Căn phòng nơi chị T. nằm lặng lẽ, chỉ có tiếng máy thỉnh thoảng vang lên tít... tít... Nâng nhẹ bước chân, bà Hà dắt tay cô cháu ngoại mới 5 tuổi vào gặp mẹ T. lần cuối. Bà Hà cố kìm giọt nước mắt, tâm sự tỉ tê với con gái về quyết định hiến tạng cứu người của gia đình.
"Tôi biết ở thế giới bên kia, con gái tôi sẽ mỉm cười đồng ý với quyết định này. Cháu tôi năm nay mới 5 tuổi nhưng sau này lớn lên, cháu sẽ hiểu và tự hào về mẹ”, bà nghẹn ngào.
Rất nhiều lần, bác sĩ Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực và Trung tâm Ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức gọi cuộc ghép đa tạng (tim, thận) từ nguồn hiến của chị T. là "kỳ duyên".
Sau vụ tai nạn, duy nhất một quả thận, trái tim và hai giác mạc của chị T. là có thể hiến cho bệnh nhân khác. Đúng lúc đó, có một người đàn ông 37 tuổi ở Tây Nguyên xa xôi trong suốt gần 1 năm nay mỏi mòn chờ tim, thận để có thể sống tiếp.
Bệnh nhân tên Q. cũng mắc bệnh giãn cơ tim như em trai chị T.. Anh còn bị suy tim, rối loạn nhịp nặng, dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo liên tục trong 5-6 năm nay. Đây là gương mặt quen thuộc tại các phòng cấp cứu ở các trung tâm tim mạch lớn tại TP.HCM và Huế do các cơn nhịp nhanh cấp tính.
Sáu ngày sau vụ tai nạn giao thông khiến chị T. chết não, ca ghép đa tạng tim - thận cho anh Q. diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức. Ca mổ kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam thực hiện thành công ca ghép đa tạng (tim - thận) trên cùng 1 bệnh nhân.
Sau ghép, các chức năng của tim và thận của bệnh nhân Q. đã phục hồi gần như bình thường. Anh có thể ngồi dậy, ăn uống, đi lại và giao tiếp, không cần các phương tiện hỗ trợ đặc biệt về tim mạch và hô hấp.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức, cho biết đến nay viện đã thực hiện 1.500 ca ghép thận, 110 ca ghép gan, 49 ca ghép tim, 6 ca ghép phổi.
Trái tim, quả thận, lá phổi… và các “món quà sự sống” của những người hiến tặng mô tạng trước khi qua đời không chỉ cứu sống những cuộc đời tưởng chừng như hết hy vọng mà còn gieo niềm tin vào cuộc sống, đặc biệt với những người mắc bệnh hiểm nghèo. Cũng từ đó, rất nhiều kỳ tích đã được viết lên.
Trong vài ngày tới, anh Q. sẽ được xuất viện trở về quê nhà, đoàn tụ với gia đình mang theo trái tim của người con gái Hà Nội. Một cuộc sống mới lại bắt đầu với người đàn ông từng gắn bó hằng ngày với bệnh viện.
Kế hoạch nêu rõ, trong năm nay, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thiết lập cổng thông tin điện tử, ứng dụng trực tuyến, các kênh thông tin (Fanpage) trên các mạng xã hội trực tuyến có nhiều người sử dụng ở Việt Nam để hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trên các kênh thông tin, truyền thông phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
Tham gia Mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Xây dựng, phát hành “Báo cáo đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng của Việt Nam”.
Nhiệm vụ phối hợp xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; cơ chế liên ngành theo dõi tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng cũng được Bộ LĐ-TB&XH, cụ thể là Cục Trẻ em chủ trì triển khai trong năm 2021.
Trong năm 2022, Cục Trẻ em sẽ chủ trì xây dựng, tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về những vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111.
Cũng theo kế hoạch mới được ban hành, nhiều nhiệm vụ thường xuyên, hằng năm sẽ được các cơ quan, đơn vị trong Bộ LĐ-TB&XH triển khai thời gian tới như: Tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng thông qua Tổng đài 111 và qua các cơ sở trợ giúp xã hội; Phối hợp với Bộ Công an, Bộ TT&TT phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng môi trường mạng xâm hại trẻ em.
Bộ LĐ-TB&XH cũng triển khai nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để lấy trẻ em làm trung tâm, có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em trong xây dựng chính sách số về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em; phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công an và các cơ quan liên quan xây dựng, vận hành và tổ chức thu thập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu CSAM (cơ sở dữ liệu thông tin, dữ liệu đặc tả về hình ảnh/video xâm hại trẻ em – PV) của Việt Nam.
Đồng thời, vận hành công nghệ mới lắng nghe dư luận xã hội với các chức năng trí tuệ nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu nhằm lọc các dữ liệu, thu thập thông tin đặc tả và tổ chức phân tích dữ liệu về hình ảnh/video xâm hại trẻ em; kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu CSAM do Bộ TT&TT quản lý.
Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/6 tại Quyết định 830. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.
Là một chương trình có tính liên ngành cao, chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” hướng tới “mục tiêu kép” là: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng; Duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
Vân Anh
Với việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.
" alt=""/>Sẽ thiết lập Cổng thông tin điện tử, ứng dụng trực tuyến hỗ trợ trẻ emVề việc ra MV mâu thuẫn với tuyên bố trước đó, Vũ Cát Tường giải thích phát ngôn 'không làm MV nữa' xuất phát từ loạt sản phẩm thất bại.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
"Với suy nghĩ rất bình thường của con người, điều đó khiến tôi thấy không còn muốn cố gắng. Tôi lại không làm gì cho Vi nhất- 1 EP được ấp ủ 3 năm - về mặt hình ảnh vì cảm giác bất lực, không biết đi hướng nào mới đúng cũng như tin rằng nó không dành cho mình, đành phải bỏ đi. Hiện tại, tôi giữ quan điểm không đóng bất cứ kịch bản nào trừ kịch bản do chính cuộc đời mình vẽ nên", cô cho hay.
Ngoài ra, việc Vũ Cát Tường lần đầu tự đạo diễn MV do khi sáng tác đã tưởng tượng ra phần lớn hình ảnh trong đầu. Cô hài lòng khi thể hiện đúng hình ảnh và tư tưởng, tinh thần bài hát theo ý mình. Sau lần này, Vũ Cát Tường muốn dấn thân nhiều hơn vào sáng tạo qua công việc sáng tác, biểu diễn, đạo diễn, viết kịch bản...
MV được quay ở Đà Lạt do Vũ Cát Tường và 1 cô gái xinh đẹp. Quá trình ghi hình của cặp đôi 'chỉ toàn vui vẻ và hạnh phúc'.
Trích đoạn MV 'Từng là'
Về kết MV, theo cô, có nhiều cách giải thích như: ký ức đẹp của đôi tình nhân, sự tưởng tượng của một người chưa từng yêu ai, phần 2 của MV Có người... Ca sĩ muốn lắng nghe suy đoán của khán giả thay vì công bố đáp án.
Về tin đồn đám cưới với bạn gái, Vũ Cát Tường nói 'chưa có thông tin cụ thể nhưng khi nào cưới sẽ chính thức công bố để khán giả cùng chung vui'.