Nhìn vào các đội bóng mà đại diện Việt Nam đối đầu, rõ ràng không khó cho thầy trò HLV Bae Ji Won giành quyền đi tiếp, bởi Viettel FC với việc sở hữu hàng loạt tuyển thủ trong đội hình vẫn được coi cái tên mạnh nhất trong bảng đấu.
Điều này càng rõ ràng hơn, vì ngoại trừ Hougang United (Singapore) có phần tương đồng cả về năng lực lẫn vị thế ở giải S-League thì những Young Elephants FC (Lào), Phnom Penh FC (Campuchia) rất khó so sánh được với Viettel FC.
Tấm vé đầu bảng đi tiếp vào các vòng loại trực tiếp khu vực gần như đang nằm trong tay thầy trò HLV Bae Ji Won nếu như thi đấu đúng năng lực.
... nhưng vẫn rất áp lực, vì đâu
Sau vài mùa giải kể từ thời điểm trở lại sân chơi V-League, bằng tiềm lực tài chính mạnh mẽ cùng hệ thống đào tạo trẻ khá ổn định Viettel FC vươn lên trở thành một trong những thế lực của bóng đá Việt Nam.
Chức vô địch mùa giải 2020 là thành quả sau nhiều nỗ lực vừa xây dựng, duy trì và phát triển của Viettel FC, thế nhưng một điều đang khiến đội bóng này vô cùng áp lực, đau đáu vẫn nằm ở chuyện kéo khán giả đến sân.
Nhìn dòng người nối nhau mua vé xem HAGL thi đấu ở AFC Champions League hồi tháng 4 rõ ràng khác biệt quá lớn nếu nhìn vào khung cảnh ảm đạm trước sân Thống Nhất những ngày qua khi Viettel FC chuẩn bị thi đấu tại AFC Cup.
Không chỉ đối mặt với câu chuyện đá thế nào để kéo khán giả tới sân ủng hộ, Viettel FC cũng vấp phải áp lực khác về thành tích ở AFC Cup sau thành công của Bình Dương hay Hà Nội FC trước đây từng làm được cho bóng đá Việt Nam ở sân chơi châu lục.
Với thể thức thi đấu như những năm qua khi các đội đá vòng loại, bán kết, chung kết khu vực trước khi tiến tới chung kết liên khu vực… rõ ràng Viettel muốn san bằng chiến tích của Bình Dương, Hà Nội FC không phải quá tầm với.
Thế nhưng, việc V-League sắp lăn bóng trở lại không dễ cho Viettel FC “ôm” cùng lúc nhiều mục tiêu trong bối cảnh hàng loạt trụ cột chấn thương cũng như đã ra đi từ đầu mùa giải 2022 như Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải, Vũ Minh Tuấn…
Rất nhiều thách thức cho Viettel FC ở sân chơi châu lục, nhưng cũng hy vọng với “chất lính” của mình đội bóng này có thể vượt qua và hoàn thành những mục tiêu đề ra tại AFC Cup 2022.
Xuân Mơ
Với kết quả này, Hoành Khánh là người thứ 3 mang được vòng nguyệt quế về cho tỉnh Quảng Ninh. Trước Hoàng Khánh, 2 thí sinh của Quảng Ninh làm được việc này là Đặng Thái Hoàng và Nguyễn Hoàng Cường, đều là học sinh của Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh.
![]() |
3 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia đến từ tỉnh Quảng Ninh. Từ trái qua là Nguyễn Hoàng Cường, Nguyễn Hoàng Khánh và Đặng Thái Hoàng. |
Đặng Thái Hoàng(SN 1994), chàng trai có vẻ ngoài lãng tử với chiều cao 1m82 là quán quân Olympia năm 2012 với 250 điểm. Không chỉ ngoan hiền và học giỏi đều tất cả các môn, trong mắt mọi người, Đặng Thái Hoàng còn là cán bộ lớp năng nổ, chín chắn.
Sau khi vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12, Thái Hoàng giành được suất học bổng toàn phần tại Úc. Giống nhiều quán quân khác, Thái Hoàng cũng lên đường du học tại Trường Đại học Kỹ thuật Swinburne, chuyên ngành Kỹ sư dân dụng.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Thái Hoàng làm cho 1 công ty xây dựng tại thành phố Melbourne. Được biết, Quán quân Olympia năm 2012 đã lập gia đình vào năm 2018, vợ của anh là bạn học cùng Trường ĐH Swinburne, quê ở TP.HCM.
![]() |
Đặng Thái Hoàng, Quán quân Olympia năm 2012 với 250 điểm. |
6 năm sau, một thí sinh khác của tỉnh Quảng Ninh là Nguyễn Hoàng Cườngđã trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2018 với 240 điểm. Ở phần thi Khởi động năm đó, Nguyễn Hoàng Cường đã bình tĩnh trả lời xuất sắc 12 câu hỏi chỉ trong 53 giây và trở thành người lập kỷ lục Đường lên đỉnh Olympia.
Tại phần thi Về đích, Cường đã chứng minh khả năng xuất sắc của mình khi không dùng giấy bút hay máy tính vẫn nhanh chóng trả lời được câu hỏi Toán học khó và có phần giải thích đầy thuyết phục sau vài giây.
Khi MC xướng tên nhà vô địch, trong cơn mưa, cả quảng trường tại Quảng Ninh quê cậu có tới hơn 5.000 người hò reo cổ vũ. Cường đã mang về “chiến thắng trong mưa” và niềm vui trọn vẹn tới gia đình, thầy cô, bạn bè và người dân Quảng Ninh.
Chàng trai có vẻ ngoài nhút nhát thời điểm đó là học sinh lớp chuyên Pháp của Trường THPT Hòn Gai, giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi học sinh giỏi của tỉnh Quảng Ninh và khu vực, từng lọt vào top 26 gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh.
Cùng với phần thường 35.000 USD và suất học bổng tại Trường ĐH Swinburne, Hoàng Cường đã lên đường sang Úc vào tháng 2/2020 và hiện theo học ngành Khoa học dữ liệu.
![]() |
Nguyễn Hoàng Cường là quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2018 với 240 điểm. |
Còn Nguyễn Hoàng Khánhmới đây đã trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 với 315 điểm.
Ngay sau khi kết thúc cuộc thi, Hoàng Khánh chia sẻ ước mơ của em là trở thành một doanh nhân. Tuy nhiên, trước câu hỏi về định hướng du học, Khánh cho hay em đang cân nhắc kỹ càng bởi em không có hứng thú với việc đi du học.
“Em sẽ nghe thêm góp ý của bố mẹ, thầy cô và bạn bè. Trong thời gian dịch bệnh này thì Việt Nam vẫn là một nơi tuyệt vời để em có thể học tập và theo đuổi ước mơ”, Khánh nói.
Nam sinh Quảng Ninh cũng chưa tiết lộ về trường đại học trong nước mà mình có ý định theo học.
Nguyễn Hoàng Khánh trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 với 315 điểm. |
Đến thời điểm này, sau Quảng Ninh thì Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và Vĩnh Long là 3 địa phương cùng có 2 thí sinh vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài Truyền hình Việt Nam.
Thanh Hùng
Nguyễn Hoàng Khánh cho biết em mơ ước trở thành doanh nhân, và mong sau này sẽ được gặp lại các bạn chơi hôm nay trong những vị thế mới: là những người kiến tạo đất nước.
" alt=""/>3 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia của tỉnh Quảng NinhCó 15 tỉnh, thành kết hợp cả dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Hải Dương, Bình Định, Quảng Trị, Đắk Nông.
Số còn lại (25 tỉnh, thành khác) chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
![]() |
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các trường học.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp, đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục, ưu tiên tiêm đủ liều vắc xin cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Ngoài ra, căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn, các địa phương sẽ quyết định tổ chức dạy học trực tiếp đối với từng cấp học sao cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường, đồng thời cần có những biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định.
Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1, 2 (nguy cơ thấp và trung bình), tổ chức dạy trực tiếp, củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao), tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ vào điều kiện thực tế, địa phương sẽ quyết định kế hoạch dạy học cho từng khối lớp. Với cấp phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp lớp 1, 2, 6, 9 và 12, đảm bảo giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và an toàn trong công tác phòng chống dịch.
Đối với địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao), căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học.
Với cấp mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp, đồng thời phối hợp với phụ huynh hướng dẫn học sinh sử dụng an toàn các thiết bị phục vụ học trực tuyến, có phương án chuyển tài liệu đến học sinh còn thiếu thiết bị học trực tuyến, học qua truyền hình.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo ngành giáo dục phối hợp với ngành Y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng dịch cho học sinh, sinh viên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thanh Hùng
UBND TP Hà Nội đồng ý cho học sinh lớp 5, 6, 9, 10, 12 thuộc 18 huyện, thị ngoại thành đi học trực tiếp từ 8/11.
" alt=""/>23 tỉnh, thành đã cho học sinh đi học trực tiếp