Có lẽ ngay từ khi bắt tay vào thực hiện bộ phim Huyền sử vua Đinh, trong kịch bản xấu nhất phải vẽ ra, ekip sản xuất cũng không thể tin được rằng toàn bộ doanh thu của phim khi ra rạp lại gói gọn chưa đến 50 triệu đồng (theo Box Office Vietnam).
Những suy nghĩ của ekip làm phim này theo hướng: Muốn làm một phim lịch sử để khán giả hiểu hơn về sử Việt hoặc tạo hiệu ứng dư luận về đề tài… thật sự quá ngây thơ. Cho dù mục đích ban đầu là làm phim chiếu miễn phí cho sinh viên - học sinh đi chăng nữa, ekip cũng phải nắm rõ được thị hiếu của đối tượng khán giả như thế nào, mong đợi của họ ở một phim điện ảnh là gì.
Lời khuyên của ai đó hãy đưa Huyền sử vua Đinhra rạp, thật sự là một bước đi mà biết chắc sẽ… lọt hố. Nhìn vào sự cẩu thả và luộm thuộm trong từng bối cảnh và tạo hình nhân vật của phim này, rất khó để biện minh rằng ekip có “tâm huyết” hay chỉ đang “liều mạng” làm phim mà không quan tâm khán giả nghĩ gì.
Trước đó không lâu, một phim khác “dũng cảm” ra rạp là Duyên mavới sự góp mặt của Kiều Minh Tuấn và Ngọc Trinh cũng nhận được vô số “gạch đá” của khán giả. Phim mắc vô số lỗi logic kiểu người thật gặp hồn ma, kèm theo đó là những lời thoại ngô nghê, những màn chọc cười nhạt nhẽo, kỹ xảo nhạt nhòa… Trong khi, theo nhiều nguồn tin, ban đầu đây chỉ là phim tốt nghiệp của đạo diễn.
Năm 2022 còn chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt “thảm họa” khác nữa như Virus cuồng loạn, Cù lao xác sống, Mến gái miền Tây, Là mây trên bầu trời của ai đó, Qua bển làm chi, Ê ông già yêu ha, Kẻ thứ ba, Mưu kế thượng lưu… Vừa mất tiền mua vé, vừa mất thời gian “mà cứ nghĩ rằng được giải trí xứng đáng”, vừa mang thêm vào người những bực tức do phải xem phim dở… Đây đều là những cảm xúc rất tồi tệ mà khán giả Việt phải đón nhận nếu lỡ tin vào các bộ phim này khi ra rạp.
Người mới ngây thơ, người cũ cố chấp
Nhìn vào danh sách đạo diễn các phim thảm họa trong năm 2022, phần lớn đều là những cái tên rất mới với khán giả: Từ Anthony Võ (Huyền sử vua Đinh) cho đến Nguyễn Ngọc Nhất Duy (Virus cuồng loạn), Khánh Toàn - Tâm Nguyễn(Duyên ma), Nguyễn Thành Nam(Cù lao xác sống), Võ Đăng Khoa (Mến gái miền Tây), Nguyễn Trung Cang (Qua bển làm chi), Trần Thoại Chương (Ê ông già yêu ha)…
Ở một hướng khác, đạo diễn Trần Bửu Lộc của Mưu kế thượng lưulà một người cũ từng rất thành công với Cô ba Sài Gòn(2017), hoặc ekip sản xuất đằng sau của Cù lao xác sốnglà đạo diễn Nhất Trung - cũng là một người từng tạo nên doanh thu kỷ lục hơn 190 tỷ đồng của Cua lại vợ bầu(2019)…
Lẽ thường tình, khi có một thế hệ đạo diễn mới xuất hiện, đó phải là tin vui với khán giả và thị trường điện ảnh. “Làn gió mới” này sẽ mang lại những phong cách làm phim khác lạ đi kèm với tư duy hiện đại, đề tài mới mẻ, cách kể sáng tạo… Song trong trường hợp này, đạo diễn thật ra cũng đã nỗ lực hết sức để mang đến “cái mới”, chỉ là những “thảm họa mới” mà khán giả không mong đợi và cũng không cần chúng xuất hiện ở rạp phim.
Sự dư thừa đam mê nhưng không đủ năng lực của người mới, sự cố chấp đến mức tin rằng khán giả sẽ chấp nhận được cái chưa hay của phim từ người cũ… đều đã biến những bộ phim có mức đầu tư tiền tỷ thành “thảm họa” trong mắt mọi người.
Sau hơn 2 năm đại dịch, thị hiếu của khán giả Việt đã được nâng cấp một cách rõ rệt. Phần lớn sự nâng cấp này đến từ các nền tảng phim trực tuyến có thu phí. Rất nhiều bộ phim điện ảnh làm ra chỉ để phục vụ khán giả trên nền tảng, thậm chí hàng loạt phim truyền hình (với chất lượng không thua gì phim điện ảnh) đã khiến khán giả chết mê chết mệt vì sự hấp dẫn từ đề tài cho đến diễn viên, bối cảnh, kỹ xảo…
Và khi giá thuê bao vừa rẻ nhưng chất lượng kho phim lại vượt mức mong đợi, khán giả Việt được trao đúng giá trị “khách hàng là thượng đế”. Trong khi đó, ở chiều hướng mua “trải nghiệm giải trí tuyệt đỉnh” ở rạp phim như các nhà rạp vẫn nói, khán giả nhận ra mình đã bị xem thường đến quá ngưỡng chịu đựng.
Mà với tình hình này, phim “thảm họa” ở Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, dù khán giả có phản đối ra sao!
Nguyễn Phong Việt
Bài 2: Cách nào ngăn chặn 'thảm họa' phim Việt ra rạp?
![]() |
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đầu tư mạnh cho kênh Truyền hình An Viên sau khi tiếp quản. |
Phát biểu tại lễ ký kết, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN khẳng định: Xã hội đang sống trong thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng. Thời đại phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin, internet, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong bối cảnh đó, nhằm thực hiện hữu hiệu phương châm: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội, nêu cao tinh thần nhập thế ích đạo, lợi đời, góp phần phát triển toàn diện đất nước, GHPGVN xác định việc cần làm là đẩy mạnh truyền thông như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự ích đạo, lợi đời vào trong cuộc sống.
Đây là hoạt động nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Phật giáo, giá trị đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trên tinh thần đó, kênh truyền hình An Viên (Văn hóa Phương Đông – BTV9) với diện mạo mới: An Viên TV – B Channel chính thức phát sóng sẽ là kênh thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, tôn giáo; cung cấp đầy đủ các thông tin về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, các giá trị nhân văn, nhân đạo trong xã hội….
Để đa dạng nội dung phát sóng, kênh sẽ có nhiều chuyên mục như Sống yêu thương; Hiểu và thương; Các thông tin lịch sử (Xưa và Nay); Các tin tức hoạt động văn hóa, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng (Dưới bóng bồ đề; Ngày An Viên)…
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) hy vọng kênh Truyền hình An Viên sẽ ngày càng phát triển để mang đến công chúng nhiều hơn những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo.
Được biết, kênh truyền hình An Viên TV – B Channel mang slogan “Hãy đến và nhận: Sức mạnh, Sống lâu, Trí tuệ!”. Tôn chỉ, mục đích của kênh là không gian thanh tịnh, nơi hội tụ cuộc sống tươi đẹp đa sắc màu, những tấm lòng tốt, những sẻ chia và yêu thương…
Với cách tiếp cận mới, hiện đại của truyền hình thực tế, sự trải nghiệm tâm linh và ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong thời đại kỹ thuật số và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, GHPGVN tin tưởng rằng các nội dung thông điệp tốt đẹp của kênh truyền hình An Viên sẽ được lan tỏa tới các vùng miền xa xôi của Tổ quốc, đáp ứng nhu cầu của mọi thành phần lứa tuổi và vùng miền khác nhau.
Xa hơn, kênh sẽ đến được với cộng đồng bà con Việt Kiều đang sinh sống, học tập và lao động trên khắp thế giới, góp phần chung tay vì một Việt Nam hùng cường.
Kênh Truyền hình An Viên là kênh Văn hóa Phương Đông - BTV9 được Bộ Thông tin - truyền thông cấp giấy phép lần đầu cho Đài Phát thanh và truyền hình Bình Dương năm 2011, với tôn chỉ mục đích: thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực tôn giáo; cung cấp thông tin về các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, các giá trị nhân văn, nhân đạo trong xã hội…
Theo thông tin từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện nay giáo hội quản lý hơn 18.000 chùa và các loại hình cơ sở tự viện trong cả nước, với hơn 55.000 tăng ni thành viên, hơn 50 triệu tín đồ Phật tử và những người có niềm tin, yêu mến đạo Phật ở Việt Nam, 21 tổ chức hội phật tử Việt Nam ở nước ngoài, hơn 1 triệu tín đồ phật tử người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.
Tình Lê
Caroline Flack đã tự tử vì quá lo sợ bị truy tố với các cáo buộc tấn công bạn trai trước đó.
" alt=""/>Phát triển nội dung truyền hình về tôn giáo, tín ngưỡngNgoài ra, để đến được trung tâm thành phố, tôi phải đi qua trạm thu phí (toll) ở các trục đường cửa ngõ thành phố, nơi có lưu lượng giao thông cao. Do đó, chi phí đi làm bằng ôtô riêng ở trung tâm Sydney có thể lên đến 100 AUD/ ngày, tương đương 30% mức lương cơ bản của lao động tại Australia.
Do đó, tôi cũng như phần lớn người dân ở Sydney, chọn phương tiện công cộng để đi làm.
Về Việt Nam, tôi lại thấy bức tranh khác. Phần lớn người dân sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại. Nguyên nhân có thể là do phương tiện công cộng không đủ tin cậy về thời gian và tiện nghi, do chi phí sử dụng xe cá nhân thấp, hoặc cả hai lý do này.
Theo một báo cáo về tình hình giao thông ở khu vực châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm 2019, Hà Nội và TP HCM nằm vào nhóm 10 thành phố có mức độ tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất, trong số 278 thành phố được khảo sát.
Mật độ dân số tại các quận nội thành của Hà Nội đang ở mức cao hơn hoặc tương đương các thành phố đông dân nhất thế giới, ví dụ quận Đống Đa (40.331 người/km2), Hai Bà Trưng (31.308 người/km2), Hoàn Kiếm (29.471 người/km2), Thanh Xuân (29.295 người/km2), Ba Đình (26.249 người/km2) và Cầu Giấy (20.931 người/km2), so với mật độ trung bình tại Tokyo (6.168 người/km2) và Seoul (16.000 người/km2).
Với mật độ dân số này, người dân ở các thành phố lớn trên thế giới chủ yếu sử dụng hệ thống giao thông công cộng công suất lớn, như tàu điện, cho di chuyển hàng ngày. Tuy nhiên, ở các đô thị lớn của Việt Nam, tốc độ tăng phương tiện cá nhân lại tỷ lệ thuận với tăng dân số. Tại Hà Nội, riêng năm 2021, có 239.000 phương tiện, trong đó 61.000 ôtô, 171.000 môtô, 6.000 xe máy điện được đăng ký mới; nâng tổng số phương tiện đang quản lý lên 7.500.000. Tính trung bình, gần 100% người dân tại Hà Nội sở hữu phương tiện cá nhân.
Quá trình đô thị hóa và tăng dân số đang diễn ra mạnh mẽ, nếu tạm lấy ngưỡng mật độ dân số của Tokyo (do có tương đồng về quy mô dân số giữa Việt Nam và Nhật Bản), thì dân số Hà Nội có thể tăng lên 21-25 triệu người và TP HCM sẽ tăng lên 13-20 triệu người trong nhiều thập kỷ tới, chưa tính người dân ở các tỉnh lân cận vào nội đô làm việc hàng ngày.
Do đó, tình hình tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội và TP HCM được dự báo trầm trọng trong nhiều năm tới nếu không có những giải pháp đột phá, cùng sự ủng hộ và chia sẻ quyền lợi của người tham gia giao thông.
Nếu xem người tham gia giao thông là khách hàng thì tập khách hàng này có nhiều đặc điểm khác nhau như: nhiều người sẵn sàng trả phí để di chuyển nhanh hơn; đồng thời cũng có nhiều người thích sử dụng phương tiện cá nhân vì sự tiện lợi mặc dù tốn thêm thời gian; một số khác lại mong muốn dùng xe buýt để góp phần bảo vệ môi trường và an toàn. Bất cứ giải pháp nào cũng không thể đồng thời thoả mãn được tất cả người tham gia giao thông.
Giải pháp tối ưu là giải pháp giảm thiểu nhất thiệt hại về kinh tế và xã hội do tắc nghẽn giao thông, đồng thời đảm bảo có lựa chọn đi lại thay thế cho các đối tượng bị ảnh hưởng.
Tôi xin gợi mở một số giải pháp mà không đi sâu vào cách thức thực hiện như sau:
Một là, đánh giá khả năng chịu đựng của hệ thống giao thông hiện tại. Nguyên nhân trực tiếp của tắc nghẽn giao thông là do cơ sở hạ tầng bị quá tải so với số lượng phương tiện. Người dân đứng trước hai lựa chọn: tất cả đều sở hữu phương tiện cá nhân và cùng chịu cảnh tắc nghẽn, hoặc có giải pháp khác tốt hơn về mặt kinh tế và xã hội.
Cơ quan chức năng có thể xác định số lượng phương tiện tối đa mà hệ thống giao thông hiện tại có thể chịu đựng được. Số lượng tối đa này được gọi là quota, thay đổi hàng năm tùy theo sự phát triển của hệ thống giao thông. Khi nhu cầu thực tế lớn hơn quota, nhà nước có thể tổ chức đấu giá quyền sử dụng phương tiện cá nhân trong nội thành, đặc biệt là các khu vực có mật độ dân số cao nhất; hoặc xác định mức phí sử dụng đường đủ cao để tác động đến hành vi, đảm bảo một số lượng tối đa nhất định phương tiện có thể tham gia giao thông.
Giả sử khi hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại, thì mức phí dùng phương tiện cá nhân có thể lên đến 150.000 nghìn đồng/ngày (=30% của thu nhập 120 triệu/năm theo giá hiện tại), nếu mức tham khảo tỷ lệ mức phí đi lại bằng xe cá nhân của Sydney trên mức lương cơ bản.
Các phương tiện cá nhân từ địa phương khác đi vào thành phố sẽ được thu phí theo ngày, theo giờ hoặc theo khoảng cách.
Giải pháp này cũng tính đến ưu tiên các đối tượng yếu thế trong xã hội như người tàn tật và các phương tiện sử dụng cho dịch vụ thiết yếu, chuyên chở hàng hoá và hành khách.
Hai là, tăng cường công suất của hệ thống giao thông công cộng. Giải pháp thu phí ở trên có thể xem là hiệu quả về mặt kinh tế, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến những người thu nhập thấp. Do đó, nguồn thu từ người sẵn sàng chi trả ở trên sẽ được dùng để nâng cấp chất lượng, tiện nghi và tăng độ phủ của giao thông công cộng, trước mắt là hệ thống xe buýt tại các trục đường có nhu cầu cao. Về lâu dài, với dân số lớn và mật độ cao, tình hình sẽ chỉ được cải thiện đáng kể khi hệ thống đường sắt đô thị đã được Chính phủ phê duyệt từng bước được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Ba là, nghiên cứu quy hoạch đô thị và phân bố dân cư. Câu chuyện đang gây tranh cãi là có nên xây chung cư trong nội thành hay giãn dân ra ngoại thành. Trong khi xu hướng chung là phần lớn công việc văn phòng tập trung ở nội thành, việc giãn dân ra ngoại thành quá mức có thể tăng số lượng người và phương tiện tham gia giao thông tại các trục đường chính.
Ở các thành phố lớn như Tokyo, Seoul, Sydney và Melbourne, có một tỷ lệ nhất định các toà nhà trong nội thành, là các chung cư, để cung cấp lựa chọn về chỗ ở cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, việc xây dựng chung cư trong nội thành phải kiên quyết đi kèm với xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện và không gian công cộng.
Bốn là, xây dựng được bộ chỉ số để theo dõi các vấn đề nổi cộm của đô thị. Các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM luôn có nhiều vấn đề và không thể giải quyết tất cả một sớm một chiều. Do đó, các bộ chỉ số có thể giúp cơ quan chức năng theo dõi sự thay đổi hàng năm và trong dài hạn, cũng như nắm bắt nhanh chóng và ưu tiên nguồn lực cho các vấn đề như: chất lượng không khí, tình hình tắc nghẽn giao thông, sự tăng trưởng dân số và phương tiện giao thông cá nhân, số lượng người dùng phương tiện công cộng, tỷ lệ không gian dành cho giao thông...
Việt Nam đã lỡ nhịp trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội và TP HCM để đáp ứng sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh chóng của đất nước. Tuy muộn còn hơn không, các giải pháp đột phá, sáng tạo và có thứ tự ưu tiên sẽ là tiền đề để Hà Nội và TP HCM cải thiện tình hình giao thông như hình mẫu các thành phố hiện đại trong khu vực như Tokyo, Osaka và Seoul.
Hoàng Văn Phương
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Thu phí xe cá nhân