Nhận được quà tặng, cháu Đặng Thị Ngọc Thủy (xã Trung Minh, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) chia sẻ: “Lúc bão lũ xong là đồ đạc nhà cháu bị cuốn đi hết, quần áo, cặp sách đi học cũng không còn. Bố mẹ cháu đi làm lại mấy hôm rồi, bố mẹ bảo sẽ để dành được tiết kiệm tiền sẽ mua sách vở cho cháu đi học. May quá mà hôm nay được cô chú tặng quà, cháu thấy vui lắm ạ…”.
Bà Thạch Kim Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội tỉnh Bắc Giang cho biết: “Người dân nơi đây vốn đã vất vả, nay vất vả hơn vì phải làm lại mọi thứ sau đợt bão vừa qua. Mỗi sự chung tay sẻ chia thời điểm này đều rất đáng quý, thể hiện tinh thần tương thân tương ái với đồng bào đang gặp khó khăn. Hi vọng sẽ có thêm nhiều mạnh thường quân như Manulife với những hỗ trợ thiết thực, giúp người dân vùng sâu vùng xa sớm ổn định cuộc sống, tiếp lục lao động và vươn lên”.
Theo kế hoạch , ngày 18/10, đội ngũ đại lý Manulife Việt Nam sẽ tiếp tục đến các xã vùng sâu của tỉnh Yên Bái như xã Bản Công, Bản Mù, Xà Hồ, Tà Xi Láng, Pá Lau, Hát Lừu (huyện Trạm Tấu) để trao tặng nhu yếu phẩm và lắp đặt các thiết bị phục vụ đời sống của bà con như: cây lọc nước, bồn chứa nước sạch, bếp củi nước nóng...
Riêng tại xã Hát Lừu, đoàn dự kiến trao số tiền quyên góp để xây dựng lại cầu treo dân sinh đã bị lũ cuốn trôi trong cơn bão vừa qua. Dịp này, đoàn cũng sẽ đến thăm hỏi và trao quà động viên những hộ gia đình không may có những thiệt hại lớn về người và tài sản trong đợt bão lũ vừa qua.
Đại diện Manulife Việt Nam cho biết, nguồn kinh phí gần 400 triệu đồng cho đợt từ thiện lần này được trích từ tổng số tiền 2.609.500.000 đồng quyên góp được từ tập thể nhân viên, đội ngũ kinh doanh kênh đại lý và ngân hàng cùng quỹ đối ứng của Manulife vào giữa tháng 9 vừa qua. Số tiền 2 tỷ đồng trong khoản này trước đó đã được Manulife chuyển đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thực hiện các hoạt động tiếp ứng và cứu trợ kịp thời ngay sau bão. Hơn 200 triệu còn lại sẽ tiếp tục được Manulife sử dụng cho các hoạt động thiện nguyện khác trong thời gian tới.
Manulife Việt Nam hiện đang phục vụ gần 1,5 triệu khách hàng với mạng lưới văn phòng trải dài khắp cả nước. Xuyên suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp này không ngừng thể hiện cam kết đóng góp cho cộng đồng với những hoạt động thiết thực như: triển khai chuỗi chương trình “Sống Sạch - Sành - Xanh” với các sự kiện khám sức khỏe và tầm soát vi khuẩn HP dạ dày miễn phí cho người dân tại Hà Nội và TP.HCM; tài trợ hàng chục nghìn suất ăn miễn phí cho học sinh, cung cấp trang thiết bị phòng máy tính cho trẻ em các vùng sâu vùng xa….
Ngọc Minh
" alt=""/>Manulife trao quà hỗ trợ bà con vùng cao sau lũTrong số phát sóng cuối cùng trong mùa 1 của chương trình Tâm sự cùng Thúy Vân với chủ đề Mẹ bất đắc dĩ, khách mời Cẩm Nhung đến với trường quay để chia sẻ câu chuyện bất ngờ trở thành người mẹ của mình.
Cẩm Nhung sinh ra trong gia đình ba mất sớm, chỉ có mẹ và 2 người em trai. Năm 20 tuổi, em trai của Cẩm Nhung bất ngờ làm cha khi chưa kết hôn, vì lo sợ nên cậu đã giấu gia đình. Đến khi thai đã lớn không thể tiếp tục che giấu, Cẩm Nhung cùng mẹ phải phụ giúp việc sinh nở và chăm sóc em bé.
Cẩm Nhung và mẹ làm việc tại TP.HCM, còn gia đình em trai ở Long An, cô kể rằng: “Mỗi tháng mình và mẹ thay phiên nhau về quê chăm sóc cháu và phải hướng dẫn nhiều thứ cho mẹ của bé, vì mẹ của cháu mới 18 tuổi còn quá nhỏ không thể đỡ đần mọi thứ”.
Đến khi em bé được khoảng 13 tháng, cuộc sống vợ chồng của người em trai không còn hòa thuận, mẹ của bé gửi con lại cho chị chồng và ra đi.
“Mẹ của bé bế con lên Sài Gòn giao lại cho mình và mẹ chăm sóc, rồi bỏ đi. Hai tháng sau, mẹ của bé về thăm con, sau đó 1 năm có về thăm lần nữa nhưng bé không còn nhớ mặt mẹ ruột. Thay vào đó, bé gọi mình là mẹ”, nữ khách mời tâm sự.
![]() |
Khách mời Cẩm Nhung vô tình trở thành người mẹ vì sai lầm của em trai. |
Theo chị Nhung, em bé bây giờ như con chung của cả nhà, chị trở thành người mẹ bất đắt dĩ còn mẹ của chị lại làm mẹ một lần nữa. Chị và mẹ thay phiên nhau chăm sóc, nuôi dạy em bé. Chị kể lại: “Mỗi sáng mình đi làm trễ hơn để đưa bé đi học, đến chiều thì mẹ của mình tan ca sớm để rước bé. Đến khi bé được 5 tuổi thì mẹ mình đưa bé về quê sinh sống vì không đủ chi phí để nuôi bé ở thành phố. Mỗi tháng mình về quê 2 lần để thăm bé”.
Á hậu Thúy Vân nể phục trước tấm lòng mà chị Nhung dành cho em bé nói riêng và cả gia đình nói chung. Chị Nhung chia sẻ thêm rằng: “Khi mới biết tin em trai có con, mình cảm thấy bất ngờ và lo lắng. Nhưng sau khi sắp xếp mọi chuyện thì mình cảm thấy vui vì gia đình có thêm thành viên mới, lúc được bế bé mình cảm thấy hạnh phúc”.
![]() |
Cẩm Nhung là cô gái hy sinh hạnh phúc cá nhân để vun đắp tình cảm gia đình. |
Chăm sóc và nuôi dạy một đứa bé là việc khó khăn. Chị Nhung cũng rất chật vật để nuôi con, nhưng chị không than trách điều gì, ngược lại chị cảm thấy hạnh phúc vì được làm mẹ.
“Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ bệnh hoặc bị sốt, mình phải nghỉ làm để chăm sóc bé. Trước khi có bé, mình còn đi chơi, du lịch với bạn bè còn, bây giờ không có thời gian cho việc đó, đi đâu cũng bế con theo”, chị Nhung tâm sự.
Cẩm Nhung không trách móc em trai hay muốn thay đổi cuộc sống. “Ba mất sớm nên chị em mình rất thương nhau. Em của mình làm sai thì mình chịu trách nhiệm chung. Vì thương em bé nên mình bỏ qua cho các em hết mọi lỗi lầm”, Cẩm Nhung bộc bạch.
Sau những lời tâm sự về quá khứ và cuộc sống hiện tại, Thúy Vân tò mò mong muốn của chị Cẩm Nhung trong tương lai. Chị nói: “Mình cũng đã 30 tuổi vẫn chưa kết hôn, nếu không có duyên kết hôn, mình muốn về sống với mẹ để chăm sóc mẹ và mở tiệm may để ổn định cuộc sống”.
![]() |
Á hậu Thúy Vân cho rằng: “Một cô gái thành công đi kèm với tấm lòng nhân hậu sẽ là điều tuyệt vời”. |
Á hậu Thúy Vân nói, cô đã học hỏi từ khách mời rất nhiều điều về sự hy sinh và yêu thương gia đình hơn bản thân. Á hậu cho rằng: “Sắc đẹp sẽ phai tàn theo năm tháng nhưng điều khiến người khác nhớ về mình chính là tấm lòng”.
Tập 13 của chương trình "Tâm sự cùng Thúy Vân", khách mời Lan Anh chia sẻ câu chuyện bị chồng phản bội và quyết định làm mẹ đơn thân, cùng con sống một cuộc đời tươi sáng, tốt đẹp hơn.
" alt=""/>Tâm sự cùng Thúy Vân tập 14: Chị gái làm mẹ bất đắc dĩ vì sai lầm tuổi trẻ của em traiSự tận tâm của bà dành cho con cái nhanh chóng được lan truyền rộng rãi, với những lời đề nghị quyên góp, trong đó có lời hứa về một học bổng để trang trải mọi chi phí cho cô gái trẻ khi cô hoàn thành năm thứ 5 đại học.
Tuy nhiên, sau đó, người ta phát hiện ra rằng không có sinh viên nào có tên Merve Bozkurt tại Đại học Oxford và cô con gái buộc phải thú nhận những gì mình đã làm.
Merve thậm chí đã không rời khỏi đất nước, cô chỉ đơn giản là chuyển đến thành phố Istanbul sau khi tìm được công việc môi giới bất động sản.
Merce đã cố gắng che đậy sự việc bằng cách đóng tất cả các tài khoản mạng xã hội của mình, nhưng đã quá muộn. “Tôi cảm thấy rất tệ vì đã làm mẹ tôi buồn. Tôi bịa ra một câu chuyện. Tôi đã khiến mọi người tin vào câu chuyện này, kể cả bản thân tôi. Thực ra, tôi đã làm việc trong một văn phòng bất động sản ở Istanbul trong suốt quãng thời gian qua”, Merce nói.
![]() |
Bà mẹ làm nghề bán hoa giúp con gái đóng học phí đại học. |
Trong phóng sự được phát trên đài truyền hình địa phương, bà mẹ hai con Gulseren cho biết bà đã kiếm sống bằng nghề bán hoa ở Antakya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn một thập kỷ.
“Chồng tôi làm việc khi ông ấy có thể, nhưng không phải lúc nào ông ấy cũng tìm được việc làm. Với số tiền kiếm được từ việc bán hoa, tôi trang trải chi phí học hành cho con mình”.
“Thật tuyệt khi tôi dành số tiền kiếm được để lo cho con mình. Tôi nghĩ mọi phụ nữ nên làm việc và đứng vững trên đôi chân của mình. Không có gì xấu hổ khi làm những công việc như vậy, mà chỉ nên xấu hổ khi bạn có thể làm việc nhưng lại không làm và sống thiếu thốn. Tôi yêu lao động”.
Đài truyền hình khi đó cũng đã liên hệ với người con gái, Merve và được cô trả lời rằng: “Mẹ tôi tự tay trồng hoa, hái và bán ở đây. Thỉnh thoảng bà lên núi hái hoa. Anh trai tôi cũng đã tốt nghiệp đại học. Anh ấy đang làm hạ sĩ quan ở Hakkari. Mẹ tôi rất yêu chúng tôi. Chúng tôi là tất cả đối với bà, và bà cũng là tất cả với chúng tôi”.
Cô đã nói dối rằng cô muốn trở thành một bác sĩ giải phẫu thần kinh sau khi tốt nghiệp Oxford: “Có lần, mẹ nói với tôi rằng nếu tôi không đăng ký vào một trường đại học tốt, bà sẽ không cho tôi tiếp tục đi học. Vì bà đã vất vả cả đời nên không bao giờ muốn công sức của mình bị lãng phí”.
“Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng mẹ tôi không bao giờ giận dữ với chúng tôi, không bao giờ để chúng tôi thiếu thốn”.
Merve Bozkurt nói thêm trong cuộc phỏng vấn: “Tôi sẽ không làm mẹ tôi phải thất vọng và tôi sẽ luôn tôn trọng bà”.
Xem thêm video: Cách xử lý khi trẻ nói dối theo độ tuổi
Đăng Dương(Theo Mirror)
Là phụ nữ, hãy tin vào trực giác của mình. Nếu bạn còn ngờ ngợ chàng nói dối, hãy chậm lại một chút vì có thể bạn đang đúng. Dưới đây là những câu nói dối "kinh điển" của đàn ông.
" alt=""/>Cô gái nói dối đang học ĐH Oxford để lừa tiền chu cấp từ mẹ nghèo