Chính phủ Đức đang có biện pháp để công dân nước mình phải sử dụng các phương tiện giao thông sạch hơn về mặt sinh thái. Quốc hội Đức vừa thông qua nghị quyết, theo đó, đến năm 2030, nước này sẽ cấm sản xuất các loại xe hơi mới chạy động cơ đốt trong.Như vậy, người dân Đức sẽ chỉ được phép sử dụng loại xe hơi không có khí thải gây ô nhiễm môi trường. Chẳng còn quan trọng là loại xe đó chạy pin nhiên liệu hydro hay chạy điện, nhưng một điều chắc chắn là những ông lớn trong ngành sản xuất xe hơi không được chế tạo những chiếc xe chạy động cơ đốt trong gây ô nhiễm không khí nữa.
 |
Đến năm 2030, nước này sẽ cấm sản xuất các loại xe hơi mới chạy động cơ đốt trong |
Hơn nữa, theo Hinews, chính phủ Đức không chỉ áp dụng biện pháp nghiêm ngặt trên lãnh thổ nước mình mà còn đòi hỏi các nước khác trong EU cũng phải mạnh tay chống khí thải ô nhiễm do xe hơi gây ra. Quốc hội Đức đã nêu sáng kiến của mình với Ủy ban châu Âu để xem xét áp dụng trong toàn khối.
Hoàn toàn có thể là với sáng kiến trên, nước Đức sẽ áp dụng một số ưu đãi đối với những người quyết định mua xe hơi không thải ra khí độc hại. Hiện chưa rõ đó là những ưu đãi gì nhưng một trong những phương án là giảm một phần hay thậm chí giảm hoàn toàn thuế đường vẫn đánh vào các chủ xe.
Chúng ta đều biết nước Đức sở hữu những công ty xe nổi tiếng với những chiếc xe tốt nhất thế giới. Những công ty khổng lồ như Volkswagen, Mercedes-Benz và BMW đang chế tạo xe hơi chạy điện và chắc chắn rằng đã sẵn sàng cho những thay đổi triệt để trong tương lai gần của ngành chế tạo xe hơi cũng như của hệ thống luật pháp.
Theo MTG" alt=""/>Đức sẽ cấm sản xuất xe hơi chạy động cơ đốt trong
Dùng xe máy mỗi ngày nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống xe ở phía bên trái chưa?Xe máy là phương tiện giao thông ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Tuy đây là một phương tiện hết sức quen thuộc với chúng ta nhưng chắc chắn có những điều về xe máy mà bạn vẫn chưa biết hết được, điển hình như chiếc chống xe.
Một chiếc xe máy đều có hai chiếc chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống nghiêng của xe máy lại ở bên trái chưa?
Chân chống được phát minh bởi Alfred Berruyer vào năm 1869. Ban đầu, chân chống được thiết kế bên dưới tay lái, ở phía bên trái. Có hai câu trả lời khi nói đến vấn đề chân chống ở phía bên trái: về thói quen và về kỹ thuật.
 |
Chân chống xe đầu tiên được thiết kế ở ngay dưới tay lái |
Về văn hóa, theo nhiều tài liệu, chống xe máy ở bên trái xuất phát thói quen thuận bên phải của con người.
Bạn có thể thấy, hầu hết chúng ta đều thuận bên phải nên khi dừng xe lại, để xuống xe, đa số đều đưa chân phải lên cao, xoay người theo hướng chiều kim đồng hồ.
Tương tự như khi lên xe, chúng ta cũng đưa chân phải lên và quay người ngược chiều kim đồng hồ để ngồi lên xe.
Vì thế, thiết kế chân chống bên trái là giúp người điều khiển xe có thể dễ dàng xoay người khi lên và xuống xe.
Nếu không tin, bạn có thể làm ngược lại khi lên và xuống xe: dùng chân phải làm trụ, chân trái đưa cao và xoay người qua bên phải, như vậy sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này được áp dụng từ xe đạp cho đến xe máy.
Cũng có tài liệu cho rằng do thói quen lên ngựa, xuống ngựa bên trái của người Anh mà sau này khi xe máy ra đời, chân chống cũng được thiết kế bên trái để chúng ta bước lên và bước xuống ở phía bên trái xe.
Tuy nhiên, ý kiến này cũng gây nhiều tranh cãi.
 |
Chân chống nghiêng xe máy luôn được thiết kế ở bên trái xe |
Ngoài ra, chân chống xe ở bên trái còn liên quan đến yếu tố kỹ thuật bởi khi xe tay ga chưa ra đời, những chiếc xe số luôn có thắng sau ở bên phải. Chân chống ở bên trái có thể giúp hai bộ phận thắng và chống hoạt động độc lập.
Thêm vào đó, do hộp số ở bên trái, khi chuẩn bị chạy xe, bạn sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chống rồi đạp số.
Do đó nếu chân chống đặt ở bên phải, người điều khiển xe sẽ phải tốn thao tác hơn khi dùng chân phải gạt chống, dùng chân phải làm trụ, rồi mới dùng chân trái đạp số.
(Theo goawaygarage, quora, nytimes/ TTVN)
" alt=""/>Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống xe máy ở bên trái?