Theo nghiên cứu mới của hãng tài chính Cornerstone Capital, khoảng 6 đến 7,5 triệu việc làm bán lẻ đang có nguy cơ bị thay thế trong 10 năm tới bởi một số hình thức của tự động hóa. Con số này đại diện cho ít nhất 38% lực lượng lao động bán lẻ hiện tại ở Mỹ. Nghiên cứu cho thấy thực tế, bán lẻ còn có tỉ lệ thất nghiệp vì tự động hóa cao hơn sản xuất.
Điều đó không đồng nghĩa robot sẽ chiếm chỗ các tư vấn viên mà thay vào đó, chúng ta sắp được chứng kiến nhiều dây chuyền thu ngân tự động hơn. Chỉ riêng khâu này cũng xóa sổ hàng triệu việc làm.
Báo cáo viết: “Thu ngân được xem là một trong những công việc có khả năng tự động dễ dàng nhất”. Nữ giới là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì 73% thu ngân là nữ.
" alt=""/>Robot có thể xóa sổ 6 triệu việc làm bán lẻSự kiện TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017 diễn ra từ ngày 19 - 21/5/2017 tại không gian làm việc chung BKHUP Co-Working Space, tầng 3 toà nhà A17, 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội, được tổ chức bởi TOPICA AI Edtech Lab, với sự tài trợ của nhiều “ông lớn” công nghệ như Facebook, Google, IBM, Amazon.
Đây là cuộc thi công nghệ lớn nhất khu vực ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) nhằm mục đích đưa công nghệ AI vào các ứng dụng VR, Hololens, Hologram, Kinect.
Hackathon là cuộc thi lập trình theo nhóm 2 - 4 người với thời gian quy định 48 giờ nhằm đưa ra sản phẩm công nghệ sáng tạo, độc đáo và mới lạ nhất. Cuộc thi hackathon trên thế giới được xem là một trong những bí quyết giúp các “ông trùm” công nghệ như Google và Facebook liên tục phát triển và duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ít ai biết rằng nút “Like” và chức năng “Chat” của Facebook (Facebook Message) đều là sản phẩm từ những cuộc thi hackathon.
Trong năm 2016, Edtech Asia Hackathon là cuộc thi hackathon lần đầu tiên tại Việt Nam do Topica Edtech Group và Edtech Asia đồng tổ chức, đã có sự tham gia của 48 đội với tổng giá trị giải thưởng 90.000 USD. Các sản phẩm giành chiến thắng từ cuộc thi lập trình Edtech Asia Hackathon 2016 đã được áp dụng thành công tại một số công ty giáo dục trực tuyến.
Ban tổ chức cho biết, cuộc thi lập trình TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017 là cuộc đấu trí giữa 18 đội thi từ nhiều quốc gia, là những cao thủ xuất sắc nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning).
" alt=""/>Facebook, Google, IBM, Amazon… tài trợ tới 300.000 USD cho cuộc thi lập trình Hackathon tại Việt NamTheo tài liệu nội bộ của Facebook vừa được The Guardian tiết lộ, người dùng Facebook được phép livestream các cảnh tự làm đau bản thân bởi công ty “không muốn kiểm duyệt hay trừng phạt những người đang đau khổ, muốn tự sát”.
Các hình ảnh có thể bị gỡ khỏi Facebook “một khi không còn cơ hội nào giúp người đó nữa”, trừ phi sự cố có giá trị về mặt tin tức, vẫn theo tài liệu. Chính sách được tìm ra sau khi “đào bới” hơn 100 tài liệu và hướng dẫn nội bộ mà The Guardian cho rằng mang đến cái nhìn rõ hơn về cách mạng xã hội quản lý nội dung trên nền tảng, bao gồm cả phát ngôn thù địch, bạo lực, khủng bố, khiêu dâm, phân biệt chủng tộc và thậm chí cả ăn thịt người.
Facebook Live, tính năng cho phép bất kỳ ai có điện thoại và kết nối Internet đều phát được video trực tiếp cho người khác xem, đã trở thành tính năng trung tâm của Facebook. Dù vậy, chỉ sau 1 năm ra mắt, nó đã bị sử dụng để phát ít nhất 50 cảnh bạo lực, theo Thời báo Phố Wall, trong đó có cả giết người, tự sát, đánh đập trẻ vị thành niên.
Facebook Live đại diện cho thế tiến thoái lưỡng nan của gã khổng lồ Internet: làm thế nào để quyết định khi nào nên kiểm duyệt các video bạo lực. Dường như phản ứng của Facebook trước nội dung này không nhất quán. Công ty từng xóa bức ảnh “Em bé Napalm” vì nhầm với ảnh khỏa thân trẻ em.
Để giải quyết vấn đề, CEO Mark Zuckerberg mới đây cho biết sẽ tuyển thêm 3.000 người trong năm tiếp theo để theo dõi các báo cáo về video bạo lực và các nội dung nhạy cảm khác. Hiện, nhóm đã có 4.500 người phụ trách hàng triệu báo cáo mỗi tuần.
" alt=""/>Facebook cho phép livestream cảnh tự làm đau bản thân