Muji đã triển khai nền tảng Interact Edge nhằm tạo doanh số cao hơn qua các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa cho hơn hai triệu khách hàng đăng ký sản phẩm của hãng.InteractEdge giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng trên tất cả các điểm tiếp xúc kỹ thuật số. Nền tảng này giúp khởi tạo và quản lý nội dung, quản lý quyền truy cập vào nội dung, đề xuất nội dung được cá nhân hóa và khả năng giao dịch từ bất kỳ đâu và bởi bất kỳ ai. Dựa trên phân tích Big data và các thuật toán ML nâng cao, InteractEdge đưa ra các đề xuất cụ thể phù hợp với bối cảnh dành cho khách hàng.
 |
Muji đem lại trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho khách hàng |
Muốn thành công, phải thấu hiểu khách hàng
Một công thức thành công khác của Muji là khả năng tận dụng kỹ thuật số để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng khi phát triển một ứng dụng di động có tên Muji Passport vào tháng 5 năm 2013.
 |
Ứng dụng Muji Passport |
Với Muji Passport, khách hàng tìm kiếm thông tin cửa hàng và sản phẩm cũng như tình trạng còn hàng trong cửa hàng. Ứng dụng còn cho phép công ty nắm bắt dữ liệu Clickstream và kết nối dữ liệu đó với dữ liệu tại các điểm bán hàng hiện có và các dữ liệu khách hàng khác. Điều này cho phép nó thực hiện các thông báo đẩy trong ứng dụng một cách kịp thời hơn, hiệu quả hơn và đem lại trải nghiệm được cá nhân hóa cho khách hàng. Kết quả là, khách hàng tỏ ra yêu thích chức năng này, phản ánh qua mức tăng 46% lượng mua sắm tại cửa hàng sau khi ứng dụng ra mắt. Thêm nữa, ứng dụng còn có chức năng như một thẻ tích điểm. Muji Passport thực sự đã nâng cao đáng kể trải nghiệm khách hàng cho Muji bằng cách kết nối hành trình kỹ thuật số và ngoại tuyến của khách hàng.
Nhờ sự thấu hiểu hành vi khách hàng, hành trình mua sắm của người dùng đều được ghi lại và diễn ra trên Muji Passport. Chính vì thế, hiểu rõ khách hàng cũng sẽ giúp nhà bán lẻ bán kèm và bán thêm các sản phẩm cũng như xây dựng các dòng doanh thu mới.
Hệ sinh thái COPE2N đồng hành cùng doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số
Câu chuyện của Muji không phải là tấm gương thành công duy nhất khi ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh. Tại Việt Nam, COPE2N đang cùng nhiều doanh nghiệp bán lẻ mang đến trải nghiệm mua sắm vượt trội cho khách hàng thông qua những hiểu biết sâu sắc về hành người dùng. Được CMC Telecom nghiên cứu, phát triển và xây dựng cùng với các đối tác hàng đầu Việt Nam và thế giới, COPE2N là một hệ sinh thái chuyển đổi số cung cấp những tư vấn chuyên sâu nhất cho các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như: Ngành bán lẻ, Logistic, ngành hàng tiêu dùng, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bất động sản…
 |
Chuyển đổi số cùng COPE2N của CMC Telecom chỉ với 1 click trong 5 phút |
Bên cạnh chức năng tư vấn và hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi số, hệ sinh thái của COPE2N là những sản phẩm của CMC Telecom với các đối tác công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Google, Amazon cũng như các sản phẩm Make in Vietnam dành riêng cho đặc thù thị trường Việt. Doanh nghiệp chỉ cần “1 Click” và mất 5 phút để cùng COPE2N thực thi chiến lược chuyển đổi số thông qua những nhóm sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số trong Quản trị doanh nghiệp: quản trị nhân sự, quản trị công nghệ, quản trị giao nhận, quản trị bán hàng, quản trị văn phòng, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tối ưu quản trị, vận hành. Để đưa ra được những lời khuyên, gợi ý phù hợp cho từng nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, COPE2N sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành của CMC Telecom có kiến thức và chuyên môn sâu rộng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính.
Trong cuộc đua chuyển đổi số, nếu doanh nghiệp đang đi tìm một giải pháp số hóa chuyên nghiệp, toàn diện và đầy đủ thì COPE2N chính là một “địa chỉ” uy tín.
Trải nghiệm COPE2N và nhận tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại: https://copen.vn/
Phạm Trang
" alt=""/>Bài học từ Muji: Cách ứng dụng big data cho doanh nghiệp bán lẻ

 |
Ảnh bìa tạp chí BusinessWeek vào năm 2006. Ảnh: Twitter. |
Khi ấy, nội dung của tờ báo là việc các vị lãnh đạo tài chính của Phố Wall nghi ngờ về tính khả thi của nền tảng đám mây Amazon Web Services (AWS) và cho rằng kế hoạch này sẽ không thể thành công.
“Tôi đã đóng khung trang bìa tạp chí BusinessWeek này từ năm 2006. Tôi muốn nhắc nhở mình rằng ‘vụ cá cược đầy mạo hiểm’ từng bị Phố Wall chỉ trích ngày ấy chính là AWS, dịch vụ giúp Amazon thu về hơn 62 tỷ USD lợi nhuận vào năm ngoái”, Jeff Bezos chia sẻ trên Twitter cùng với ảnh chụp trang bìa tờ báo.
Ván bài mạo hiểm
Năm 2006, khi bài báo được xuất bản trên BusinessWeek, Amazon chưa IPO và chỉ có giá trị khoảng dưới 10 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư và giới phân tích không khỏi hoang mang và đánh mất niềm tin vì không biết dự tính thật sự của CEO Jeff Bezos với AWS, dịch vụ điện toán đám mây ra mắt năm 2003.
BusinessWeek cho rằng ông đã chọn sai thời điểm để đầu tư vì mức chi cho các công nghệ mới như điện toán đám mây của Amazon tăng 52%, trong khi cổ phiếu lại giảm mạnh đến 20%. Những khoản đầu tư cho AWS lúc ấy đã kéo lợi nhuận của Amazon đi xuống nhưng Bezos vẫn không quan tâm. Ông liên tục chi tiền để kéo thêm kỹ sư, đầu tư thêm thiết bị hạ tầng.
 |
Andy Jassy, CEO hiện tại của Amazon cũng là người lãnh đạo mảng AWS từ ngày đầu thành lập. Ảnh: Reuters. |
Do đó, tạp chí BusinessWeek đã gọi AWS là “vụ cá cược lớn nhất của Bezos kể từ khi sáng lập công ty”.
Amazon hái quả ngọt từ AWS
Song, thực tế lại cho thấy dịch vụ này đã mang lại trái ngọt cho Jeff Bezos và Amazon. Ngày nay, AWS được xem là nền tảng xương sống cho các công ty điều hành các hoạt động kinh doanh Internet, giúp giá trị vốn hóa công ty đạt trên 1.000 tỷ USD.
Sự ra mắt của AWS đã giúp Amazon đi trước nhiều năm so với các đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực điện toán đám mây, như Microsoft Azure (ra mắt năm 2010) hay Google Cloud (năm 2008). Mặt khác, có thể nói AWS là một trong những thành tố quan trọng nhất, đóng góp vào thành công của Amazon đến thời điểm hiện tại.
 |
Jeff Bezos luôn quan niệm thất bại là điều kiện cần phải có để đạt được thành công. Ảnh: Reuters. |
Theo CNBC, lợi nhuận của AWS trong năm ngoái cán mốc 62,2 tỷ USD. Báo cáo tài chính của Amazon cũng chỉ ra công nghệ này chiếm phần lớn doanh thu của hãng trong năm 2022. Cụ thể, trong quý 1/20222, AWS đã mang về 6,52 tỷ USD lợi nhuận trước thuế và lãi trong khi tổng thu nhập kinh doanh của Amazon chỉ đạt 3,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhận định của BusinessWeek năm ấy cũng không hoàn toàn sai. Amazon trước giờ vốn nổi tiếng vì sẵn sàng đánh cược để phát triển công nghệ mới và dùng chính lợi nhuận của mình để bù đắp cho những thất bại. AWS thành công, nhưng Amazon cũng không thiếu thất bại trong quá khứ.
Năm 2014, “ông vua” bán lẻ trực tuyến thế giới từng phải đối mặt với thất bại lớn nhất trong lịch sử, chiếc điện thoại thông minh Fire Phone. Hãng đã quyết định ngừng kinh doanh dòng điện thoại này và chịu khoản lỗ lên đến 170 triệu USD. Đến năm 2019, công ty lại tiếp tục đóng cửa 87 cửa hàng tại Anh và Mỹ, đồng thời ngừng hoạt động dịch vụ nhà hàng của mình.
 |
Amazon Dash, nút bấm giúp đơn giản hóa quá trình mua sắm cũng là một thất bại của công ty này. Ảnh: Cnet. |
Năm 2019, Amazon ngừng phát triển nút đặt mua hàng tự động Amazon Dash. Từng được xem là cuộc cách mạng trong công nghệ mua sắm, Amazon Dash là thiết bị điện tử tiêu dùng nhỏ gọn, được đặt quanh nhà nhằm giúp người dùng dễ dàng đặt hàng trên Amazon chỉ với một lần bấm. Nhưng công nghệ này cuối cùng vẫn thất bại vì khách hàng có xu hướng sử dụng các phương pháp khác để mua hàng hóa thay vì nút Dash.
Nhưng những thất bại trên vẫn không thể làm Jeff Bezos nhụt chí. Vị tỷ phú cho rằng rủi ro và thất bại là cái giá phải trả nếu muốn thành công. “Chúng ta cần một thất bại lớn nếu muốn thay đổi cục diện dù thất bại ấy đáng giá vài tỷ USD. Còn nếu không gặp thất bại có nghĩa chúng ta chưa thực sự cố gắng”, ông khẳng định vào năm 2019.
(Theo Zing)

Thêm sàn TMĐT Amazon bị mạo danh để nhắn tin tuyển dụng lừa người dùng
Theo Trung tâm VNCERT/CC, gần đây có nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn giả mạo nền tảng thương mại điện tử Amazon gửi thông tin tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo.
" alt=""/>Vụ cá cược thế kỷ của Amazon