Cũng có nguồn tin cho rằng chiếc di động có tên mã Rachael chính là Xperia X5. Có bằng chứng củng cố cho thông tin về Rachael là Sony Ericsson đang phát triển ít nhất một chiếc điện thoại Android để ra mắt trong năm nay.
Rachael có một màn hình cảm ứng lớn, tích hợp nền tảng Qualcomm QSD8250 Snapdragon, camera 8,1 megapixel.
Snapdragon có một số thông số đáng kinh ngạc – CPU 1 GHz, HD video decoding, camera 12 megapixel, GPS, TV, Wi-Fi.
" alt=""/>Sony Ericsson “Rachael” và “Kiki”Hôm nay, tôi rất vinh dự được tham dự Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III, đã chứng kiến sự ra mắt của rất nhiều sản phẩm công nghệ số Việt Nam do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo, phát triển, tổ chức triển khai ứng dụng trong nhiều năm qua - một minh chứng thể hiện ý chí tự lực, tự cường và khát vọng của con người Việt Nam với mong muốn đất nước phát triển bền vững, phồn vinh và hạnh phúc.
Kính thưa các đồng chí,
Sự phát triển của công nghệ số là một trong những yếu tố cơ bản định hình xã hội loài người trong thế kỷ 21. Công nghệ số đã và đang tác động toàn diện, sâu sắc và hết sức mạnh mẽ đến phương thức sản xuất, cách làm việc và đời sống xã hội của chúng ta. Ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực còn có tác động sâu rộng đối với hệ thống luật pháp, làm thay đổi yếu tố không gian, thời gian, chủ thể và các quan hệ pháp luật...
Với tính chất là tổng thể các hệ thống quy tắc xử sự để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội, pháp luật của mọi quốc gia không thể không thay đổi kịp thời khi mà phương thức sống, làm việc của con người đang thay đổi. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải chủ động hoàn thiện thể chế để tận dụng mọi cơ hội, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, hướng đến việc xây dựng quốc gia số với nền tảng là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Điểm đặc biệt trong quá trình này là cơ hội được mở rộng cho tất cả các quốc gia. Thực tế cho thấy đã có những quốc gia dù tiềm lực còn hạn chế nhưng với những bước đi phù hợp, đặc biệt là trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số là cơ hội hết sức quan trọng, có tính lịch sử để Việt Nam bứt phá, vươn lên mạnh mẽ, xây dựng quốc gia thịnh vượng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu rõ đất nước ta phải “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Trong đó, “Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới”…
Ngày 19/10/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19/KL-TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, mục tiêu là hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, 12 định hướng phát triển đất nước, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược đã được Đại hội XIII của Đảng đề ra.
Hiện nay, nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương của Đảng đang được tổ chức triển khai tích cực. Tuy nhiên, việc xây dựng thể chế để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức. Đây là bài toán khó không chỉ đối với Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang nỗ lực đi tìm lời giải.
Trước hết, đó là thách thức trong việc đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện thể chế để theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ số. Những tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ trong thời gian gần đây đã vượt qua những dự tính của các nhà lập pháp, đặt ra những thách thức về mặt pháp lý. Việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo để ra quyết định thay thế cho con người, công nghệ chuỗi khối trong xác nhận hợp đồng, sự xuất hiện của tài sản số… là những ví dụ điển hình.
Thứ hai, thách thức của việc xây dựng thể chế phục vụ chuyển đổi số còn là do những thay đổi trong mối quan hệ giữa các bên trong quá trình tham gia thị trường. Trong các mô hình kinh doanh mới, ranh giới giữa nhà cung cấp dịch vụ, nhà sản xuất và người tiêu dùng đã không còn rõ ràng. Điều này tạo ra những mối quan hệ phức tạp giữa các bên trong quá trình vận hành, tạo ra những khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu tính công bằng, lành mạnh của thị trường. Sự phát triển của công nghệ số còn làm xuất hiện những dạng tài sản mới như tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, dữ liệu số… Đây là những nội dung mà pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh đầy đủ và kịp thời.
Thứ ba, trong chuyển đổi số, với các quan hệ giao dịch chủ yếu diễn ra trên môi trường số cũng đã tạo ra những thách thức rất lớn trong thực thi pháp luật. Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản lý dữ liệu xuyên biên giới, thực hiện nghĩa vụ thuế trong kinh tế số… đang đặt ra yêu cầu phải có những thay đổi cơ bản trong việc tổ chức xây dựng và thực thi pháp luật, trong đó bao gồm cả việc nghiên cứu, thiết lập những chế định mới về quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân...
Những thách thức nói trên đòi hỏi phải có cách tiếp cận sáng tạo, khác biệt trong xây dựng và hoàn thiện thể chế. Thể chế phục vụ cho quá trình chuyển đổi số, một mặt vừa phải tạo điều kiện, khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mặt khác phải tạo ra khuôn khổ pháp lý an toàn để loại trừ những tác động bất lợi cho xã hội, cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Hoàn thiện thể chế phục vụ cho chuyển đổi số thực chất là thay đổi về tư duy lập pháp, cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản.
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những cấu phần quan trọng mang tính chất động lực trong công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số là cuộc cách mạng có tính căn bản, không chỉ gói gọn trong phạm vi công nghệ, trong đó thể chế vừa nắm vai trò nuôi dưỡng sáng tạo công nghệ, vừa mở đường cho việc áp dụng những đổi mới trên thực tế. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể hoàn thiện thể chế để phục vụ cho việc chuyển đổi số quốc gia; không chỉ là pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông mà kể cả đối với pháp luật về khoa học và công nghệ như sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; pháp luật chuyên ngành với sự xuất hiện của các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới; pháp luật về quản trị nhà nước; pháp luật về dân sự như quyền sở hữu, quyền con người; quyền, nghĩa vụ công dân v.v…
Thứ hai, để phục vụ cho mục tiêu khuyến khích đổi mới, sáng tạo, tư duy xây dựng pháp luật phải có bước chuyển phù hợp từ chủ yếu điều chỉnh can thiệp sang chủ yếu kiểm soát có điều kiện. Thực tế phát triển của công nghệ số trong thời gian vừa qua ở nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy sự can thiệp quá mức của thể chế sẽ là một trong những rào cản đối với đổi mới sáng tạo. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định ban hành các quy định pháp luật có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết có thể tiến hành xây dựng và vận hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, tạo ra khung khổ pháp lý được giới hạn về không gian, thời gian, lĩnh vực ứng dụng. Cơ chế này vừa khuyến khích tổ chức, cá nhân hiện thực các ý tưởng sáng tạo, thử nghiệm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường một cách hợp pháp, hạn chế rủi ro, đồng thời vừa giúp các cơ quan lập pháp nắm bắt thực tiễn để thiết kế khung pháp lý điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Thứ ba, sự tác động toàn diện của công nghệ số cũng đòi hỏi phải có cách tiếp cận tổng thể hơn trong việc xây dựng thể chế. Nhiều vấn đề về công nghệ số không chỉ giới hạn trong phạm vi của một lĩnh vực. Điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần có sự phối hợp, tương tác chặt chẽ. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết lập những cơ chế tương tác riêng của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạch định chính sách về chuyển đổi số.
Thứ tư, để phù hợp với tính xuyên biên giới của những nền tảng công nghệ số, việc hoàn thiện thể chế phải đi liền với việc hoàn thiện các quy định pháp luật xử lý những vấn đề có tính quốc tế. Do đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong quá trình xây dựng luật pháp, chú ý nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Kính thưa các đồng chí,
Thể chế, luật pháp luôn có vị trí quan trọng vì đây là khuôn khổ tạo ra sự bảo vệ cần thiết, thúc đẩy sự phát triển, mang lại phúc lợi tốt đẹp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, thể chế, pháp luật cũng có thể tạo ra chi phí cho xã hội, gây ra sự cản trở nhất định cho những vấn đề mới. Trong giai đoạn hiện nay, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, thể chế cần đi trước, phát huy vai trò kiến tạo phát triển, thúc đẩy toàn dân sáng tạo, doanh nhân khởi nghiệp. Hoàn thiện thể chế chính là sự đầu tư to lớn và vững chắc cho tương lai.
Chúng tôi hi vọng rằng với sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và sự đồng hành của mọi người dân, của các doanh nghiệp, quá trình hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam sẽ thành công. Đó sẽ là nền tảng để hàng năm chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến có thêm nhiều sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam có giá trị thiết thực, mang tầm vóc quốc tế, khẳng định tinh thần khát vọng, khả năng sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của con người Việt Nam.
Cuối cùng, xin gửi tới đồng chí Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí và quý vị đại biểu những lời chúc mừng tốt đẹp nhất và chúng ta chờ đón năm 2022 đang đến gần với những niềm vui mới, khát vọng mới và thành công mới.
Trân trọng cảm ơn.
Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc hội
Đó là một trong những yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 3.
" alt=""/>Hoàn thiện thể chế động lực chuyển đổi số quốc gia
![]() |
Sau một năm với rất nhiều đồn đoán, giữa tháng 8/2018, cặp đôi mới chính thức thừa nhận chuyện ly hôn. Tuy nhiên, cả hai lại tiếp tục gây sốc khi tuyên bố ly hôn nhưng vẫn sống chung nhà và vẫn giữ thói quen sinh hoạt bình thường. “Sống chung cũng có lấn cấn nhẹ vì chúng tôi đã ly hôn. Chúng tôi đã thống nhất sẽ bớt quan tâm lại. Việc ai nấy làm, nếu cần người kia cho ý kiến thôi. Nhưng khi đã ở chung, rất khó để phớt lờ những công việc hay mối quan hệ của người khác dù cố gắng”, Trương Quỳnh Anh nói. |
![]() |
Dù chia tay khá lâu và đều đã có “người mới”, cặp đôi Hồ Ngọc Hà – Cường Đô La vẫn nhận được sự quan tâm nhờ cách ứng xử sau ly hôn. Theo đó, cả hai vẫn dành cho nhau sự quan tâm, xem đối phương là bạn tri kỷ với hy vọng cùng nhau nuôi dạy tốt cậu con trai Subeo. |
![]() |
Trong một bài phỏng vấn, Hà Hồ bày tỏ, cô sẵn sàng ngủ chung giường với chồng cũ vì con. Phát ngôn này của nữ ca sĩ nhận không ít lời bàn tán trong thời gian dài. Mặt khác, Cường Đô La cho biết, khi rảnh vẫn thường qua đón vợ cũ đi ăn đêm. Thiếu gia phố núi cũng khẳng định luôn coi Hồ Ngọc Hà là tri kỷ và anh, vợ cũ cùng con trai Subeo luôn là một gia đình. |
![]() |
Cặp đôi Tiên Moon và Vũ Duy Khánh kết hôn và chia tay chỉ sau hai năm do có nhiều mâu thuẫn về quan điểm sống. Sau “đường ai nấy đi”, cả hai vẫn giữ mối quan hệ thân thiết, mỗi ngày sum họp dùng cơm, thỉnh thoảng cùng nhau đi du lịch cùng con. |
![]() |
Tết nguyên đán vừa qua, Vũ Duy Khánh cũng đề nghị Tiên Moon dọn về ở chung nhà để ăn Tết với anh và con trai. Nam ca sĩ và vợ cũ thống nhất sẽ làm mọi điều tốt nhất có thể để con được sống trọn vẹn trong không khí gia đình. Duy Khánh từng chia sẻ trong các bài phỏng vấn chuyện của anh và vợ cũ hết sức bình thường, miễn sao để tốt nhất cho con cái là được. |
![]() |
Sau 11 năm gắn bó và có với nhau ba người con, Bằng Kiều và Trizzie Phương Trinh quyết định ly hôn. Cả hai thống nhất chia tay trong hòa bình, vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với đối phương. Nam ca sĩ Bằng Kiều tuy dọn ra ngoài ở riêng nhưng đã mua một căn nhà ở gần nhà vợ cũ để tiện đi lại và thăm nom các con. |
![]() |
Trên trang cá nhân, cặp đôi thường xuyên đăng tải hình ảnh chụp chung trong các buổi tiệc sinh nhật hay hoạt động ngoại khóa của con... Thậm chí, thời điểm Bằng Kiều còn hẹn hò với Dương Mỹ Linh, giọng ca “Để nhớ một thời ta đã yêu” không ngại dẫn bạn gái mới đến gặp gỡ, trò chuyện với Trizzie Phương Trinh. Bằng Kiều còn chu cấp cho vợ cũ hai tỷ đồng mỗi năm để cô đỡ áp lực trong việc nuôi dạy các con. |
![]() |
Công Lý - Thảo Vân từng là một cặp đôi "trai tài - gái sắc" của showbiz Việt. Dù đã "đường ai nấy đi" nhưng cả hai vẫn khiến khán giả nể phục bởi cách hành xử với nhau rất văn minh, hiện đại. "Tôi chưa bao giờ không làm bạn với chồng tôi. Từ trước tới giờ lúc nào cũng là bạn, chưa có một phút nào chúng tôi là kẻ thù", Thảo Vân từng chia sẻ. Bố đẻ của diễn viên Công Lý cũng coi Thảo Vân như con gái ruột của mình. |
![]() |
Kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài hơn 10 năm với hai người con, giữa Thanh Lam và nhạc sĩ Quốc Trung vẫn còn lại với nhau một tình yêu không bao giờ tắt. Sau nhiều năm chia tay, cặp đôi vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp trong sự nghiệp lẫn đời sống riêng tư. Quốc Trung là nhà sản xuất và hỗ trợ đắc lực Thanh Lam với nhiều sản phẩm âm nhạc quan trọng. Không chỉ vậy, ngoài đời anh và vợ hiện tại còn là bạn tốt của Thanh Lam. Khi được hỏi về mối quan hệ với vợ Quốc Trung, Thanh Lam cũng rất cởi mở. Chị tâm sự, mọi người thường nghĩ vợ cũ - vợ mới rất khó có thể thân thiết vì từng có tình cảm với một người nhưng với Thanh Lam thì khác. |
Tuấn Chiêu
Hình ảnh tái hợp của gia đình ca sỹ Vũ Duy Khánh - DJ Tiên Moon khiến dân mạng thích thú.
" alt=""/>Sao Việt sau ly hôn: Người sẵn sàng chung giường, người du lịch cùng chồng cũ