Ngày 18/11, nhân viên của một cửa hàng thuộc thương hiệu Katinat ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã có cách ghi thông tin lên tem dán đồ uống không phù hợp, thiếu chuẩn mực. Cụ thể, yêu cầu của khách hàng là giảm đường và giảm đá, nhưng thay vì ghi giảm đá thì nhân viên cửa hàng lại ghi "giảm an tây".
Theo nhiều người dùng mạng xã hội, cụm từ "an tây" trùng với tên một người mẫu nổi tiếng đang bị tạm giữ để điều tra về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Katinat liên tục dính lùm xùm, phải xin lỗi
Sau hơn một ngày đăng tải, hình ảnh tem dán trên ly trà sữa đã khiến nhiều người dùng bày tỏ bức xúc, phản ứng gay gắt. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng thương hiệu cố tình tạo "content bẩn" (sáng tạo nội dung mang tính tiêu cực, không lành mạnh - PV) để truyền thông.
Trước đó, hồi tháng 9, Katinat cũng vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận khi tuyên bố chiến dịch truyền thông trích 1.000 đồng/ly nước để ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ.
Ngay sau đó, sáng 20/11, Katinat đã đăng tải thông cáo báo chí "để hạn chế những thảo luận hoặc thông tin sai lệch có thể xảy ra" đồng thời khóa bình luận dưới bài đăng. Cụ thể, Công ty cổ phần Café Katinat - chủ sở hữu thương hiệu cho biết doanh nghiệp nhận thức rõ đây là một sự việc nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng mà còn gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.
"Sau khi kiểm tra và xác định rõ sự việc, đơn vị đã thực hiện xử lý kỷ luật nhân viên vi phạm theo hình thức sa thải, xử lý kỷ luật quản lý cửa hàng theo hình thức nhắc nhở vì đã kiểm soát chưa tốt các hoạt động của cửa hàng", thông cáo cho biết.
Katinat là thương hiệu đồ uống liên tục dính lùm xùm về truyền thông gần đây (Ảnh: Chụp màn hình).
Doanh nghiệp cũng khẳng định đây là hành động bộc phát mang tính đùa cợt của cá nhân một nhân viên và vi phạm nghiêm trọng quy định về tiêu chuẩn phục vụ, đi ngược với phương châm kinh doanh cũng như định hướng cốt lõi.
Liệu có phải chiêu trò truyền thông?
Theo ông Phùng Thái Học - chuyên gia truyền thông, không thể thực sự xác định được liệu đây có phải là một hành vi có chủ đích của nhãn hàng hay chỉ là một sự cố bộc phát của cá nhân riêng lẻ. "Tuy nhiên, có một điều có thể chắc chắn là cách làm này không phải là một lựa chọn khôn ngoan", vị chuyên gia khẳng định.
Ông Học cho biết "đu trend" (hành động theo xu hướng) hay có thể hiểu là các hoạt động truyền thông bám theo các chủ đề "nóng" của xã hội là một thứ quen thuộc hiện nay. Việc hành động theo trend có thể giúp thương hiệu tăng lượng tiếp cận đột biến trong thời gian ngắn, từ đó giúp nhãn hàng tăng nhận diện và thậm chí tăng doanh số trong một số trường hợp đặc biệt.
"Tuy nhiên việc hành động theo trend cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhãn hàng. Không thiếu trường hợp hành động theo trend bị coi là lố bịch, bất chấp, thậm chí là nội dung bẩn", vị chuyên gia nhìn nhận.
Ra mắt từ năm 2016 tại TPHCM, Katinat liên tục mở rộng chuỗi cửa hàng với hàng chục chi nhánh mới, đặc biệt ở các địa phương phía Bắc (Ảnh: Katinat).
Theo ông Học, sau vụ việc của Katinat, các doanh nghiệp dịch vụ nói chung và doanh nghiệp trong ngành F&B (Food and Beverage) có thể rút ra nhiều bài học có giá trị.
"Trước khi có ý định hành động theo trend hoặc làm các hoạt động truyền thông, nhãn hàng phải cân nhắc 3 điều vô cùng quan trọng. Trước hết, hoạt động quảng cáo có gây ảnh hưởng tiêu cực tới một cá nhân, tổ chức hoặc một nhóm đối tượng cụ thể nào không; hoạt động có đi ngược với các tiêu chuẩn đạo đức phổ biến của xã hội không và hoạt động có đi ngược lại với định vị thương hiệu của nhãn hàng không?", vị chuyên gia lưu ý.
Thực tế hiện nay, quảng cáo nhanh nhạy, tận dụng những sự kiện hoặc xu hướng nóng hổi để thu hút sự chú ý ngay lập tức từ người tiêu dùng là một chiến lược tiếp thị truyền thông phổ biến.
Quảng cáo theo xu hướng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thông tin được truyền tải và tiêu thụ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, chiến lược này vẫn ẩn chứa những rủi ro nhất định đối với nhãn hàng nếu sử dụng sai cách.
Katinat là thương hiệu đồ uống phổ biến tại thị trường Việt Nam có khoảng 73 cửa hàng, tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…
Chuỗi đồ uống này thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Café Katinat thành lập vào ngày 27/11/2020. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là ông Đinh Việt Hà (SN 1978).
Tại thời điểm thành lập, Công ty cổ phần Café Katinat có vốn điều lệ 38 tỷ đồng. 3 cổ đông sáng lập gồm bà Trương Nguyễn Thiên Kim góp 32 tỷ đồng, tương đương hơn 84,2% vốn điều lệ. Ông Đinh Việt Hà góp 3 tỷ đồng, tương đương 7,89% cổ phần. Cổ đông còn lại là Lê Ngọc Khánh, góp vốn 3 tỷ đồng.
" alt=""/>Tem dán "giảm an tây": Sự cố hay chiêu trò truyền thông của Katinat?Kết phiên giao dịch ngày 5/12, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 83-85,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi so với trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và bán là 2,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn giữ nguyên, được niêm yết tại 83-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Giá vàng nhẫn, vàng miếng SJC đứng giá 2 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, so với đầu tuần, mỗi lượng vàng nhẫn tăng 200.000 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra. Vàng nhẫn tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 100.000 đồng ở chiều bán ra.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng rạng sáng 6/12 (theo giờ Việt Nam) ở quanh mốc 2.629 USD/ounce, giảm 23 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 80,7 triệu đồng/lượng rẻ hơn 4,5-5 triệu đồng so với giá trong nước, tùy thời điểm.
Giá vàng giảm trong bối cảnh Mỹ vừa công bố dữ liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần. Số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng nhẹ vào tuần trước, cho thấy thị trường lao động tiếp tục hạ nhiệt dần dần.
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 0,3%, giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 100.000 USD trong phiên ngày 5/12. Thị trường cũng đang chờ đợi số liệu việc làm phi nông nghiệp của Mỹ để có thêm thông tin về quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc cắt giảm lãi suất.
Giá vàng miếng, vàng nhẫn đứng yên 2 phiên liên tiếp (Ảnh: Hải Long).
Chủ tịch Fed Jerome Powell trước đó vừa cho biết nền kinh tế Mỹ mạnh hơn dự kiến và gợi ý một quan điểm thận trọng hơn về việc cắt giảm lãi suất. Các nhà giao dịch đang định giá khả năng 70% cho việc cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp của Fed vào ngày 17-18/12 tới đây.
Giá USD ngân hàng và tự do tăng nhẹ
USD-Index - thước đo sức mạnh đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - sáng nay đạt 106,26 điểm, giảm 0,49% so với trước đó và tăng 4,86% so với đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.266 đồng, tăng 4 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.052-25.479 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.146-25.479 đồng (mua - bán), tăng 2 đồng ở cả 2 chiều so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.210-25.479 đồng. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.630-25.730 đồng (mua - bán), tăng 20 đồng ở chiều mua và tăng 10 đồng ở chiều bán ra.
" alt=""/>Giá vàng đi lùi khi chờ tin kinh tế Mỹ quan trọngChỉ số chính VN-Index gần như đi ngang trong suốt phiên giao dịch hôm nay (19/8) sau khi đạt được cú "nhảy gap" đầu phiên. Đóng cửa, VN-Index tăng 9,39 điểm tương ứng 0,75% lên 1.261,62 điểm. HNX-Index tăng 0,86 điểm tương ứng 0,37% và UPCoM-Index tăng 0,28 điểm tương ứng 0,3%.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 531 mã tăng, 24 mã tăng trần so với 328 mã giảm, 12 mã giảm sàn. Riêng sàn HoSE có 266 mã tăng, áp đảo so với 153 mã giảm. Tuy vậy, biên độ tăng giảm tương đối hẹp.
QCG của Quốc Cường Gia Lai là mã bất động sản duy nhất trên sàn HoSE tăng trần. Mã này tăng trần lên 6.630 đồng trong phiên hôm nay với khớp lệnh 1,9 triệu đơn vị, trắng bên bán, có dư mua giá trần.
Như vậy, tính trong một tuần trở lại đây, QCG đã hồi phục 16,7% về thị giá. Mức thiệt hại đối với những nhà đầu tư "bắt đáy hụt" cũng đã thu hẹp đáng kể.
Hôm nay đánh dấu thời điểm tròn một tháng biến cố xảy ra tại Quốc Cường Gia Lai khi bà Nguyễn Thị Như Loan, cựu tổng giám đốc công ty này, bị khởi tố và bắt tạm giam. Phiên 19/7, QCG giảm sàn và khớp lệnh 1,6 triệu cổ phiếu trước khi liên tục giảm sàn và tắt thanh khoản ở những phiên kế tiếp.
Nếu như mua cổ phiếu giá sàn ở phiên 19/7 và vẫn nắm giữ đến thời điểm hiện tại thì nhà đầu tư ghi nhận thua lỗ 26,9%.
Diễn biến giá cổ phiếu QCG trong một tháng qua (Nguồn: DNSE).
Sau khi bà Loan bị bắt, ghế tổng giám đốc của Quốc Cường Gia Lai đã có người đảm nhiệm, không ai khác là ông Nguyễn Quốc Cường (Cường "Đô La"), con trai bà Loan. Tổ chức thành công phiên họp lần 2 đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Nguyễn Quốc Cường cũng đã thông báo cụ thể về tình hình tài chính, triển vọng công ty và kế hoạch thu xếp nguồn tiền để trả nợ cho bà Trương Mỹ Lan.
Ngoài QCG, phiên hôm nay chỉ một số cổ phiếu bất động sản có mức tăng khá là DXG tăng 3,5%; DXS tăng 2%; PDR tăng 1,9%; SIP tăng 1,8%; NVL tăng 1,3%, còn lại mức tăng giá khiêm tốn.
Cổ phiếu xây dựng và vật liệu phân hóa. Trong khi HU1 giảm 6,7%; TCR giảm 6,5%; SC5 giảm 3,1%; HVX giảm 2,3% thì NHA ngược lại tăng mạnh 6,4%; DXV tăng 5%; HT1 tăng 4,7%; VGC tăng 3,2%; HVH tăng 3,2%.
Phần lớn cổ phiếu ngân hàng đạt trạng thái tăng giá đã hỗ trợ đáng kể cho chỉ số. Một số mã tăng mạnh như EIB tăng 3%; TCB tăng 2,1%; LPB tăng 2,1%; VCB, BID cũng tăng giá.
Nhiều cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính bị áp lực chốt lời khiến giá giảm. DSE giảm 2,1%; ORS giảm 1,2%; VCI giảm 1,1%; SSI, BSI, TVB, TVS, VND, HCM đều giảm.
Thanh khoản co hẹp do dòng tiền chưa quyết liệt đổ vào thị trường mua cổ phiếu tăng giá. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 698,63 triệu cổ phiếu tương ứng 16.781,25 tỷ đồng; trên HNX là 52,91 triệu cổ phiếu tương ứng 1.100,74 tỷ đồng và trên UPCoM là 39,91 triệu cổ phiếu tương ứng 657,23 tỷ đồng.
Giữa lúc thị trường tăng thì khối ngoại lại bán ròng gần 309 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng gần 312 tỷ đồng trên HoSE. Những mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại là VHM, HPG, TCB, HSG, HDB; ngược lại, VHM được mua ròng 137 tỷ đồng, CTG, GAS, PC1 và STB cũng nằm trong danh sách mua ròng của khối ngoại.
" alt=""/>Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" ra sao sau một tháng cựu CEO bị bắt?