Xem lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mới nhất tại đây!
Để được thanh toán, người bệnh, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp cần xuất trình với cơ quan BHXH đơn thuốc, vật tư y tế được chỉ định bởi cán bộ y tế tại cơ sở khám chữa bệnh và hóa đơn mua thuốc, vật tư y tế hợp pháp, hợp lệ để làm căn cứ thanh toán.
Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp có trách nhiệm thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế cho người bệnh theo các trường hợp quy định.
Nhiều trách nhiệm cho cơ sở khám chữa bệnh
Dự thảo thông tư đặt ra trách nhiệm của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và cơ sở khám chữa bệnh.
Trong đó, cơ sở khám chữa bệnh phải có trách nhiệm đấu thầu mua sắm theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời cho người bệnh. Nếu không có đủ thuốc cung ứng, cần chuyển người bệnh đến cơ sở có đủ điều kiện cung cấp thuốc, vật tư.
Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh không có sẵn thuốc, vật tư y tế để điều trị cho người bệnh vì lý do khách quan mà không thể chuyển được người bệnh đến cơ sở khác thì cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn người bệnh tại các cơ sở cung ứng nhằm bảo đảm chất lượng mua thuốc, vật tư y tế và thông báo với cơ quan BHXH về trường hợp người bệnh tự mua.
Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh không có đủ thuốc, vật tư y tế cung ứng cho người bệnh vì lý do chủ quan, cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm theo quy định của hợp đồng khám bệnh chữa bệnh BHYT và quy định pháp luật về đấu thầu.
Chiều 7/11, tại buổi chất vấn, trả lời chất vấn theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nêu quan điểm về việc cần có cơ chế để BHYT hoàn trả các khoản người dân đi khám chữa bệnh phải tự mua thuốc, vật tư ở ngoài vì bệnh viện thiếu, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho hay về nguyên tắc, cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo đủ thuốc, không để người dân phải mua thuốc ngoài trong thời gian điều trị nội trú.
Theo bà Lan, người bệnh tự mua thuốc bên ngoài có thể gặp nhiều nguy cơ liên quan đến chất lượng thuốc, an toàn người bệnh, việc giải quyết tranh chấp khi có tai biến, rủi ro, nguy cơ lạm dụng chỉ định, mua giá cao khó xác định trong thanh toán…
Trao đổi với VietNamNetsáng 2/12, Tiến sĩ Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cho hay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, hoạt động hiến máu để bền vững và an toàn phải dựa trên lực lượng hiến máu tình nguyện, nhắc lại và thường xuyên.
"Hiến máu tình nguyện ở đây là tinh thần thiện nguyện, còn máu đạt chuẩn đến tay người bệnh đòi hỏi nhiều chi phí từ khâu tổ chức, vận động, vật tư tiêu hao, xét nghiệm sàng lọc để đảm bảo an toàn, điều chế, tách chiết các thành phần máu, bảo quản lưu trữ và cung cấp máu", ông Quế nói tạiNgày hội hiến máu "Trái tim tình nguyện" lần thứ XV - năm 2023.
Vật tư y tế tiêu hao trong hiến máu thường có bông băng, gòn, gạc, dung dịch sát khuẩn, vật tư y tế cho việc lấy máu; túi nhựa dẻo có chất chống đông để chứa máu... Thực tế, nhiều bệnh viện ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (như Cần Thơ, Cà Mau...) thiếu máu phục vụ điều trị do bệnh viện không còn túi lấy máu, cạn hóa chất vật tư dùng cho xét nghiệm máu (nguyên nhân do chậm đấu thầu thuốc và hóa chất vật tư tiêu hao).
Theo ông Quế, trừ một số quốc gia miễn phí cho dịch vụ y tế, với các nước khác, dù người dân hiến máu tình nguyện, miễn phí nhưng người bệnh khi sử dụng máu điều trị thì phải chi trả.
Theo quy định, người hiến máu tình nguyện có giấy chứng nhận nếu phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập sẽ được bồi hoàn miễn phí lượng máu bằng số lượng máu đã hiến. Nhiều người băn khoăn liệu người nhà như cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em ruột có được quyền "hưởng thay suất" máu của người thân đã hiến? Tiến sĩ Quế cho hay đối tượng này vẫn phải chi trả như các bệnh nhân khác "bởi không có nguồn kinh phí và lượng máu nào đáp ứng được".
“Chúng tôi đang đề xuất xây dựng quỹ để hỗ trợ máu miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, khó khăn, những người không đủ khả năng chi trả chi phí cho nhu cầu máu điều trị”, ông Quế nói với VietNamNet.
Ngày hội hiến máu “Trái tim tình nguyện” hưởng ứng Ngày Quốc tế tình nguyện 5/12 được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội tổ chức, đặt mục tiêu tiếp nhận khoảng 3.000 đơn vị máu, góp phần cùng chuẩn bị lượng máu dự trữ cho dịp cuối năm và Tết dương lịch.
Ông Quế cho biết trong 3 tháng tới (từ tháng 12/2023 tới tháng 2/2024), bệnh viện này cần khoảng 110.000 đơn vị máu và 12.000 đơn vị tiểu cầu gạn tách để đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị của 182 cơ sở y tế tại 31 tỉnh/thành phố.