
Theo nhà sản xuất Nokia, 3720 sẽ được phân phối trên thị trường trong mùa hè này và máy đạt tiêu chuẩn bền IP-54 cho thiết bị dùng trong quân đội Mỹ như chống thấm nước, bám bụi, sốc và nắp mở pin được bắt đinh ốc.
Trước khi chính thức ra mắt sản phẩm này, Nokia đã có những video thử nghiệm cho độ bền của máy. Các thông số kỹ thuật khác của 3720 bao gồm:
- Màn hình 2,2 inch với độ phân giải 240 x 320 pixel, thiết kế dạng thanh thuộc series 40 của hãng.
- Máy tương thích với 3 băng tần của mạng GSM (900 / 1800 / 1900 MHz) và hỗ trợ kết nối Bluetooth 2.1 cùng khả năng chơi nhạc, mở vide dưới các định dạng thông thường.
" alt=""/>Nokia chính thức ra “dế” siêu bền"Chúng tôi trở thành triệu phú ở độ tuổi 30 nhờ sự kết hợp của thói quen tiết kiệm, chiến lược đầu tư đa dạng, thu nhập thụ động", Jonathan nói. Hiện anh và vợ là chủ một trang web tư vấn đầu tư cho các bậc cha mẹ.
Jonathan tin rằng cả hai đã có thể đạt được những cột mốc về tài chính. Dưới đây là ba cách mà cặp vợ chồng này rút ra để luôn hòa thuận về tiền bạc.
Kiên nhẫn
Khi thảo luận về tài chính, chúng ta nên kiên nhẫn thay vì phán xét. Tiền bạc là vấn đề mang tính cá nhân cao. Mỗi người đều có quan điểm riêng, nhiều người thường có thiên hướng nghĩ đến nó là bất an và thậm chí lo lắng. Điều đó có thể gây khó khăn cho việc bàn bạc về nó, ngay cả những chi phí dường như cơ bản nhất.
Trải nghiệm đầu tiên của vợ chồng triệu phú với điều này là khi họ đặt vé máy bay cho một chuyến đi. Jonathan không quen nhìn thấy số tiền cao như vậy và nó khiến anh ấy lo lắng. Nhưng anh chọn cách chia sẻ cảm giác của mình với vợ. Thay vì phán xét chồng, Jacqueline ngồi lại và nói cho Jonathan hiểu rằng cô đã tìm thấy mức giá tốt nhất. Cô còn hứa sẽ tiếp tục theo dõi giá và đặt lại ngay nếu giảm.
"Vợ đã kiên nhẫn đi một chặng đường dài trong việc đồng cảm và cho tôi hiểu rằng bản thân không đơn độc trong tài chính của gia đình", Jonathan chia sẻ.
Không giữ bí mật
Ngay từ đầu, hai vợ chồng thống nhất rằng sẽ không giữ bí mật về tài chính của mỗi người. Điều đó có nghĩa là không có bất kỳ thẻ ngân hàng bí mật nào, phung phí bốc đồng hoặc các thói quen cá nhân khác có thể dẫn đến nợ nghiêm trọng. Họ cũng hứa rằng sẽ luôn thẳng thắn về cảm xúc của bản thân, đặc biệt là khi đến lúc lên kế hoạch cho tương lai của cả nhà.
10 năm trước, Jacqueline đề nghị mua một bất động sản cho thuê ở trung tâm thành phố như một nghề tay trái tiềm năng để kiếm thêm thu nhập. Jonathan đã thành thật nói về những lo lắng, rủi ro khi mua thêm nhà thời điểm đó. Cả hai ngồi lại và tính đủ đường cho phương án đầu tư trước khi xuống tiền.
Nguyên tắc của họ là phải "đồng vợ đồng chồng", đặc biệt là với các giao dịch mua hoặc đầu tư lớn. Điều quan trọng là cả hai phải hiểu những rủi ro trước khi tiến về phía trước
"Chúng ta không bao giờ muốn ở trong tình huống mà một người thất bại và phản ứng của người kia lại là: Em đã nói với anh trước rồi mà!", Jonathan nêu ví dụ.
Đồng hành
Sau khi Jacqueline tốt nghiệp, cô kiếm được nhiều tiền hơn chồng. Nhưng cô cũng có hơn 250.000 USD nợ vay sinh viên. Jonathan đã nói rõ với vợ rằng sẽ không phải tự mình xử lý khoản nợ trên mà anh sẽ đồng hành cùng cô. Vì vậy, cả hai đã làm việc cùng nhau để trang trải chi phí sinh hoạt cơ bản và vẫn dành đủ tiền mỗi tháng cho việc trả nợ.
"Chúng tôi phải ưu tiên các nhu cầu trước mắt của mình, thỏa hiệp với một số chi phí và tạm thời trì hoãn một số mong muốn. Điều quan trọng là chúng tôi luôn đồng lòng khi đưa ra quyết định quan trọng và thẳng thắn về quan điểm của mình", Jonathan nói thêm.
Song song đó, họ thường nói về mục tiêu tương lai và những gì cần thiết để đạt được chúng, cho dù đó là mua tài sản mới, mở rộng kinh doanh. Đôi vợ chồng này thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính của mình cho nhau để loại bỏ các chi phí không cần thiết hoặc dành tiền nhiều hơn vào một danh mục đầu tư cụ thể. Họ cũng gặp cố vấn tài chính mỗi năm một lần để đánh giá kế hoạch tiếp theo.
"Cho dù đang giảm chi phí hay tìm cách tăng thu nhập, chúng ta luôn cởi mở với những đề xuất từ người bạn đời của mình về những gì cả hai có thể làm để biến ước mơ thành hiện thực", triệu phú tự thân đưa ra lời khuyên.
Tiểu Gu(theo CNBC)
" alt=""/>Triệu phú khuyên 3 cách để vợ chồng hòa thuận tiền bạcVài tuần trôi qua, sát ngày sự kiện, tôi bỗng nhận được yêu cầu phải cung cấp nội dung từng bài hát bằng tiếng Việt. Dịch ca khúc nước ngoài không dễ, nếu không hiểu văn hóa và bối cảnh ca khúc ra đời. Do quá gấp gáp, chúng tôi cuối cùng đành phải trình lên Sở tập nội dung bài hát với những câu rất trúc trắc: "Bánh xe lớn tiếp tục quay/ Tự hào Mary tiếp tục cháy".
Một lần khác, tôi tham dự tổng duyệt một buổi thi người mẫu. Cuối buổi, cán bộ văn hóa lưu ý một nữ ca sĩ mặc quần soóc hơi ngắn. Ca sĩ cho biết đó là trang phục mặc tập còn buổi tối cô sẽ thay trang phục khác. Tới đêm diễn, tôi để ý chiếc quần biểu diễn quả có dài hơn, nhưng lại gợi cảm hơn.
Với sự bùng nổ của công nghệ, Internet và mạng xã hội trở thành sân khấu trực tuyến, giúp hàng triệu khán giả được tiếp cận miễn phí những cá tính âm nhạc thú vị và các sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó cũng chính là nền tảng để các thần tượng âm nhạc quốc tế chinh phục thị trường rộng lớn của Việt Nam, trở thành hiện tượng văn hóa khi tới Việt Nam biểu diễn. Theo ước tính của Sở Du lịch Hà Nội, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trong hai ngày diễn ra đêm nhạc của nhóm Blackpink cuối tháng Bảy là khoảng 630 tỷ đồng.
Việc Blackpink lưu diễn thành công vang dội tại Hà Nội gợi cảm hứng cho việc biến Việt Nam thành điểm đến âm nhạc quốc tế. Nhưng cho tới nay, những thủ tục để tổ chức biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam vẫn chưa cải thiện nhiều so với trải nghiệm cá nhân của tôi từ một thập kỷ trước. Việc cơ quan quản lý can thiệp vào kịch bản, danh sách ca sĩ, danh mục biểu diễn và cả vấn đề bản quyền khiến thời gian xin phép kéo dài, dẫn tới khả năng đội chi phí kinh doanh hoặc thua lỗ. Một doanh nghiệp tư nhân nỗ lực đưa bộ môn cải lương tới gần công chúng hơn, mới đây đã kiện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trong một vụ kiện hành chính cũng với những lý do tương tự.
Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Chính phủ xác định nghệ thuật biểu diễn là một trong 12 lĩnh vực trọng yếu và đặt mục tiêu đạt doanh thu khoảng 31 triệu USD vào năm 2030. Để dễ tham khảo, mục tiêu này gấp đôi doanh thu Born Pink World Tour của Blackpink vừa qua tại Hà Nội. Hiểu nôm na, các nhà quản lý đang hướng tới một nền nghệ thuật biểu diễn quốc nội có sức hút sâu rộng tương đương bốn đêm diễn của Blackpink tại sân vận động Mỹ Đình.
Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực biểu diễn sẽ không chỉ trông chờ vào tài năng của các nghệ sĩ cùng việc mở rộng hầu bao của khán giả. Ngành công nghiệp biểu diễn cần được nhìn nhận và quản lý chuyên nghiệp như một ngành kinh tế, trong đó có việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh thuận lợi và quyền lợi của khán giả. Doanh nghiệp có thể chủ động tổ chức hoạt động biểu diễn theo khuôn khổ quy định của pháp luật và chịu các chế tài nếu có các vi phạm. Ngược lại, cơ quan quản lý cũng phải chịu trách nhiệm nếu việc quản lý yếu kém dẫn tới các thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp.
Để đưa văn hóa nghệ thuật vào nền kinh tế, nguyên tắc thị trường cần được đề cao, theo đó, khán giả - người mua sẽ quyết định đón nhận hoặc đào thải một sản phẩm văn hóa. Kiểm soát thị hiếu, nhu cầu của khán giả sẽ làm giảm cơ hội lựa chọn sản phẩm nghệ thuật phù hợp, trực tiếp dẫn tới thu hẹp nhu cầu và doanh thu. Đó là chưa kể rất nhiều loại hình nghệ thuật mới khiến việc tiền kiểm nội dung khó khả thi, ví dụ loại hình tương tác tại chỗ hoặc các tiết mục mở, khán giả được chọn hồi kết theo ý mình. Lý tưởng nhất là xây dựng được đạo đức nghề nghiệp và thẩm mỹ văn hóa của tất cả các bên tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tạo ra một cơ chế mềm kiểm soát tự động thay thế các loại giấy phép.
Dư âm sự kiện Blackpink và giá trị kinh tế tạo ra từ văn hóa đại chúng Hàn Quốc gợi mở rằng, để phát triển công nghiệp văn hóa, quản lý nghệ thuật cũng cần "nghệ thuật".
Cẩm Hà
" alt=""/>Blackpink và giấc mơ triệu đôTại khu vực phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội, có một xóm trọ với hàng trăm người dân làm nghề kéo xe, nhặt ve chai, bốc vác, bán hàng rong...
Nắng nóng gay gắt khiến cuộc sống của họ vốn khó khăn nay lại càng khắc nghiệt hơn.
![]() |
Một bà cụ đi dạo giữa trưa vì không chịu được cái nóng trong phòng trọ. |
Trời nóng, phòng trọ chật chội, đồ đạc ngổn ngang nên anh Nguyễn Anh quyết định mang chiếc giường gấp ra một gốc cây để nằm, ngồi.
![]() |
Người đàn ông ngồi dưới gốc cây để tránh cái nóng trong căn phòng chật chội. |
“Nằm ở đây, thỉnh thoảng mùi ở bãi rác bên cạnh bốc lên hôi thối lắm, nhưng như thế vẫn còn hơn là ở trong phòng. Vào trong phòng bây giờ nóng bức, cảm giác không chịu được”, anh Anh nói.
Để chỗ ngủ của mình được mát mẻ hơn, cứ chốc chốc, anh Anh lại đứng dậy, lấy nước làm ướt sũng người mình và chiếc giường. Theo anh, cách làm này khiến anh thấy mát ngay, nhưng cũng chỉ được một lúc, vì sau đó, cái nắng nóng gay gắt sẽ khiến nước bốc hơi nhanh.
![]() |
Người đàn ông làm chiếc giường ướt sũng để khi nằm có cảm giác mát mẻ hơn. |
Trong căn phòng rộng chừng 20m2, mái lợp bằng fibro xi măng, bà Nguyễn Thị Lĩnh (57 tuổi) và 3 cháu nhỏ lại có một cách làm mát khác.
Bà Lĩnh cho biết, để giảm bớt nhiệt từ mái nhà, bà đi xin những tấm chăn bông rồi phủ lên. Cùng với đó, 3 bà cháu dọn gọn đồ đạc và liên tục lau nhà để không gian nhà được rộng rãi, cảm giác mát mẻ hơn.
![]() |
Phòng trọ lợp bằng fibro xi măng, tường chắp vá bởi những tấm tôn, bạt ... |
Tuy nhiên, những ngày vừa qua, vì nhiệt độ ngoài trời quá cao, nên những cách làm mát cho căn nhà mà bà vẫn làm dường như không có hiệu quả.
"Sau bữa cơm trưa, các cháu đi học, tôi phải ra ngoài lang thang. Lúc thì ngồi gốc cây, khi ra ngồi quán nước chè để thấy dễ chịu hơn", bà Lĩnh bộc bạch.
![]() |
Phòng trọ của bà Lĩnh và 3 cháu nhỏ. |
Căn phòng của anh Chiến (SN 1986, Ba Vì, Hà Nội) nằm cuối cùng trong khu trọ. Phòng nhỏ chưa đến 20m2 nên vợ chồng anh được thuê với giá 1,2 triệu đồng/tháng, rẻ hơn so với các phòng xung quanh (1,5 triệu đồng/tháng).
Anh chia sẻ: “Phòng trọ của vợ chồng tôi nằm dưới ngay một cây lớn (cây ngô đồng). Được tán cây phủ, che bớt nắng nóng nên giờ này - 12 giờ trưa, tôi vẫn có thể ngồi được trong phòng. Những phòng bên cạnh, nóng quá, người ta toàn phải ra bóng cây chờ cho qua cái oi bức”.
![]() |
Khu trọ nằm ngay gần gầm cầu Long Biên. |
Trong căn phòng phủ đầy đồ đạc, anh Chiến phải bật một lúc 2 cái quạt nhưng không giảm nổi nhiệt độ trong nhà.
“Giá điện cao (5000 đồng/số) nên 2 vợ chồng chỉ dám dùng một quạt. Cái quạt điều hòa này - tôi vừa mua với giá 1,5 triệu đồng để chiều nay mang về quê cho các con. Mình ở thuê nên phải chịu khó, chịu khổ. Nếu dùng quá nhiều thiết bị điện thì tiền làm thuê của hai vợ chồng chỉ vừa đủ trả tiền điện”, anh nói.
![]() |
Anh Chiến (SN 1986) ngồi trong phòng trọ của mình. |
Vợ chồng anh Chiến ở đây đã được 3 năm. Bình thường, ban ngày, 2 vợ chồng đều đi bán hoa quả rong nên họ tránh được cái nóng ở dãy trọ. Vào buổi tối, họ mới về nhà ăn bữa cơm chung.
Hôm nay, hoa quả đắt, anh không lấy được hàng để đi bán nên mới ở nhà. “Sờ vào tường, bàn tay đã nóng ran lên thì đủ biết là nhiệt độ kinh khủng như thế nào”, anh chia sẻ thêm.
![]() |
Căn phòng của 4 người phụ nữ làm nghề bán hoa quả ở chợ Long Biên. |
Căn phòng chừng 15m2 của Phạm Thị Thơm (47 tuổi) và 3 người phụ nữ làm nghề bán hoa quả cũng may mắn nằm dưới một tán cây mít.
“Buổi sáng, mình ngồi trong phòng thì chưa cảm nhận được cái nóng khủng khiếp. Tuy nhiên, từ khoảng 1h chiều đến 5h chiều, căn phòng sẽ hầm hập nóng. Người ngồi trong phòng, mồ hôi túa ra, có lúc ướt sũng quần áo. Mình phải lau giường liên tục bằng khăn ướt thì mới có thể ngả lưng”, chị Thơm nói.
![]() |
Trong những ngày nắng nóng, căn phòng nằm dưới tán cây mít của chị Thơm trở thành niềm ao ước của nhiều người. |
Cũng vì nắng nóng nên chị Thơm cho biết, cả tuần nay, chị ít khi ở nhà buổi chiều. 4 chị em cùng thuê trọ cũng chỉ dám nấu bữa tối ở nhà để giảm bớt nhiệt độ trong phòng.
Có khoảng 1.900 phụ nữ Hàn Quốc đang nuôi dạy con một mình ở Montreal, Canada, trong khi chồng họ vẫn ở quê nhà, hỗ trợ họ về mặt tài chính.
" alt=""/>Xóm nghèo Hà Nội: Phủ chăn lên mái nhà, làm ướt giường để tránh nóng