- Sau khi dự đám tang của một nhà lãnh đạo tôn giáo, một chùm 12 người đột ngột tử vong không rõ nguyên nhân.Sự việc bắt đầu từ đám tang của một nhà lãnh đạo tôn giáo tại tỉnh Sinoe, Liberia vào ngày 22/4 vừa qua.
Ngay ngày hôm sau, một trẻ 11 tuổi nhập viện với biểu hiện tiêu chảy, nôn và rối loạn tâm thần. 1 giờ sau đó, cháu bé tử vong.
Liên tiếp vài ngày sau, có thêm nhiều trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân. Đến ngày 4/5, cơ quan y tế Liberia đã ghi nhận 12 trường hợp tử vong trên tổng số 28 trường hợp có những triệu chứng tương tự trường hợp đầu tiên.

|
12 người tại Liberia đã đột ngột tử vong không rõ nguyên nhân |
Trong đó 10/12 ca tử sống tại Sinoe, 2 trường hợp còn lại sống tại Monrovia, tỉnh Montserrado.
Trường hợp đầu tiên ở Monrovia tham dự tang lễ tại tỉnh Sinoe, đến ngày 27/4 có biểu hiện sốt, nhức đầu, nôn và tử vong tại một bệnh viện ở Monrovia. Ngày 29/4, bạn gái của bệnh nhân - người không tham dự đám tang cũng mắc bệnh và qua đời cùng ngày.
Cơ quan y tế nước này đã phối hợp với WHO, UNICEF, USCDC... thành lập đội đáp ứng nhanh để tìm hiểu nguyên nhân nhưng chưa có kết quả.
Bước đầu, 21 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đều âm tính với virus Ebola và sốt Lassa. Các mẫu máu đã được gửi đến Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ để xét nghiệm.
Riêng mẫu nước tại khu vực bị ảnh hưởng, cơ quan giám sát đã kiểm tra, không phát hiện nhiễm khuẩn. Các chỉ số kim loại nặng và hoá chất và các mẫu thực phẩm, đồ uống đang được xét nghiệm thêm.
Hiện các trường hợp bệnh từ tỉnh Sinoe đang được quản lý tại bệnh viện địa phương. Những người từng tiếp xúc với các ca tử vong cũng được theo dõi, giám sát đặc biệt.
Trong khi chưa xác định được nguyên nhân, WHO khuyến cáo Liberia tăng cường biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm tại khu vực bị ảnh hưởng và chưa có khuyến cáo hạn chế du lịch và thương mại đến nước này.
Bộ Y tế Việt Nam cũng sẽ tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Liberia để kịp thời thông báo cho người dân.

Người tự cắt cụt chân mắc bệnh lạ đầu tiên ở Việt Nam
Theo các chuyên gia, việc nhân viên y tế ở Cần Thơ tự cắt chân khi mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam.
" alt=""/>12 người đột ngột tử vong sau đám tang
Khoảng sân 50m2 trước nhà chị Kiều Lan quanh năm rực rỡ sắc hoa, bất kể nắng gió khắc nghiệt miền Trung.
Ngoài công việc chính là một cán bộ thư viện của trường Đại học Hà Tĩnh, chị Kiều Lan dành thời gian rảnh rỗi để chăm chút mảnh vườn nhỏ.
 |
Mái nhà dịu dàng, lãng mạn với hồng leo |
Trong khoảng sân vườn rộng thoáng này, chị Lan ưu tiên trồng hồng. Một không gian mà bất kỳ ai bước vào đều cảm thấy thích thú trước đủ màu sắc và hương thơm, thật tinh tế và đáng yêu! Một cuộc sống thanh bình, dịu ngọt nhờ việc chăm chút thêm cho từng gốc hồng.
 |
Chị Lan chăm chút cho vườn hoa xinh xắn trước nhà. |
Chị Lan cho biết, khi thiết kế khoảng vườn này, chị mua và trồng những loài hoa dễ sống như hoa cúc, hoa dừa, ngũ sắc, hoa nhài, mười giờ... Bởi chị vẫn nghĩ, ở nơi 'chảo lửa, túi mưa' như Hà Tĩnh, nên trồng những loài hoa dễ trồng, dễ sống trong mọi điều kiện thời tiết.
Chị luôn mong muốn khi về nhà, được ngắm nhìn vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ của những khóm hoa mình trồng. Tuy nhiên, sau một thời gian trồng hoa, và tham gia vào những diễn đàn của những người yêu hoa, chị Lan bị mê hoặc bởi màu sắc đa dạng, hương thơm quyến rũ, sang trọng của loài hồng. Từ đó chị bắt đầu nghiên cứu và học hỏi cách trồng, cách chăm sóc hoa hồng.
Chị Lan kết bạn với những người bạn có kinh nghiệm trồng hoa lâu năm, để nhờ mọi người tư vấn các loại hoa nên trồng ở miền Trung. Khi đã có một lượng kiến thức tương đối, chị bắt đầu đặt mua cây của các bạn ở Thái Nguyên, TP.HCM, Hà Nội...
Mới đầu chị chỉ trồng các loài hồng cổ Việt Nam cho dễ trồng, dễ thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của Hà Tĩnh. Vừa trồng vừa học hỏi cách chăm sóc, cắt tỉa, bón phân cho hoa. Chị cũng rất yêu hồng cổ, những gốc hồng sai hoa, thơm dịu dàng và đẹp một cách thuần khiết.
Càng trồng lại càng nghiện. Mỗi khi rảnh rỗi, chị lại tiếp tục tìm hiểu các giống hồng ngoại và thử trồng. Chị cho biết, có lẽ chị là người đầu tiên ở Hà Tĩnh đưa các giống hồng ngoại về trồng, nên chị gặp không ít khó khăn. Giá thể, phân bón, thuốc trừ sâu ở Hà Tĩnh chưa ai bán; chị phải gửi mua tận Hà Nội. Nhưng chị không nản lòng bởi tình yêu với vườn hồng trong chị ngày một lớn. Mọi khó khăn được tháo gỡ và khắc phục dần dần. Hiện vườn chị Lan có khoảng hơn 40 loại hồng các loại.
Chị cho biết, để hoa hồng luôn tươi tốt, chị đã chuẩn bị giá thể gồm đất thịt, mùn dừa, tro, trấu, xỉ than đập nhỏ, phân chuồng, phân vi sinh.
Hồng là loại cây đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nên 2 tuần chị bón phân 1 lần luân phiên phân chuồng và phân NPK. Thỉnh thoảng phun dưỡng lá bằng Atonic. Mùa hè chị chỉ bón phân trùn quế và phân vi sinh. Bổ sung phân 502 sau khi cắt cành để cây bật nhiều mầm.
Theo kinh nghiệm của chị Kiều Lan thì nên tìm hiểu và chọn các giống hồng thích hợp với khí hậu từng vùng miền và chọn các loại kháng bệnh tốt.
Khí hậu thích hợp quyết định 70% sự thành công, còn lại là cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng. Mỗi sáng lúc tưới cây chỉ cần dành chút thời gian quan sát lá, thân để phát hiện sớm các loại bệnh. Ngoài ra cần chọn địa chỉ mua cây giống có uy tín để có được cây khỏe mạnh.
Trong quá trình trồng và chăm sóc hồng ở khoảng sân vườn, các cây hồng thường mắc các bệnh: bọ trĩ, nhện đỏ, nấm đốm đen, phấn trắng.
Khi cây bị bệnh chị Lan thường cách ly các cây đó, ngắt bỏ lá và cành bị nặng, phun các loại thuốc phù hợp. Nhưng từ khi chị dùng vòi xịt phun nước kỹ lên cành, lá vào sáng sớm thì khoảng gần một năm nay không còn thấy sâu bệnh nữa.
Cùng chiêm ngưỡng vườn hồng tuyệt đẹp trước nhà chị Lan:
 |



Ai đến chơi đều vô cùng ngạc nhiên khi ở vùng đất quá nhiều nắng gió như Hà Tĩnh lại có thể có một vườn hồng đẹp đến thế 









Vườn hồng đẹp tựa châu Âu trước nhà dân Hà Tĩnh 



Tree rose dịu dàng trước ngõ. 










|
Theo Em đẹp
" alt=""/>Vườn hồng đẹp tựa châu Âu trước nhà dân Hà Tĩnh