Trong bộ phim Minority Report, cảnh sát sử dụng một chiếc gậy gây nôn. Cây gậy này khiến bất cứ ai bị nó chạm vào sẽ nôn ngay lập tức. Bất kể bạn có tin hay không thì một khẩu súng gây nôn thực sự đã được phát minh.
Năm 2007, Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với một công ty tên là Invocon để phát triển một loại vũ khí sử dụng tần số vô tuyến điện để tác động đến thính giác và khả năng giữ thăng bằng của con người. Bất cứ ai bị súng gây nôn bắn trúng thì ngay lập tức có cảm giác bị say tàu xe và nôn mửa.
Cùng lúc đó, bộ phận Khoa học và Công nghệ của Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã thuê một công ty tên là Hệ thống quang học thông minh phát triển một loại đèn LED gây bất lực. Loại đèn này phát ra các xung nhịp nhanh các màu sắc khác nhau để gây chóng mặt, đau đầu và nôn mửa.
Súng gây nôn được coi là một vũ khí không gây chết người, dùng để chế ngự mọi người và giành thế thượng phong trước kẻ thù. Giống như các loại vũ khí kỳ dị khác đang tồn tại, súng gây nôn có vẻ là một ví dụ chứng tỏ khoa học viễn tưởng đã bắt kịp khoa học thực tế.
Súng lục ổ quay kỹ thuật số
Súng lục ổ quay kỹ thuật số Armatix trông giống như một thứ gì đó trong phim khoa học viễn tưởng và một phiên bản của nó đã xuất hiện trong một bộ phim James Bond gần đây. Loại súng lục công nghệ cao này có cơ chế an toàn kỹ thuật số, chỉ có thể bị vô hiệu hóa nếu người dùng nó cũng đeo một chiếc đồng hồ đeo tay đặc biệt, có thể gửi tín hiệu tới khẩu súng.
Bản thân chiếc đồng hồ đeo tay chỉ hoạt động khi người dùng mở khóa nó bằng vân tay của chính họ. Điều này có nghĩa là chỉ có chủ sở hữu khẩu súng mới có thể sử dụng nó, giúp ngăn chặn những người đánh cắp súng có thể sử dụng. Như vậy, khẩu súng lục ổ quay kỹ thuật số không dùng được để chống lại chủ nhân của nó.
Nhiều chuyên gia về súng đạn cho rằng việc sử dụng súng như vậy là cách thức của tương lai và là phương tiện tuyệt vời để đảm bảo an toàn súng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ mức độ phổ biến của loại súng lục ổ quay kỹ thuật số này sẽ như thế nào.
Bẫy người
Theo Listverse, một trong những vũ khí quái dị nhất trong lịch sử thường được sử dụng trên đường phố ở các thành phố hơn là trên chiến trường. Đó là bẫy người.
Đây là một trong số ít các vũ khí thời trung cổ được thiết kế đặc biệt để vô hiệu hóa đối thủ mà không giết hay làm bị thương. Một số bẫy người có gai để gây thương tích, nhưng phần lớn chỉ có một trục gỗ và 2 nhánh chĩa cùn ở đầu. Vũ khí này thường được lính canh sử dụng để ghim chặt chân tay của những kẻ gây rối hoặc tội phạm, giúp kìm hãm những đối tượng này cho tới khi có người tới giúp hoặc để các đối tượng bình tĩnh lại.
Bẫy người thỉnh thoảng được dùng ở chiến trường. Loại dùng cho chiến trường phức tạp hơn, thường gồm những gai nhọn và khóa lò xo để giữ tay chân của nạn nhân. Hiện chưa rõ thời điểm chính xác chiếc bẫy này bắt đầu được dùng nhưng nó đã được sử dụng suốt thời Trung cổ trên khắp thế giới, từ châu Âu tới Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tại Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 của Nghị định này, người điều khiển xe ô tô khi vi phạm lỗi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng, 2 – 4 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông.
Hai là, đối với hành vi không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng (điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người lái xe còn bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Về chế tài hình sự, luật sư Nguyễn Thanh Hải cho rằng, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người lái xe phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Cụ thể, Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ làm chết 1 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
Nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm.
Đáng chú ý, cũng tại Điều 260 Bộ luật Hình sự, nếu người phạm tội mà không có giấy phép lái xe thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm.
"Như vậy, người phụ nữ vừa lái xe ô tô vừa livestream đã gây tai nạn dẫn đến chết người có thể phải đối mặt với mức án cao nhất lên tới 10 năm tù", ông Hải chia sẻ.
Đức Phong
" alt=""/>Lái ô tô livestream cán chết người chịu hình phạt nào?Nhắc đến mứt Tết là nhắc tới những loại mứt truyền thống quen thuộc như mứt dừa, mứt gừng hay mứt bí. Khay mứt mời khách ngày Tết sẽ trở nên phong phú, lạ mắt hơn, hương vị khác biệt hơn nếu bạn dùng những loại mứt mới mẻ này.
Mứt đu đủ xanh
Ngoài việc dùng làm nguyên liệu cho món nộm, trộn hay đồ ăn kèm, đu đủ xanh còn được dùng để chế biến mứt. Miếng đu đủ mang màu trắng xanh, giòn, có vị ngọt thanh mát, tạo nên hình thức và hương vị hấp dẫn cho mứt.
![]() |
Mứt đu đủ xanh là một gợi ý để bạn thử nghiệm trong dịp Tết. |
Cách làm loại mứt này tương tự nhiều loại mứt truyền thống. Bạn cần có đu đủ xanh, đường trắng, nước vôi trong và một chút vani cho mùi vị thêm phần cuốn hút.
Mứt khế dẻo
Khế là món nhâm nhi yêu thích của nhiều người bởi vị chua ngọt đặc trưng. Khế chua còn được dùng để làm mứt khế dẻo, đặc biệt thích hợp để thưởng thức trong dịp Tết.
![]() |
Mứt khế dẻo mang màu sắc, hương vị hấp dẫn. Ảnh: Ven_garden/Instagram. |
Mứt khế dẻo được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản như khế tươi, đường, gừng và một chút dứa. Cách chế biến tuy đơn giản nhưng kết quả cho ra những miếng mứt dẻo, thơm với vị chua của khế, kết hợp hài hòa với vị ngọt và cay - thêm một lý do để mứt khế dẻo được ưa thích dịp Tết này.
Mứt dứa viên
Nếu bạn cần loại mứt có hình thức dễ thương, hương vị dễ ăn, mứt dứa viên là một trong những lựa chọn. Thành phần của loại mứt này gồm dứa, đường, chanh, gừng, chút dừa non nạo. Nguyên liệu đơn giản và cách làm cũng không khó.
![]() |
Món mứt dứa viên dễ ăn, mới lạ này phù hợp để thưởng thức cùng bạn bè. |
Mứt có hình viên tròn, nhỏ nhắn, rải dừa non lên trên tạo vẻ ngoài hấp dẫn. Khi thưởng thức, mứt có vị ngọt thanh của đường, vị chua, dẻo vừa phải của dứa. Món mứt dễ ăn, mới lạ này phù hợp để thưởng thức cùng bạn bè.
Mứt khoai lang
Khoai lang với vị bùi, ngọt thơm, cùng màu vàng tươi thích hợp để sáng tạo mứt Tết. Cách làm mứt này tương đối đơn giản. Nguyên liệu cơ bản gồm có khoai lang, đường, nước vôi trong và chút vani để tăng hương vị.
![]() |
Tách trà nóng cùng vài viên mứt khoai lang đủ để tăng hương vị cho câu chuyện ngày Tết. |
Điểm hấp dẫn nhất ở loại mứt này là màu vàng mơ tươi tắn, được phủ đường trắng. Mang vẻ ngoài hấp dẫn, mứt này khi ăn còn có vị bùi đặc trưng, độ ngọt vừa phải.
Mứt thập cẩm
Có quá nhiều sự lựa chọn về mứt Tết, nếu bạn chưa biết dùng loại nào, hãy thử mứt thập cẩm. Đây là loại mứt dễ làm, hương vị của nó kết hợp từ vị chua của dứa, vị thơm ngậy của dừa và vị cay nhẹ của gừng.
![]() |
Mứt thập cẩm là thức quà hấp dẫn mới cho ngày Tết thêm phần thú vị. Ảnh: Celro. |
Mứt thập cẩm đem đến cảm giác mới mẻ, “lạ miệng” bởi sự tổng hòa của nhiều loại nguyên liệu cũng như hương vị.
(Theo Zing)
" alt=""/>Món ngon: Những món mứt lạ miệng mời khách ngày Tết