Cây nho cho quả lâu đời nhất thế giới được trồng ở Maribor vào cuối thời Trung cổ khi Maribor đang phải đối mặt với cuộc xâm lược của Ottoman. Mặc dù mọc trên tường thành vào thời điểm đó, nhưng bằng cách nào đó nó vẫn sống sót sau cuộc giao tranh ác liệt. Cây nho đặc biệt này cũng sống sót sau những vụ hỏa hoạn thường xuyên xảy ra trong thời gian đó do cấu trúc bằng gỗ phủ rơm cũng như lũ rận đã giết chết rất nhiều cây nho khác.
Trong Thế chiến thứ 2, quân Đồng minh đã ném bom Maribor và phá hủy một phần bức tường thành cổ, nhưng cây nho một lần nữa lại sống sót một cách kỳ diệu. Ngày nay, Old Vine là một phần quan trọng của Maribor's, và được coi là toàn bộ lịch sử và văn hóa của Slovenia. Vì vậy, cây nho lâu đời nhất trên thế giới luôn được giới thiệu tới đông đảo du khách trên toàn thế giới. Loại rượu thủ công từ cây nho cổ nhất thế giới trở thành món quà của đất nước này gửi tặng tới các thành phố, học viện, người nổi tiếng thế giới như Đạt Lai Lạt Ma, Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, Giáo hoàng John Paul II, nam tài tử Brad Pitt...
Old Vine House có những bức tranh có niên đại từ những năm 1600 cho thấy Old Vine đã có từ thời đó. Những phân tích chính thức cũng xác nhận rằng cây nho lâu đời nhất thế giới trên thực tế đã ít nhất 450 năm tuổi và được công nhận trong sách kỷ lục Guinness thế giới.
Tới Old Vine House du khách có thể chụp hình, tận mắt thấy cây nho cổ, tham quan, mua sắm đồ lưu niệm, thử rượu đồng thời tìm hiểu quy trình làm vang nho thủ công. Ngoài ra, dịp 30/9 đến 3/10 này bảo tàng còn tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động hấp dẫn như tour tham quan Maribor, xem thu hoạch cây nho cổ, chèo thuyền trên sông Drava, chiếu phim về Old Vine...
Là một điểm dừng chân thú vị với du khách thích khám phá ẩm thực, bảo tàng hiện mở cửa từ 9h đến 18h hàng ngày, vé vào thử rượu ở đây là 5 euro/người.
" alt=""/>Cây nho lâu đời nhất thế giới gần 500 năm tuổi vẫn tươi tốt cho quảTheo tìm hiểu, tháng 6/2015, khu đất trên đã được Bộ Xây dựng phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cho phép Vicem được giữa lại tiếp tục quản lý, sử dụng để thực hiện dự án.
Sau đó, Vicem đã đề nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty lập phương án, tìm kiếm đối tác chuyển nhượng dự án để hoàn vốn đầu tư.
Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép Vicem chuyển nhượng dự án vào tháng 3/2017.
Tuy nhiên, đến nay, theo báo cáo của Vicem, quá trình chuyển nhượng dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp luật đầu tư, đất đai, việc sắp xếp, xử lý tài sản nhà đất thuộc doanh nghiệp nhà nước.
Hơn nữa, việc chuyển nhượng dự án diễn ra trong giai đoạn thị trường bất động sản, đặc biệt phân khúc trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê gặp nhiều khó khăn nên dự án vẫn không chuyển nhượng được.
Từ thực tế trên, Vicem đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng chấp thuận cho Vicem tiếp tục đầu tư, hoàn thiện tòa tháp.
Vicem tính chi thêm hơn 1.000 tỷ đồng để hoàn thiện
Theo phương án điều chỉnh dự án và đầu tư hoàn thiện toà tháp Vicem tại báo cáo gửi Bộ Xây dựng, Vicem dự kiến sẽ thay đổi thiết kế mặt dựng phần khối tháp từ tầng 6 đến tầng 31 (bỏ hệ lam đá bao che và hệ thống sàn thao tác phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng phía ngoài phần vách kính). Theo đó, tổng diện tích sàn xây dựng còn lại sau điều chỉnh là 50.613m2, giảm khoảng 4.887m2.
Trong đó, tổng diện tích sàn xây dựng, dự kiến được cho thuê sàn sử dụng dịch vụ, văn phòng và kinh doanh thương mại là 23.962m2, khoảng 47% diện tích sàn xây dựng.
Tổng diện tích sàn xây dựng còn lại do Vicem sử dụng làm trụ sở tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Vicem cho biết đã rà soát quy mô để tiết giảm chi phí đầu tư đối dự án với tổng mức đầu tư sơ bộ điều chỉnh của dự án khoảng 2.354 tỷ đồng. Trong đó, phần giá trị thanh toán khối lượng công việc đã thực hiện là 1.203 tỷ đồng. Phần khối lượng công việc cần tiếp tục đầu tư để hoàn thành dự án dự kiến khoảng 1.150 tỷ đồng.
Tổng công ty sử dụng nguồn vốn tự có để hoàn thiện dự án này.