
Với tư cách là đội tuyển đầu tiên đánh bại được Griffin, KT được coi là “khắc tinh” của tân binh LCK. Khả năng áp đặt thế trận tốt ngay từ thời điểm nhập cuộc khiến KT trở thành chướng ngại với những đối thủ như Griffin, đội tuyển luôn khởi đầu chậm chạp. Và điều đó đã được thể hiện ở Tuần 3 LCK Mùa Hè 2018, nơi KT khai thác triệt để điểm yếu của Griffin và giành chiến thắng 2-0 thuyết phục.
Hai tuần sau đó, KT và Griffin trở lại trong trận chiến mang nhiều ý nghĩa về mặt điểm số cũng như thứ hạng. Và giống với lần chạm trán trước đó, KT đã biết tận dụng nhược điểm của Griffin để giành chiến thắng loạt Bo3.
Mặc dù Griffin có được điểm Chiến Công Đầu từ các pha gank đường, nhưng KT mới là đội kiểm soát bản đồ để tạo đà áp đặt thế trận. Những bước di chuyển của KT trên Summoner’s Rift ở cả hai Ván 1 và 3 giúp họ giành được hầu hết Rồng Nguyên Tố cũng như đánh sập được trụ bảo vệ bên phía địch.
Highlights trận đấu giữa KT vs Griffin
Ngoại lệ chỉ xuất hiện ở Ván 2, nơi Griffin lăn cầu tuyết từ sớm sau một loạt những pha giao tranh lỡ nhịp từ phía KT. Tận dụng triệt để ưu thế, Griffin có được bùa lợi Baron và đánh sập Nhà Chính Nexus lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong cặp đấu này.
Đó cũng là màn trình diễn tốt nhất của Griffin khi họ đã bị KT “chơi trên cơ” hoàn toàn. Nhưng nói vậy không có nghĩa là KT không phạm phải những sai lầm – đáng nói nhất phải là những pha cạnh tranh Baron với Griffin.
Griffin đã cướp Baron ngay trong tầm ăn của KT không chỉ một mà tới hai lần. Đi rừng kỳ cựu Go "Score" Dong-bin, người đã góp công lớn giúp KT đánh bại SK Telecom T1vào ngày hôm kia (19/7) nhờ cướp Baron thành công, lần này là nạn nhân.
Griffin tỏ ra bất lực trước chiến thuật của KT và đành phải nhận thất bại thứ hai ở Tuần 5
Nó khiến cho KT không thể đẩy nhanh được tốc độ và trao cho Griffin cơ hội để lội ngược dòng ở cuối ván đấu – điều mà đội tuyển này giỏi nhất. Nhưng may mắn cho fan của KT, đội tuyển yêu thích của họ đã không để cho Griffin làm nên chuyện dù đối thủ đang mang trên mình bùa lợi cường hóa sức mạnh màu tím.
Một tuần đấu toàn thắng giúp cho KT vươn lên vị trí thứ ba trên BXH LCK Mùa Hè 2018 – và chỉ còn kém Griffin đúng một điểm. Còn về phía Griffin, họ còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn duy trì được ngôi đầu bảng khi chỉ có được 1/3 chiến thắng tại Tuần 5.
Kết quả Tuần 5 và lịch thi đấu Tuần 6 LCK Mùa Hè 2018
BXH LCK Mùa Hè 2018 sau Ngày 5 - Tuần 5
Vào tuần sau, Griffin sẽ lần lượt chạm trán với Kingzone DragonXvà Gen.G Esports– những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Trong khi đó, ba đối thủ sắp tới của KT lần lượt là Gen.G, Kingzone và bbq.Olivers.
Chịu(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: KT lại kìm hãm ‘hiện tượng’ của LCK Mùa Hè 2018![]() |
LG V50 ThinQ |
Bây giờ, LG sắp giới thiệu loại smartphone theo hướng đó với V60 ThinQ sắp ra mắt, sẽ được công bố tại IFA 2019 tại Berlin vào tháng 9 tới.
Đoạn video của LG vừa công bố như một gợi ý ngắn gọn về tiện ích của màn hình thứ hai.
Smartphone sắp ra mắt của LG có 2 màn hình liên kết với nhau và có thể gập lại, bên ngoài còn có một màn hình phụ để hiển thị thời gian.
Các thông số kỹ thuật dự kiến khác dành cho sản phẩm bao gồm hệ thống camera 3 cảm biến phía sau, chip Snapdragon 855, chống thấm nước và tích hợp cổng 3,5 mm.
Mặc dù không có nhiều thông tin chi tiết, nhưng người dùng sẽ sớm có các tiết lộ thêm về smartphone gập này của LG trước khi nó được công bố vào 6/9 tới tại Berlin, Đức.
Hải Nguyên (theo GsmArena)
Hãng công nghệ Mỹ Apple đã được nhà chức trách cấp bằng sáng chế màn hình gập có thể được sử dụng cho điện thoại thông minh (smartphone) iPhone và các thiết bị điện tử khác của hãng.
" alt=""/>Hé lộ smartphone màn hình gập của LG, đấu Galaxy Fold và Mate XDưới đây là những chiếc điện thoại có bàn phím độc đáo nhất từng xuất hiện, chắc chắn sẽ có rất nhiều cái tên quen thuộc đấy.
Đối với bàn phím QWERTY ảo trên smartphone, chúng ta không còn lạ gì với việc gõ phím bằng hai ngón tay cái nữa, tuy nhiên ngay từ năm 2003 khi mà các bàn phím T9 (phím số và chữ tích hợp chung) còn đang chiếm lĩnh thị trường, một số nhà sản xuất đã nghĩ ra cách bố trí phím đặc biệt như Siemens với chiếc SX1 và Nokia 7600. Thay vì một cụm phím bên dưới, hai hãng này tách cụm T9 ra hai bên với ý tưởng là giúp người dùng bấm nhanh hơn với hai ngón tay.
Năm 2001, Nokia ra mắt chiếc 5510 với thiết kế nhấn mạnh vào việc hỗ trợ gõ phím. Máy được trang bị cả một bàn phím QWERTY nhưng chia thành hai nửa với màn hình ở giữa. Nokia 6810 ra mắt năm 2003 có thể xem là bản nâng cấp với thiết kế sáng tạo hơn khi có bàn phím QWERTY ẩn dạng gập. Bình thường Nokia 6810 trông cũng như các điện thoại khác nhưng khi mở bàn phím T9 ra sẽ trở thành bàn phím QWERTY rất độc đáo.
Ý tưởng bàn phím QWERTY ẩn tiếp tục được phát triển, năm 2004, Sony Ericsson ra mắt chiếc P910 với cách thiết kế cực độc khi dùng bàn phím T9 làm tấm nền che cho bàn phím QWERTY ẩn bên dưới, khi cần dùng thì chỉ cần mở ra như điện thoại nắp gập.
Ngoài ra còn có những sản phẩm có bàn phím QWERTY “lai” như Sony Ericsson M600, thoạt nhìn tưởng như máy có bàn phím T9, nhưng trên mỗi phí có hai ký tự và sắp xếp theo thứ tự của phím QWERTY, một phím có hai hướng bấm, bạn có thể nhấn vào bên trái để ra một chữ và vào bên phải phím để ra chữ còn lại.
Bên cạnh hiện đại hoá với bàn QWERTY, chúng ta còn có những chiếc điện thoại muốn đưa người dùng quay về quá khứ khi tích hợp kiểu bàn phím như trên các điện thoại bàn quay số ngày xưa, điển hình là Nokia 3650, Toshiba G450 và Samsung Serene. Thế nhưng những kiểu thiết kế này lại không thuận tiện cho người dùng, một số lựa chon thiết kế bàn phím tệ hại khác có thể kể đến Nokia 2300 và Nokia 3200 với dạng phím gộp. Hay Nokia "thỏi son" 7280 còn không có bàn phím mà dùng cụm núm xoay.
Motorola ROKR E8 ra mắt năm 2008 với kiểu bàn phím T9 cảm ứng. Nửa dưới của máy là một màn hình cảm ứng đơn giản dành riêng cho hiển thị phím, có thể thay đổi chức năng tuỳ vào nhu cầu sử dụng. Ví dụ như khi bạn nghe nhạc phần màn hình này sẽ hiển thị các phím điều khiển và khi nhắn tin hay gọi điện sẽ là phím T9 thông thường.
Thậm chí, chiếc 3108 của Nokia còn có cả bàn phím cảm ứng nhận diện chữ viết tay thông qua bút stylus nữa. Cũng gần giống như P910, bàn cảm ứng được giấu bên dưới bàn phím T9 và khi cần dùng thì mở ra.
Ngày nay với sự phổ biến của smartphone màn hình cảm ứng, đến cả bàn phím QWERTY vật lý cũng không trụ nổi, nói chi đến bàn phím T9, thiếu đi bàn phím, điện thoại mất đi một điểm quan trọng để thể hiện sự sáng tạo. Tuy nhiên cũng nhờ đó mà người dùng có một trải nghiệm đồng nhất hơn, bạn không phải tốn thời gian làm quen với một bàn phím kỳ lạ nào đó mà chỉ cần tải về bàn phím yêu thích mỗi khi đổi điện thoại. Có lẽ đây là một sự hy sinh đáng tiếc nhưng cần thiết.
Theo GenK
" alt=""/>Thay vì toàn phím cảm ứng, chúng ta từng có nhiều điện thoại với bàn phím kỳ dị thế này đây!