Video:

Nghề dạy khóc ở Nhật Bản
Hidefumi Yoshida tự gọi mình là thầy dạy khóc - người khuyến khích mọi người thỉnh thoảng nên rơi nước mắt như một cách giảm căng thẳng và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Video:
Hidefumi Yoshida tự gọi mình là thầy dạy khóc - người khuyến khích mọi người thỉnh thoảng nên rơi nước mắt như một cách giảm căng thẳng và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Đến nay, quy trình được rút gọn, bệnh nhân đến khám sẽ được lưu thông tin hành chính, mã thẻ bảo hiểm y tế,... từ đó người bệnh giảm được thời gian chờ, được cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí được quỹ BHYT chi trả và có thể giám sát quyền lợi được hưởng. Có được điều này là nhờ việc ứng dụng CNTT vào khám chữa bệnh và giám định BHYT.
Chị Nguyễn Xuân Hằng (29) tuổi – người đã đến khám chữa bệnh ở đây nhiều lần chia sẻ: “Trước tôi phải chờ cả tiếng đồng hồ mới đến lượt, giờ chỉ khoảng chưa đến nửa tiếng, có khi chỉ 15 phút. Đây là chưa kể thủ tục thanh toán BHYT cũng đỡ thủ tục giấy tờ hơn nhiều”.
Trưởng Khoa khám bệnh tại đây – bác sĩ Đinh Thị Yến, cho biết: Việc ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh đã tạo thuận lợi rất nhiều cho không chỉ bệnh nhân, người nhà của họ mà với cả đội ngũ cán bộ y, bác sỹ bệnh viện.
“Theo đó, với việc nhập dữ liệu người bệnh kết nối với tất cả các khoa phòng, chúng tôi có điều kiện tăng thời gian khám bệnh, từ đó làm tốt hơn công tác tư vấn, giúp bệnh nhân và người nhà tuân thủ phác đồ điều trị. Đội ngũ điều dưỡng của bệnh viện do không phải sao chép giấy tờ bằng tay, nên hỗ trợ nhiều hơn cho bác sỹ trong khám bệnh và hướng dẫn bệnh nhân. Cùng với đó, đội ngũ dược sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện sẽ dễ dàng nhận biết tên thuốc, nguồn thuốc cấp phát cho bệnh nhân…”, bác sỹ Yến bổ sung.
Còn bác sỹ Phạm Văn Dậu, Phó Giám đốc Bệnh viện thì cho biết, đơn vị này đã triển khai ứng dụng CNTT từ năm 2006 cho công tác quản lý, khám, chữa bệnh. Hàng năm, bệnh viện đều có kế hoạch đầu tư kinh phí, nhân lực, công nghệ phần mềm để triển khai bổ sung.
" alt=""/>Chờ khám bệnh giảm nửa thời gian, thủ tục BHYT giảm nhiềuViệc Trung Quốc là công xưởng của thế giới nên hàng hoá chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc cũng không có gì là lạ, cũng rất nhiều mặt hàng ghi rõ xuất xứ Trung Quốc để người dùng lựa chọn. Nhưng điều đáng nói là hiện tượng nhái thương hiệu, giả xuất xứ, "lập lờ đánh lận con đen" để người tiêu dùng nhầm lẫn đang tràn lan.
Chỉ một vòng dạo qua các web bán hàng online và website của một số siêu thị điện máy, tôi có thể chỉ ra sự bất nhất đến khó hiểu của việc ghi xuất xứ hàng hoá của nhiều sản phẩm khác nhau và từ đó đặt ra nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.
Chẳng hạn, tôi chọn ngẫu nhiên sản phẩm Máy nướng bánh Tiross TS9653 được Pico, Trần Anh và một số siêu thị điện máy ghi là "xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ", nhưng cũng chiếc máy đó một số trang bán hàng online lại ghi "xuất xứ Đức". Đặc biệt, trên trang Lazada, trong cùng một trang ghi thông tin sản phẩm, phần trên ghi Tiêu chuẩn châu Âu (Made in Turkey) nhưng ngay bên dưới lại ghi Sản xuất tại Trung Quốc. Còn nếu bạn gõ vào Google tên của máy và kèm theo từ khoá "Trung Quốc" hoặc "châu Âu", bạn sẽ thấy nhiều đường link nói rằng sản phẩm này có "tiêu chuẩn châu Âu, sản xuất tại Trung Quốc".
Pico và một số siêu thị điện máy ghi xuất xứ "Thổ Nhĩ Kỳ"
Một số trang bán hàng online lại ghi xuất xứ "Đức"
Thông tin ở trên "Made in Turkey" nhưng bên dưới lại ghi "Sản xuất tại Trung Quốc"
Tuy nhiên, trên một deal mua sắm của trang nhommua.com, sản phẩm này còn có một nguồn gốc khác: sản phẩm thương hiệu Ba Lan sản xuất tại Trung Quốc". Theo thông tin trên trang này thì sản phẩm được nhập khẩu bởi Công ty TNHH T.I.R.O.S.S, một công ty được thành lập tháng 3 năm 2008 chuyên kinh doanh đồ gia dụng nhập khẩu dưới thương hiệu TIROSS.
Đến đây, liệu bạn có thể xác định được đâu là nguồn gốc thật sự của chiếc máy nướng Tiross TS9653?
Tôi tiếp tục kiểm tra theo cách tương tự với sản phẩm Vỉ nướng Severin PG2790 thì thấy sản phẩm này có ghi xuất xứ Đức tại nhiều siêu thị điện máy. Tuy nhiên, nhiều trang bán hàng online khác lại ghi "Xuất xứ Trung Quốc" hoặc "Sản xuất tại Trung Quốc". Trên trang nhommua.com, sản phẩm này được ghi "thương hiệu Đức, sản xuất tại châu Âu".
Trên Pico.vn, Severin PG2790 có xuất xứ Đức
Nhiều trang bán hàng online khác lại ghi xuất xứ Trung Quốc
Thông tin trên Nhommua.com không nói rõ PG2790 được sản xuất tại nước nào, chỉ ghi chung chung "sản xuất tại Châu Âu"
Trên thực tế, Severin đúng là một thương hiệu đồ gia dụng của Đức với các sản phẩm giá bình dân. Theo công bố trên website của Severin thì nhà sản xuất này đã mở nhà máy tại Trung Quốc từ năm 1995. Như vậy, nếu các sản phẩm Severin trên thị trường được sản xuất tại Trung Quốc thì chất lượng của chúng vẫn được đảm bảo, nhưng nếu nói đó là sản phẩm "xuất xứ Đức" thì là sự mập mờ thông tin khiến người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm được "sản xuất tại Đức" hoặc "nhập khẩu từ Đức" - những khái niệm khác nhau mà người dùng thường không để ý.
Đây là tình trạng phổ biến đối với các thương hiệu đồ gia dụng nổi tiếng như Tefal, Philips, Electrolux, Panasonic, Sharp, Samsung... Bạn đọc nếu muốn kiểm chứng hãy thử tìm kiếm thông tin qua Google sẽ thấy tình trạng mà tôi đề cập ở trên rất phổ biến, xảy ra với hầu hết các thương hiệu lớn. Trong tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan hiện nay, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua hàng, tránh tình trạng mua hàng Trung Quốc lại tưởng hàng châu Âu, Nhật Bản.
" alt=""/>Mua đồ gia dụng khó tránh hàng TàuTheo Trung tâm VNCERT ghi nhận, năm 2015 có 5.898 sự cố tấn công lừa đảo (tăng gần 4 lần so với năm 2014); 8.850 sự cố tấn công thay đổi giao diện (tăng 1,06 lần so với năm 2014) trong đó có 252 sự cố tấn công liên quan đến các tên miền của các cơ qua nhà nước “gov.vn”.
" alt=""/>Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên: Lớp học ATTT cần sát thực tế