
Trong khi làm công việc người mẫu, Rahul vẫn làm thêm các công việc khác kể cả giao báo để kiếm sống. Hiện nay, Rahul đang điều hành một công ty tổ chức sự kiện chuyên tổ chức các đám cưới cao cấp. Nhờ sự nỗ lực suốt nhiều năm, anh tích góp được nhiều tiền và mua chiếc xe hơi đắt tiền đầu tiên cho bản thân.
Năm 2011, Rahul Taneja mua chiếc ô tô đầu tiên là BMW 5-Series. Năm 2018, anh chi tiền mua một chiếc Jaguar XJ L màu đen, có giá khoảng 15 triệu Rupee (tức khoảng 4,6 tỷ đồng). Tuy nhiên, người đàn ông này không nhận xe ngay mà đợi 1 tháng để có được biển số đẹp là RJ 45 CG 1.
![]() |
Từ một người nghèo khó, người đàn ông này đang sở hữu xe tiền tỷ. |
Điều đặc biệt là cả 2 chiếc xe BMW 5-Series và Jaguar XJ L của nam người mẫu này đều có số 1. Chi phí để có được biển số RJ 45 CG 1 gắn lên chiếc Jaguar XJ L vào khoảng 1,6 triệu Rupee (khoảng 500 triệu đồng). Trong khi đó, để có được biển RJ 14 CP 1 cho xe BMW 5-Series , anh đã phải chi 1,03 triệu Rupee (khoảng 320 triệu đồng). Sau đó, đại gia này đã bán chiếc xe BMW series 5 và mua BMW 7, song vẫn giữ lại biển số RJ 14 CP 1.
Sở dĩ Rahul chọn biển có số 1, vì anh có niềm tin rằng đây là con số có thể mang lại may mắn. Ngoài ô tô, Rahul còn mua một chiếc máy có biển đăng ký là 2323. Tổng các chữ số trên biển cộng lại bằng 10 cũng có số 1. Bên cạnh đó, đại gia này còn sở hữu số điện thoại có 5 số 1.
Nói về niềm đam mê với số 1, Rahul cho hay: "Tôi tin bản thân là số một trong bất kỳ việc gì mà mình làm. Tôi muốn công ty tổ chức sự kiện của mình cũng đứng đầu ở Ấn Độ". Hiện tại, với tài chính "rủng rỉnh", Rahul muốn tận hưởng và phô trương sự giàu có.
Bình An(Theo Cartoq và Indiatimes)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Một chiếc xe 7 chỗ vượt lên, người đàn ông lái xe hạ kính lái, đưa ánh mắt nguýt tôi một cái dài thườn thượt rồi đưa tay vẫy vẫy như ra hiệu “nếu đi chậm thì đi dẹp về bên phải cho xe khác đi”.
" alt=""/>Người vá lốp xe đổi đời, sở hữu xe tiền tỷ và biển số đắt tiềnMỏi mắt tìm căn hộ giá rẻ
“Giai đoạn năm 2013 - 2014, nói đến căn hộ giá rẻ, người ta sẽ nghĩ đến những căn hộ có giá vài trăm triệu đến 1 tỷ. Tuy nhiên, chỉ sang 2015 - 2016, tìm căn hộ giá dưới 1 tỷ đã thành bài toán khó. Nhiều dự án quảng cáo giá dưới 1 tỷ/căn nhưng gần như số lượng căn hộ loại này chiếm không đến 20%” - ông Đỗ Thế Hiển, Giám đốc Công ty Vina House, chia sẻ.
Chị Hồng, một khách hàng “săn” căn hộ giá rẻ khu Tây Sài Gòn, cho biết, đã 2 - 3 năm nay, gia đình chị mong muốn có 1 căn hộ để ở, nhưng mức giá các dự án đã đi xem gần như ngoài khả năng. Với tích luỹ của 2 vợ chồng, cùng với vay thêm nội ngoại, cũng chỉ mua được nhà tầm 600 - 700 triệu.
![]() |
Bất động sản càng nóng thì căn hộ giá rẻ càng bị “bỏ rơi”, dù đây là phân khúc có nhu cầu thực lớn nhất trên thị trường (Ảnh minh họa). |
“Trước đây, cũng có môi giới chào bán căn hộ giá phù hợp, nhưng lúc đó tôi còn lưỡng lự chưa dám quyết định, vì nghĩ thị trường còn khó khăn. Nhưng giờ thị trường tốt lên thì mức giá lại theo mặt bằng mới, tìm căn hộ tầm 1 tỷ đã khó chứ nói gì 600 triệu. Cũng may, nhờ người bạn giới thiệu nên tôi mới mua được 1 căn hộ 2 phòng ngủ, giá dưới 600 triệu, ngay mặt tiền đường Phan Văn Hớn. Số lượng căn hộ giá này không nhiều và chỉ 1 số người nhanh chân mới mua được” - chị Hồng, cho biết.
Thống kê của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho biết, tại TP.HCM hiện có trên 10 dự án, rải rác tại các quận huyện có căn hộ ở mức giá tầm 1 - 1,5 tỷ/căn. Ở mức giá dưới 1 tỷ, đa phần các dự án tung ra là hết hàng sau vài ba tháng. Đỉnh điểm là dự án 9 View (Q.9) có hàng ngàn người xếp hàng chờ mua. Ghi nhận thực tế, nguồn cung mới chỉ có tại Ehome S (Q.9) giá từ 599 triệu/căn, Heaven Riverview (Q.8) giá từ 800 triệu/căn và Topaz Home (Q.12) giá từ 595 triệu/căn.
Nhu cầu bị “tồn kho” quá lớn
Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), mỗi năm có khoảng 50.000 cặp kết hôn mới, và có một bộ phận không nhỏ trong số gần 200.000 công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang, ngành giáo dục, y tế, cũng như người có thu nhập trung bình và hơn 20.000 hộ dân sống trong các khu nhà lụp xụp trên và ven kênh rạch hoặc trong các chung cư hư hỏng nặng, có nhu cầu cấp bách về nhà ở có giá cho thuê, giá bán vừa túi tiền.
Một kết quả khảo sát khác do Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố thực hiện, cho biết, chỉ riêng nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở giá rẻ trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2020 thì đã có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu. Trong đó, cán bộ công chức: 10.000; hộ thu nhập nghèo, cận nghèo: 39.000; lao động trong khu công nghiệp: 17.000.
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA, cho rằng, đây cũng là thách thức lớn với quá trình phát triển của TP.HCM, vì nhu cầu quá lớn trong khi nguồn cung nhà ở thương mại vừa túi tiền, và nguồn cung nhà ở xã hội còn quá ít, chưa đáp ứng nhu cầu.
“Nhìn lại thị trường bất động sản TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2016, đã có dấu hiệu bị chững lại, xuất hiện một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong phân khúc bất động sản cao cấp, do nguồn cung tăng quá lớn, có dấu hiệu cung vượt cầu.
Trong lúc đó, thị trường rất thiếu sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở cho thuê giá rẻ. Đây là sự lệch pha mà các doanh nghiệp và cơ quan chức năng cần điều chỉnh phù hợp nếu không muốn thị trường quay lại thời kỳ đóng băng” - ông Châu chia sẻ.
Quốc Tuấn
" alt=""/>Nghịch lý căn hộ dưới 1 tỷ chỉ 'đếm trên đầu ngón tay'