khỏe tâm thần.
Giám đốc điều hành Agileware, ông Mitsuyoshi Kawabata cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng nhân viên cần tương tác trực tiếp với nhau và có cơ hội để cảm nhận những khó khăn trong công việc cũng như tình trạng sức khỏe của nhau”.
Công ty Acompany có trụ sở tại Nagoya, nơi cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ mật mã, cũng thiết lập một hệ thống tương tự. Các nhân viên được trả thêm 1.000 yên mỗi ngày nếu họ làm việc tại văn phòng từ 1 đến 4 giờ chiều. Họ cũng xem xét cả việc trả phí đi lại cho nhân viên.
Giống như Agileware, công ty cảm thấy phải có sự cân bằng. Họ muốn đảm bảo rằng những nhân viên sống ở xa cảm thấy thoải mái với sự sắp xếp của họ. Công ty cũng muốn thúc đẩy việc xây dựng mối quan hệ và trao đổi ý tưởng giữa các kỹ sư trong thế giới thực.
Giám đốc điều hành của công ty cho rằng những khoản tiền thưởng nho nhỏ này có thể khuyến khích những người làm việc từ xa đến trực tiếp chào nhau và xây dựng tình bạn thân thiết.
Giám đốc công ty Acompany, ông Hayata Sagasaki cho biết: “Chúng tôi đã lắng nghe cẩn thận ý kiến của các chuyên gia để tránh tăng thêm gánh nặng cho nhân viên do những thay đổi trong luật thuế và luật lao động”.
Doanh nghiệp phương Tây chọn áp đặt quy định
Trong khi đó, các công ty ở Mỹ và châu Âu chưa áp dụng cách tiếp cận tập trung vào nhân viên như vậy để khuyến khích họ quay trở lại văn phòng sau đại dịch. Nhiều công ty công nghệ lớn chỉ đơn giản ban hành các quy định không mang tính tích cực.
Tại Amazon, nhân viên sẽ bị cản trở sự thăng tiến trong sự nghiệp nếu họ không tuân thủ các yêu cầu làm việc tại văn phòng, cụ thể là phải có mặt 3 ngày một tuần bắt đầu từ hồi tháng 5. IBM cũng đưa ra lời dọa tương tự. Trong khi đó, Meta đặt các yêu cầu về công việc tại văn phòng khi những người làm việc ở xa bị mất năng suất.
Ngay cả Zoom cũng quyết định rằng bất kỳ ai sống trong phạm vi 80km tính từ văn phòng sẽ phải có mặt ở văn phòng 2 ngày một tuần.
Mặc dù có nhiều lý do biện minh cho việc bắt buộc quay trở lại văn phòng, nhưng một câu thần chú thường được lặp đi lặp lại là người lao động sẽ sáng tạo hơn khi làm việc cùng nhau. Và tất nhiên là các nhà quản lý luôn muốn nhìn thấy nhân viên của mình đang làm việc.
Trên thực tế, các nghiên cứu cũng đưa ra kết quả khác nhau về làm việc từ xa. Không khó để tìm thấy các nghiên cứu nói rằng những người làm việc từ xa làm việc hiệu quả hơn, tăng thời gian làm việc và ít bị phân tâm hơn.
Mặt khác, cũng có những nghiên cứu cho rằng những người làm việc từ xa kém hiệu quả hơn, nhưng không hẳn là do lười biếng mà do họ phải viết nhiều email hơn, phản hồi chậm hơn...
Dĩ nhiên, việc yêu cầu quay trở lại văn phòng không được lòng người lao động. Nhiều người đã thẳng thừng từ chối yêu cầu này và nói rằng họ muốn một cách tiếp cận nhẹ nhàng, nếu không họ sẽ nghỉ việc.
Nếu vậy, biết đâu việc thưởng một khoản nho nhỏ cho những người lên văn phòng giống như các doanh nghiệp Nhật Bản lại khiến người lao động thay đổi suy nghĩ.