Cô có rất nhiều nốt ruồi và tàn nhang nên thường đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra phòng ngừa. Hầu hết các sinh thiết ban đầu của cô là lành tính, nhưng khi cô hơn 20 tuổi, mọi chuyện thay đổi.
“Không may, sinh thiết của tôi bắt đầu cho kết quả ác tính. Tôi phải điều trị nhiều lần trong vòng 8 năm qua”, cô kể.
Fry nghi ngờ tình trạng của mình liên quan đến với tiền sử gia đình. Gần đây cô được biết rằng bà nội của mình cũng bị ung thư da.
Dấu hiệu ung thư da
Hiệp hội Da liễu Mỹ lưu ý dấu hiệu ung thư liên quan tới nốt ruồi và tàn nhang trên da:
- Không đối xứng, hai bên của nốt ruồi trông không giống nhau
- Các đường viền không đều, không rõ ràng
- Màu sắc nốt ruồi khác nhau có thể là nâu, đen, trắng, đỏ hoặc xanh
- Đường kính nốt ruồi lớn hơn cục tẩy bút chì
- Các nốt ruồi phát triển kích thước, thay đổi hình dạng hoặc chuyển màu
Sau khi xem ảnh chụp nốt ruồi và tiền sử bệnh của gia đình Fry, Tiến sĩ Margareth Pierre-Louis có nhận định ban đầu, đó là ung thư biểu mô tế bào đáy.
Sau các xét nghiệm khẳng định, Tiến sĩ Pierre-Louis đã tiến hành loại bỏ phần da bị bệnh của Fry. Hiện tại, Fry đã khỏi bệnh.
Tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất, chiếm ít nhất 55% các loại ung thư da.
Trước khi chuyển đến Minneapolis, Fry sống ở Colorado và dành nhiều thời gian ở ngoài trời, làm vườn, chèo thuyền kayak và tận hưởng thiên nhiên. Cô tâm sự, mình là một “người đi tìm mặt trời”. Dù vậy, Fry vẫn lưu ý đến việc bảo vệ làn da của mình và tránh ánh nắng trực tiếp.
“Tôi đội một chiếc mũ rộng vành, che kín cánh tay, lưng. Thói quen đó thực sự không ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của tôi”, cô chia sẻ.
Fry hy vọng câu chuyện của mình sẽ khuyến khích những người khác thực hiện các biện pháp bảo vệ như bôi kem chống nắng, che chắn làn da khi ra bên ngoài.
An Yên(Theo Today)
Việc giữ “ấm bụng” cũng có tác dụng tốt với sức khỏe. Khi bạn cảm lạnh, toàn thân run rẩy, bạn không nên uống nước lạnh hoặc ăn kem. Thay vào đó, bạn sẽ muốn thưởng thức một bát súp gà nóng hoặc uống một tách trà chanh mật ong, trà gừng để làm ấm bụng.
Tương truyền, khi qua đời vào thế kỷ 18, bác sĩ người Hà Lan Herman Boerhaave đã để lại một cuốn sách niêm phong viết về những bí quyết để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, khi mở sách ra, mọi người chỉ thấy một trang duy nhất với nội dung: “Giữ đầu mát, chân ấm và đừng ăn no”. Danh y Biển Thước của Trung Quốc được cho là đã để lại những lời tương tự cách đây khoảng 2.500 năm. “Giữ đầu mát và bụng ấm” - đây là lời khôn ngoan áp dụng cho mọi thời đại và mọi nơi.
Chườm ấm vùng bụng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa; tăng quá trình hấp thụ thức ăn; giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón; hệ bài tiết, tiết niệu lưu thông tốt hơn.
Chân ấm
Theo Japan-mobility, người Nhật có câu Zukan Sokunetsu nghĩa là “đầu lạnh, chân ấm” bắt nguồn từ y học phương Đông. Theo đó, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng hơn và tập trung tốt hơn với cái đầu lạnh. Nếu đầu ấm nóng, mọi người bắt đầu cảm thấy buồn ngủ vì chức năng não bị suy giảm. Não của bạn gửi tín hiệu đến cơ thể, sau đó chức năng trao đổi chất giảm xuống và hệ miễn dịch của bạn trở nên yếu hơn.
Một số người thậm chí còn bị đau đầu khi máu trong não giãn nở vì nóng. Vì vậy, theo lý thuyết, giữ đầu lạnh giúp giảm nguy cơ bị đau đầu.
Mặt khác, khi bàn chân bạn ấm, máu lưu thông tốt hơn. Khi đó, độc tố sẽ bị loại bỏ khỏi cơ thể, hoạt động trao đổi chất và hệ miễn dịch được cải thiện. Theo New York Post, Tiến sĩ Biquan Luo, một nhà khoa học y sinh ở Mỹ, cho biết làm ấm chân có thể giúp bạn ngủ nhiều hơn và ngon hơn. Cảm giác ấm áp ở bàn chân giúp cơ thể thư giãn, hỗ trợ những người có tuần hoàn máu kém không bị lạnh và tê bì tay chân.
Các chuyên gia về chân cho biết bàn chân lạnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường.
HCA Healthcare, một trong những hệ thống y tế lớn nhất tại Mỹ, đã và đang thử nghiệm mô hình AI của Google từ đầu năm nay, cho biết hiệu quả của công nghệ này là có thực, song họ vẫn cần tiến hành áp dụng từng bước một cách cẩn trọng.
Aashima Gupta, giám đốc toàn cầu về chiến lược và giải pháp chăm sóc sức khỏe của Google Cloud, cho biết công ty nhận thấy rằng các mô hình AI được điều chỉnh về mặt y tế khác nhau có thể thực hiện một số nhiệm vụ tốt hơn các mô hình khác. Đó là lý do tại sao Google quyết định giới thiệu một bộ mô hình thay vì cố gắng xây dựng một giải pháp “phù hợp cho tất cả”.
Chẳng hạn, Google cho biết mô hình MedLM lớn hơn của họ sẽ tốt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi kiến thức sâu và nhiều sức mạnh tính toán như tiến hành nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ toàn bộ bệnh nhân của một bệnh viện.
Nhưng theo Gupta, nếu các công ty cần mô hình linh hoạt hơn, có thể được tối ưu hóa cho các chức năng cụ thể hoặc theo thời gian thực, chẳng hạn như tóm tắt sự tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân, thì mô hình cỡ trung bình sẽ hoạt động tốt hơn.
Theo Greg Corrado, người đứng đầu bộ phận AI về sức khỏe của Google, cho biết bác sĩ lâm sàng thường không cần trợ giúp với những câu hỏi “dễ tiếp cận” về bản chất của bệnh. Thay vào đó, các tổ chức y tế thường muốn AI giúp giải quyết vấn đề hậu cần như quản lý giấy tờ.
“Các bác sĩ muốn thứ gì đó giúp họ giải quyết những khó khăn thực sự và các rào cản trong quy trình mà chỉ họ mới biết”, Corrado nói với CNBC.
Ghi chú, bàn giao ca tự động
Tiến sĩ Michael Schlosser, Phó Chủ tịch cấp cao về chuyển đổi và đổi mới tại HCA, cho biết công ty đã sử dụng MedLM để giúp các bác sĩ cấp cứu tự động ghi lại các tương tác của họ với bệnh nhân.
Ông nói HCA đã sử dụng MedLM trong các phòng cấp cứu tại bốn bệnh viện và công ty muốn mở rộng việc sử dụng trong năm tới, với kỳ vọng công nghệ của Google sẽ chiếm 50% số ghi chú mà không cần sự trợ giúp từ phía con người, từ đó giúp các bác sĩ tiết kiệm đáng kể thời gian cho công việc giấy tờ văn thư.
MedLM còn được sử dụng để phát triển công cụ bàn giao ca giữa các y tá. Công cụ này có thể đọc qua hồ sơ sức khỏe điện tử và xác định thông tin liên quan để các nhân sự chuyển sang ca tiếp theo.
Schlosser cho biết, việc chuyển giao là “tốn công sức” và là một điểm thực sự gây khó khăn cho các y tá, vì vậy việc tự động hóa quy trình sẽ tạo ra sự chuyển đổi “mạnh mẽ”. Trung bình, các y tá của HCA thực hiện khoảng 400.000 lượt giao ca/ tuần.
Tuy nhiên, đây chưa phải là sản phẩm cuối cùng mà vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Dù các phản hồi ban đầu là tích cực, song các chuyên gia trong ngành nhận định vấn đề “ảo giác” của AI vẫn là thách thức lớn, bên cạnh những khó khăn về dữ liệu và cách thức quản lý AI theo thời gian thực.
“Chúng tôi đang rất thận trọng với cách tiếp cận những mô hình AI này”, Schlosser nói. “Chúng tôi không sử dụng những trường hợp mà kết quả đầu ra của mô hình có thể ảnh hưởng bằng cách nào đó đến việc chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân”.