"Tao muốn mày xử nó luôn, nhanh, gọn, kín đáo. Không một thằng nào được phép trèo lên đầu lên cổ tao. Mày tính thế nào thì tính, nó phải chết", ông Đông nói.
Khải đáp: "Thời buổi này đâu phải muốn làm gì thì làm đâu sếp. Đời em còn dài hơn đời sếp, em đâu thể đánh đổi được. Sếp bảo em làm gì cũng được, kể cả em có liều mình cứu sếp nhưng lấy máu người khác thì không. Đấy là nguyên tắc sống của em".
Ông Đông cho rằng Khải cầm tiền của mình, làm việc cho mình mà không nghe theo lời chẳng khác gì đi ăn xin. Khải bị đụng chạm lòng tự ái nên có ý định rời bỏ con đường đi theo ông trùm.
Ở một diễn biến khác, Trí tới tận nhà tìm ông trùm để giải quyết ân oán dứt điểm. Bà Thư (Vân Dung) lo chuyện chẳng lành xảy ra đã giấu con dao trong ống tay áo.
"Ông vẫn phải làm ăn, tôi vẫn phải sống tiếp nên tôi muốn chấm dứt tất cả mọi chuyện ngay bây giờ tại đây. Đây là cuộc chơi giữa tôi và ông, chơi cho đàng hoàng", Trí nói. Ông Đông muốn Trí phải giống mình, ngồi xe lăn cả đời.
Cũng trong tập này, Diệp (Quỳnh Châu) ra sức phân tích phải trái đúng sai cho Khanh (Thanh Hương) hiểu nhưng Khanh vẫn luôn nghĩ mọi sự xảy ra đều bắt nguồn từ biến cố của anh chồng.
"Trước khi anh Trí trở về, nhà chị chẳng bao giờ xảy ra chuyện gì cả. Lỗi có phải của mình chị đâu?", Khanh khóc lóc.
Diệp phân tích: "Em không bênh anh Trí đâu, nhưng chuyện giữa chị với anh Tuệ (Tuấn Tú) là việc của hai người. Tại sao chị lại đổ lỗi cho người khác như thế? Anh Trí cũng không cầm tay bắt chị làm nhiệm vụ kiếm tiền trên mạng".
Mọi chuyện có kết thúc trong buổi gặp mặt của Trí và ông trùm? Diễn biến chi tiết tập 20 phim Người một nhàsẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Mỹ Hà
Trao đổi tại sự kiện, bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương cho biết, khảo sát 54.000 cựu sinh viên FTU cho thấy, CNTT và giáo dục đại học là 2 mảng mà các cựu sinh viên của trường thường chọn làm việc. Vì thế, FPT hợp tác với FTU là bước đi đúng đắn của hai bên để mang lại cơ hội trải nghiệm sớm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên nhà trường.
“Thời gian tới, chúng tôi mong muốn được chuyên gia công nghệ FPT tư vấn, mang hơi thở công nghệ vào chương trình đào tạo và hướng dẫn sinh viên. FTU cũng mong muốn mở lĩnh vực mới như đào tạo khoa học dữ liệu, khoa học máy tính trong tương lai”,bà Phạm Thu Hương chia sẻ.
Phó Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Thế Phương cho biết sinh viên FTU có rất nhiều cơ hội làm việc tại FPT.
Khẳng định sinh viên FTU có nhiều cơ hội làm việc tại FPT, Phó Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Thế Phương cho hay, hiện doanh nghiệp công nghệ này có 8.000 nhân viên không học ngành CNTT ở bậc đại học nhưng vẫn làm việc trong những vị trí quan trọng. Cá nhân ông Nguyễn Thế Phương là cựu sinh viên ngành Kinh tế Đối ngoại hiện đang giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính tập đoàn.
Ông Nguyễn Thế Phương nhận thấy, sinh viên FTU có khả năng tự học, được rèn luyện tâm thế chủ động khi tiếp nhận cái mới. Đây là điểm mạnh để các bạn làm việc tại FPT. Khi ứng tuyển vào FPT, các sinh viên còn có cơ hội tự học từ đồng nghiệp và người đi trước.
“FTU ký kết hợp tác với FPT tạo cơ hội để các bạn sinh viên thực tập, thực hành ngay khi còn ngồi trên giảng đường. Sinh viên càng tiếp xúc với môi trường thực tiễn sớm bao nhiêu, càng sớm trưởng thành bấy nhiêu”,ông Nguyễn Thế Phương nói.
Giới thiệu về FPT với các sinh viên, ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) cho biết, sau 35 năm phát triển, FPT hiện có 70.000 nhân viên, hiện diện tại 30 quốc gia trên toàn cầu, hợp tác chuyển đổi số với 30 tỉnh, thành, có hệ thống giáo dục ở 21 tỉnh, thành.
“Gia nhập FPT, sinh viên FTU có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc toàn cầu, cùng học - cùng làm với các chuyên gia hàng đầu, trau dồi về kỹ năng, liên tục cập nhật về công nghệ, khai mở lộ trình phát triển cá nhân. Bên cạnh đó, nếu các bạn có ý tưởng đủ lớn, FPT hỗ trợ để các bạn khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp”, ông Trần Đăng Hòa khẳng định.
Phân tích về lợi thế của sinh viên FTU và cơ hội làm việc trong ngành thương mại, ông Phạm Mạnh Hưng, Giám đốc Phụ trách đối tác Synnex FPT đưa ra những ví dụ cụ thể về nhân sự ứng tuyển vào Synnex FPT.
Để phát triển nghề nghiệp, theo ông Phạm Mạnh Hưng, ngoài kiến thức, sinh viên cần học các kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, đối mặt với áp lực công việc, quản trị các mối quan hệ.
Tại FPT, sinh viên có cơ hội ngắn hạn là thực tập có lương và có cơ hội dài hạn là được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp ở lĩnh vực thương mại với số lượng giao dịch thương mại khổng lồ để tích lũy kinh nghiệm. “Các bạn sinh viên hãy nỗ lực học tập vì kiến thức trên giảng đường FTU sẽ dùng được 80 - 90% ở FPT”, ông Phạm Mạnh Hưng lưu ý thêm.
Cũng trong khuôn khổ chương trình ‘Leader Talk - Journey To Your Future’, ở phần hỏi đáp, Lãnh đạo FPT đã giải đáp những băn khoăn của các sinh viên FTU về cơ hội nghề nghiệp trong thời đại số, khủng hoảng kinh tế tác động thế nào, nhu cầu tuyển dụng hay hợp tác giữa FPT và FTU sẽ được triển khai thế nào thời gian tới.
Huyền Sâm và nhóm PV, BTV" alt=""/>Những kỹ năng cần có để làm việc tại doanh nghiệp công nghệ đa quốc gia