Theo đánh giá, quy định này có nguy cơ tạo ra nhiều phương pháp thu thuế trùng lặp nhau. Hiện có nhiều hộ, cá nhân kinh doanh vừa kinh doanh tại chỗ (offline) vừa kinh doanh online trên nền tảng TMĐT như các cửa hàng ăn uống, cà phê hoặc kinh doanh lưu trú… Khi kinh doanh trên TMĐT, cá nhân sẽ phải nộp riêng thuế cho phần doanh thu này (do sàn TMĐT khấu trừ). Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh đã phải nộp thuế theo phương pháp khoán. Việc tách riêng phần doanh thu từ kinh doanh online với phần doanh thu từ kinh doanh offline sẽ trở nên khó khăn do quá trình kinh doanh được thực hiện tại cùng một địa điểm. Như vậy, có thể gây tình trạng chồng lấn khi thu thuế. Cơ quan soạn thảo cần cân nhắc, làm rõ phạm vi, cách thức thực hiện của các phương pháp trên.
Quy định sàn TMĐT nộp thuế thay có thể tạo ra ảnh hưởng bất cân xứng lên các chủ thể liên quan. Chẳng hạn, sàn TMĐT phải tuân thủ quy định này còn các mạng xã hội dự kiến không thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ. Trong khi các mạng xã hội đang chiếm số lượng lớn. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam 2020, khoảng 57% người được khảo sát cho biết họ có mua sắm qua diễn đàn, mạng xã hội, tương đương tỷ lệ mua sắm trên sàn giao dịch TMĐT.
Ngoài ra, quy định cần làm rõ có áp dụng với các sàn TMĐT xuyên biên giới để tránh tình trạng “bảo hộ ngược”, gây bất bình đẳng cho doanh nghiệp nội địa. Phía VCCI cho rằng cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, đánh giá tác động của quy định lên những nhóm đối tượng liên quan và ảnh hưởng lên cạnh tranh trong ngành TMĐT.
Cần bổ sung quy định về bảo mật thông tin
Về trách nhiệm cung cấp thông tin của sàn TMĐT, VCCI cho rằng một trong các thông tin cần cung cấp là mã số thuế. Song một số doanh nghiệp quan ngại rằng liệu họ có phải chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp cho cơ quan thuế hay không. Tại Nghị định 52 (năm 2013) của Chính phủ yêu cầu người bán cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin này. Trong khi các sàn TMĐT yêu cầu người bán cung cấp thông tin. Với tình huống đó, các sàn TMĐT khó có thể đảm bảo tính chính xác của toàn bộ dữ liệu về mã số thuế đã thu thập. Do vậy, nội dung này cần được làm rõ hơn
Một thông tin khác mà sàn TMĐT cần cung cấp là doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, định nghĩa về doanh thu như vậy quá phức tạp và gây khó khăn trong việc tổng hợp thông tin, đặc biệt doanh thu liên quan đến các chương trình khuyến mại, hỗ trợ được thực hiện cùng lúc từ nhiều phía (từ người bán, sàn TMĐT hoặc chương trình kết hợp giữa hai bên vốn được thực hiện rất thường xuyên để thu hút người dùng). Do vậy, cơ quan soạn thảo cần điều chỉnh lại quy định này, theo hướng đơn giản hoá cách tính doanh thu của người bán trên sàn.
Một điểm nữa phía VCCI cho rằng cần bổ sung vào Dự thảo Nghị định sửa đổi là các quy định về bảo mật thông tin được cung cấp. Việc lộ, lọt thông tin sẽ gây tổn thất lớn với các sàn, đặc biệt nếu các đối thủ khác có thể nắm được dữ liệu này. Trong đó, việc xác định nguồn rò rỉ dữ liệu là công đoạn rất quan trọng.
Duy Vũ
Các thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam phải thành lập văn phòng đại diện hoặc chỉ định đại diện theo quy định.
" alt=""/>TMĐThttps://ictnews.vietnamnet.vn/timNgười dân bức xúc vì sóng truyền hình số của SDTV
Công ty Truyền hình Kỹ thuật số miền Nam (SDTV), đơn vị được cấp phép phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 khu vực đồng bằng Nam Bộ đang bị nhiều chuyên gia về truyền hình nghi ngờ cố tình dùng thủ đoạn điều chỉnh chất lượng phát sóng truyền hình số để chơi xấu đối thủ.
Cụ thể, SDTV được Bộ TT&TT cấp giấy phép thiết lập mạng và 2 kênh tần số 33 và 34 để truyền dẫn chương trình truyền hình quảng bá phục vụ người dân vùng đồng bằng Nam Bộ theo lộ trình số hóa truyền hình. Đến nay, SDTV đã phát sóng 19 chương trình trên kênh 33 và 14 chương trình trên kênh 34, tổng số là 33 chương trình.
Theo phản ánh của nhiều thành viên Diễn đàn DVB-T2 Việt Nam, khoảng 2 tháng trở lại đây, sóng SDTV đang rất có vấn đề. Bởi nếu xem bằng đầu thu do SDTV cung cấp thì chất lượng sóng rất tốt, còn thu bằng các loại đầu thu DVB-T2 của các nhà cung cấp khác thì sóng rất chập chờn. Điều đáng nói là các loại đầu thu này đều là đầu thu chính hãng, đã được công bố hợp quy và đang thu xem rất tốt các chương trình do VTV, RTB phát sóng ở khu vực Bắc Bộ và Đà Nẵng.
Nhất là đối với các chương trình phát sóng trên kênh 33 thì liên tục có hiện tượng chớp, tắt màn hình khi thu bằng đầu thu của các nhà cung cấp khác. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh đầu thu DVB-T2 không bán được đầu thu ở thị trường miền Nam, vì có bán được thì khách hàng về không thu được kênh 33 cũng mang trả lại. Điều này đã xảy ra ở nhiều đại lý, có đại lý phản ánh họ bị trả tới 30 đầu thu trong một ngày chỉ vì khách hàng không xem được các kênh chương trình do SDTV phát sóng.
Hiện ở khu vực miền Nam, VTV đang phát sóng số DVB-T2 9 kênh chương trình, còn SDTV phát sóng 33 kênh chương trình. Trong đó, kênh 33 có 2 chương trình được người dân miền Nam rất ưa chuộng là HTV7 và Vĩnh Long 1, nhưng chỉ có đầu thu do SDTV bán ra thị trường mới có thể thu tốt các chương trình được phát trên kênh 33, còn các đầu thu khác thì xem lúc được lúc mất.
(Hình ảnh thu sóng kênh 33 của SDTV liên tục bị chớp tắt màn hình)
SDTV bị nghi ngờ dùng thủ đoạn để độc quyền thị trường đầu thu
Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh đầu thu số DVB-T2 bắt đầu có uy tín trên thị trường cho ICTnews biết, mặc dù đã mở chi nhánh ở miền Nam nhưng công ty này không dám bán hàng vào thị trường này bởi vì sóng SDTV rất chập chờn. Có bán hàng vào đây thì người dân mua xong rồi cũng trả lại. Ở Cần Thơ, một số đại lý bán đầu thu liên tục bị khách hàng trả lại đầu thu (không phải loại đầu thu của SDTV) vì không thu được chương trình do SDTV phát sóng.
Hiện tượng sóng truyền hình trên kênh 33 của SDTV chập chờn diễn ra trên diện rộng và kéo dài trong nhiều ngày khiến các thành viên Diễn đàn DVB-T2 ở nhiều tỉnh, thành Nam Bộ rất bức xúc và liên tục phản ánh về vấn đề này với ICTnews trong thời gian gần đây.
" alt=""/>Sóng truyền hình chập chờn: SDTV bị nghi ngờ chơi xấu đối thủHải Dương: Đầy tháng quý tử, bố đãi khách bằng ma túy
Tiệc ma túy trong khách sạn của dân chơi Sài Gòn
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết vừa bắt giữ một nhóm 17 người có hành vi sử dụng chất ma túy trái phép.
Khoảng 2h sáng nay, lực lượng chức năng ập vào phòng 1301 của khách sạn tại khối 2, thị trấn Diễn Châu để kiểm tra.
Một nhóm thanh niên gồm 10 nam, 7 nữ bị bắt quả tang đang có hành vi tàng trữ, sử dụng ma túy.
![]() |
Nhóm đối tượng tại cơ quan công an. |
Tang vật thu được gồm 3 gói nilon màu trắng chứa hạt tinh thể nghi là ma túy tổng hợp được giấu trong cục nóng điều hòa ở phía sau phòng khách, 1 loa, 1 bộ đèn nháy, 1 tẩu thủy tinh và 1 vòi nhựa cắm trong chai nhựa đã qua sử dụng.
Thử nhanh mẫu nước tiểu, tất cả các đối tượng đều dương tính với chất ma túy.
17 thanh niên có độ tuổi từ 25 đến 38, trú tại một số huyện của tỉnh Nghệ An như Diễn Châu, Quỳ Châu, Con Cuông, Yên Thành và TP Vinh. Có 2 người trú tại tỉnh Kiên Giang, 1 người từ Tây Ninh.
Trước đó, nhóm nam nữ này làm quen với nhau rồi rủ nhau vào khách sạn chơi ma túy.
Khi trùm ma túy vừa mua hàng xong, di chuyển trên đường phố thì bị lực lượng trinh sát ma túy phối hợp cùng CSGT chặn bắt.
" alt=""/>17 nam nữ mở tiệc chơi ma túy trong khách sạn