Cùng với trao tặng đồ uống, ngay từ khi dịch bùng phát, 3 đơn vị đã nhanh chóng trao tặng trang thiết bị y tế và 2 máy thở cao tần - những thiết bị hỗ trợ việc điều trị khẩn cấp. Việc ủng hộ quỹ vắc xin cũng là hành động kịp thời góp phần cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh.Theo tính toán của Bộ Y tế, trước mắt, Việt Nam cần mua 150 triệu liều vắc xin để tiêm phòng cho 75 triệu dân với chi phí ước tính trên 25.000 tỷ đồng. Trong số này, ngân sách trung ương chịu trách nhiệm khoảng 16.000 tỷ đồng, còn lại trên 9.000 tỷ đồng ngân sách địa phương và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và toàn xã hội thông qua Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 Việt Nam do Bộ Tài chính quản lý.
Vào thời điểm kết thúc lễ ra mắt quỹ, số tiền ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 được thống kê đã lên tới hơn 7.600 tỷ. Hàng trăm doanh nghiệp đã thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng hành động thiết thực, trong đó có Tập đoàn TH, Bac A Bank và Quỹ Vì tầm vóc Việt với số tiền ủng hộ là 46 tỷ đồng (2 triệu USD).
 |
|
Đại diện Tập đoàn TH và Bac A Bank cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ, Bộ Y tế sớm hoàn thành việc nhập khẩu, sản xuất vắc xin, các đơn vị sẵn sàng các phương án tiêm phòng cho cán bộ, nhân viên, bảo vệ nguồn nhân lực để đẩy mạnh sản xuất.
Bà Trần Thị Như Trang - Giám đốc Quỹ Vì Tầm Vóc Việt bày tỏ: “Chúng tôi - Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP Bắc Á, và Quỹ Vì Tầm Vóc Việt cũng như nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác, với tấm lòng và trách nhiệm vì sức khỏe cộng đồng, vì quốc gia, dân tộc, quyết tâm chung tay cùng cả nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đẩy lùi đại dịch”.
Từ khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát đến nay, Tập đoàn TH và Bac A Bank thông qua Quỹ Vì tầm vóc Việt đã thực hiện nhiều đợt trao tặng sữa và đồ uống tốt cho sức khỏe với gần 3 triệu sản phẩm đến ngành y tế, lực lượng chống dịch, người dân cách ly tại các bệnh viện và địa phương đang là điểm nóng về dịch bệnh trong cả nước. Sự sẻ chia đó luôn được thể hiện kịp thời, đúng lúc. Sản phẩm ủng hộ, trao tặng phù hợp với nhu cầu tiếp nhận, góp phần giúp ngành y và người dân phòng chống dịch hiệu quả.
Theo đại diện Bac A Bank, tính tổng cộng các đợt trao tặng sản phẩm đồ uống, thiết bị y tế và ủng hộ chi phí mua vắc xin của 3 đơn vị lên tới 76 tỷ đồng.
Trải qua hơn 26 năm phát triển, Bac A Bank đặc biệt chú trọng, đề cao tính nhân văn trong mọi nghiệp vụ kinh doanh cũng như các hoạt động an sinh - xã hội. Tôn chỉ “Vì cộng đồng” của Bac A Bank được phản ánh đầy đủ qua mục tiêu tư vấn đầu tư cho các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn và an sinh xã hội, để đưa các thế hệ khách hàng này lên một tầm cao mới, tạo ra các giá trị cốt lõi và bền vững.
Từ năm 2017, để các hoạt động an sinh xã hội phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn, toàn diện và mang lại các lợi ích cho cộng đồng, Bac A Bank đã phối hợp với Quỹ Vì tầm vóc Việt thực hiện nhiều chiến dịch ý nghĩa.
Bùi Huy
" alt=""/>Bac A Bank ủng hộ 46 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid
Chúng tôi lấy nhau qua mai mối của một người họ hàng. Lúc đó, tôi đã ngoài 30 tuổi. Là con trai duy nhất nên bố mẹ tôi rất mong tôi cưới vợ sớm, sinh con để ổn định cuộc sống.Nhà tôi ở một quận ngoại thành Hà Nội. Sau khi ra trường, nhờ quan hệ của gia đình, tôi vào làm tại một công ty của người quen. Công việc không quá vất vả nhưng mức lương chỉ đủ sống. Thời điểm đó, bố mẹ tôi có tích góp nên mua cho tôi một căn hộ chung cư ở nội thành. So với các chàng trai khác, tôi được đánh giá là điềm tĩnh, hiền lành.
 |
Ảnh: Đức Liên |
Vợ kém tôi 3 tuổi. Cô ấy từ quê lên Hà Nội học và ở lại lập nghiệp. Thời điểm quen tôi, cô ấy ở một nhà trọ gần nơi tôi làm. Nhờ sự mai mối, chúng tôi nhanh chóng quen nhau. Cũng do gia đình tôi hối thúc, chúng tôi làm đám cưới không lâu sau đó.
Nhưng sau khi kết hôn, tôi cảm nhận tình cảm vợ dành cho mình không quá sâu đậm. Đã có lúc tôi tự nhủ có phải cô ấy lấy tôi vì điều kiện của tôi (công việc ổn định, có nhà ở thủ đô) chứ không phải vì tình yêu?
7 năm sau hôn nhân, vợ tôi sinh con gái. Cuộc sống của chúng tôi khá ổn định. Tôi đi làm đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu. Sau giờ làm, tôi về nhà và phụ vợ chăm con, làm việc nhà. Buổi tối, kết thúc các công việc, tôi vào mạng xem tin tức, lướt facebook. Vào cuối tuần, tôi cũng có gặp gỡ bạn bè để nhậu nhẹt hay làm vài trận bóng nhưng tần suất không nhiều.
Nói chung ai nhìn vào cũng nghĩ là một gia đình hạnh phúc, vì tôi khá chịu khó, lại không có một thói hư tật xấu nào (không hút thuốc, không chơi bời, không cờ bạc...).
Nghe qua mọi chuyện tưởng chừng như rất thuận lợi nhưng vấn đề lại ở chỗ đó. Vợ tôi luôn than phiền rằng cô ấy cảm thấy cuộc sống rất nhàm chán và đơn điệu. Cô ấy trách tôi chỉ biết làm việc đem tiền về cho vợ, song chẳng hề biết chuyện trò, chia sẻ...
Cô ấy thường xuyên kể chuyện những người bạn là ông này, bà kia, liên tục đi công tác nước ngoài. Chồng của bạn cô ấy thường xuyên tặng vợ những chuyến du lịch bất ngờ, những món quà để hâm nóng tình cảm… Cô ấy nói quá nhiều khiến chúng tôi không ít lần to tiếng. Để yên chuyện, tôi cũng cố gắng làm như cô ấy bảo tổ chức những chuyến đi chơi cho gia đình, mua quà tặng vợ vào ngày lễ… Tuy nhiên vợ tôi vẫn không hài lòng.
Gần đây, cô ấy đề xuất chúng tôi làm ăn cùng bạn cô ấy vì đây là một cơ hội tốt. Nhưng tôi nhận thấy có rủi ro và với bản tính thích an toàn, tôi không đồng ý hợp tác làm ăn. Vợ tôi thất vọng, chì chiết tôi là người quá an phận thủ thường, không biết vươn lên làm giàu. Tôi không hiểu vì sao chúng tôi có nhà cửa, cuộc sống đủ chi tiêu, không quá thiếu thốn mà vợ tôi vẫn không ngừng than vãn. Một cuộc sống bình yên, đầy đủ lại khiến cô ấy chán chường.
Cuối cùng, trong nhiều tháng liền chúng tôi “chiến tranh lạnh”. Đi làm về, tôi vẫn thực hiện các nhiệm vụ với gia đình nhưng hầu như chúng tôi không tranh luận cũng không chia sẻ gì với nhau. Ai làm việc nấy.
Vừa rồi, cô ấy đề nghị hai vợ chồng có cuộc nói chuyện nghiêm túc. Cô ấy nói chúng tôi không hợp nhau. Tôi là người quá an phận, thụ động trong khi cô ấy hướng ngoại, thích những thứ bất ngờ, thích nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn. Vì quá trái ngược về tính cách, quan điểm sống, cô ấy đề nghị ly hôn.
Đề nghị này của cô ấy khiến tôi quá sửng sốt. Giữa chúng tôi không mâu thuẫn, cuộc sống không hề khó khăn, tại sao cô ấy lại muốn đạp đổ tất cả? Tôi yêu cầu cô ấy suy nghĩ lại thật kỹ càng, sau đó chúng tôi sẽ nói chuyện tiếp. Nhưng dường như vợ tôi không hề muốn suy nghĩ lại…
Độc giả H.T.

Vợ chồng không có tiền thì hạnh phúc tự ra đi?
Sau khi đóng góp chung, mỗi người còn lại bao nhiêu thì mới được chi tiêu theo ý mình, chứ không phải như nhiều ông chồng đã làm là tiền của mình giữ chi riêng nhưng lương của vợ thì nuôi cả gia đình.
" alt=""/>Vợ nằng nặc đòi ly hôn vì cuộc sống quá yên bình