![]() |
Phối cảnh Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình. |
Đã “đồng ý về mặt nguyên tắc”
Năm 2009, UBND quận Thanh Xuân ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu dự án. Theo đó Công ty TNHH Thương mại hỗ trợ kiến thiết Miền Núi (Công ty Miền Núi) được chọn là chủ đầu tư dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Hạ Đình. Dự án sẽ bao gồm 2 tòa cao ốc với công năng làm trung tâm thương mại và dạy nghề trên mặt bằng rộng hơn 15.000m2.
Do vấp phải sự phản đối quyết liệt của hàng trăm người dân dân có đất nằm trong dự án dẫn đến không giải phóng được mặt bằng, nên dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình vẫn chưa thể triển khai dù đã hơn 6 năm trôi qua. Tháng 8.2015 Công ty Miền Núi đã có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội xin chuyển đổi dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Hạ Đình thành Trung tâm Thương mại - Dịch vụ văn hóa tâm linh.
Ngay sau đó, ngày 1.9.2015, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản số 6010 gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc truyền đạt quan điểm chỉ đạo của ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP là đã đồng ý về mặt nguyên tắc đối với đề xuất của Công ty Miền Núi và yêu cầu Sở này chỉ dẫn làm thủ tục. Theo đó, UBND TP.Hà Nội “đồng ý về mặt nguyên tắc” với đề xuất “bổ sung chức năng thương mại, dịch vụ tâm linh”. Theo đó, dự án tâm linh sẽ có 2 tầng hầm là khu vực để xe và kỹ thuật; khối đế 5 tầng sẽ bố trí các chức năng trung tâm thương mại, kinh doanh mặt hàng phong thủy, tượng phật, thờ cúng, vàng mã… 2 khối tháp 13 tầng là khu vực dịch vụ lưu giữ các lọ tro sau hỏa táng và cốt sau cải táng, dự kiến bố trí khoảng 130.000 ô đựng tro, cốt. Ngày 31.5.2016, UBND TP.Hà Nội tiếp tục có văn bản số 4417 yêu cầu các sở ngành hướng dẫn việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình, quận Thanh Xuân xong trước ngày 15.6.2016.
Trước sự ồn ào của dư luận về việc xây dựng “tháp đôi nghĩa trang” ngay giữa khu vực dân cư, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu quận Thanh Xuân, Sở Quy hoạch Kiến trúc thông tin đầy đủ về chỉ đạo của thành phố đối với dự án cho nhân dân biết, đồng thời báo cáo với Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố trước ngày 25.8 về các nội dung liên quan.
Nhưng… lại không có trong quy hoạch
Cuối tuần qua, Sở Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội đã có văn bản khẳng định dự án tháp đôi nghĩa trang tại quận Thanh Xuân của Công ty TNHH Thương mại và Hỗ trợ kiến thiết Miền Núi không có trong quy hoạch.
Đại diện Lãnh đạo Sở quy hoạch và kiến trúc Hà Nội cho biết, quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 496/QĐ-TT ngày 8/4/2014 chỉ quy định dịch vụ lưu trữ tro cốt tại nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, công trình tôn giáo tín ngưỡng: “Các công trình lưu giữ tro cốt được bố trí trong các cơ sở hỏa táng, hoặc trong khuôn viên các nghĩa trang và các công trình tôn giáo, tín ngưỡng tùy theo nhu cầu của địa phương, thuận tiện cho việc thăm viếng của người dân, đảm bảo khoảng cách vệ sinh môi trường và được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
Việc Công ty TNHH Thương mại hỗ trợ kiến thiết Miền Núi đề xuất bổ sung tạo lập một khu phục vụ cho thuê chỗ lưu trữ tro cốt tại công trình Trung tâm thương mại dịch vụ là chưa phù hợp với quy định tại Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các nội dung khác với quy định tại quy hoạch nghĩa trang nêu trên cần phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Theo Lao Động
" alt=""/>Dự án “cao ốc tro cốt” giữa lòng Hà Nội: TiềnSau TP Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cũng đã chính thức công bố danh sách chủ đầu tư đang thế chấp dự án tại Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội đến ngày 29/7/2016. Theo danh sách này, có có 34 dự án do chủ đầu tư đang đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Trong danh sách trên có nhiều “đại gia” bất động sản như: Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest (Khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất, Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính (Khu A, B Tổ 51 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) thế chấp quyền sử dụng đất, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - Khu Cổ Ngựa, Khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (KĐTM Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất…
Ngoài ra, còn kể đến các “đại gia” bất động sản khác: Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội (thửa số 04, 03, 02, 01 phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty TNHH Mai Trang (Dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất…
Dự án tại phường Ô Chợ Dừa của Tân Hoàng Minh.
Dự án 177 Trung Kính của Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính.
“Đại gia” Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường cũng góp tên trong danh sách.
Theo công bố từ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, Cty CP Tập đoàn Nam Cường có nhiều thửa đất tại phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông đang thế chấp quyền sử dụng đất.
Nhiều thửa đất tại KĐTM Dương Nội (khu A), phường Dương Nội, quận Hà Đông của Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
Vừa qua, chung cư Dolphin Plaza cũng nổi lên với những những lùm xùm quanh việc thế chấp ngân hàng.
Theo danh sách thống kê của Văn phòng đăng ký đất đai dự án 28 Trần Bình, phường mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm của Công ty CP TID thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - Khu Cổ Ngựa, Khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
Công ty TNHH Mai Trang (Dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất.
|
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Hồng Khanh
" alt=""/>Loạt dự án BĐS của các ‘ông lớn’ đang ‘cắm’ ngân hàngTheo Meituan, drone có thể hoạt động trong thời tiết gió và mưa nhẹ, mang theo tối đa 2,3kg mỗi chuyến. Phí giao hàng rất rẻ, chỉ 4 NDT (14.000 đồng) một chuyến, tương tự các dịch vụ giao hàng thông thường khác của Meituan. Dịch vụ nhận đơn hàng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, sau đó drone sẽ được giao nhiệm vụ chở rác đến các trạm tái chế.
Dù vậy, drone vẫn cần đến sự hỗ trợ của con người. Sau khi đơn hàng được chuyển đến, một nhân viên Meituan sẽ lấy từ cửa hàng gần đó và mang lên tầng thượng khách sạn để cân và đóng gói.
Một người điều hành sẽ treo gói hàng vào drone rồi máy bay tự động bay đến tháp canh, nơi một người khác đang chờ đề nhận. Khách hàng sẽ nhận đơn từ người này tại tháp canh.
Kinh doanh dịch vụ bay
Những năm gần đây, dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái đã mở rộng nhanh chóng ở Trung Quốc. Năm 2016, “ông lớn” thương mại điện tử JD.com tiên phong thử nghiệm giao hàng đến nông thôn bằng UAV.
Với trọng tải 15kg cho khoảng cách tối đa 20km, drone giúp rút ngắn thời gian vận chuyển từ 4 giờ bằng ô tô trên những con đường quanh co xuống dưới 20 phút.
Không chỉ cải thiện logistics tại nông thôn, máy bay không người lái cũng được dùng để giao đồ ăn nhanh cho người sống ở đô thị.
Meituan hoàn thành chuyến giao hàng bằng drone đầu tiên tại trung tâm công nghệ phía nam Thâm Quyến vào năm 2021.
Hiện công ty đang vận hành hơn 30 tuyến đường bay không người lái ở nhiều thành phố, đã xử lý hơn 300.000 đơn đặt hàng.
Để di chuyển trong không gian đô thị dày đặc, máy bay không người lái đi theo các tuyến đường được xác định trước từ các điểm phóng - thường là mái nhà - đến các điểm đón. Thay vì lơ lửng bên ngoài cửa sổ căn hộ hoặc văn phòng, chúng giao hàng tại các ki-ốt gần các tòa nhà dân cư và văn phòng.
Kể từ năm ngoái, Meituan cũng mở các ki-ốt nhận hàng drone tại các công viên công cộng ở Thượng Hải và Thâm Quyến.
Việc mở rộng các dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái diễn ra trong bối cảnh chính phủ thúc đẩy "nền kinh tế tầm bay thấp", đề cập đến một loạt các doanh nghiệp tập trung vào máy bay dân dụng có người lái và không người lái ở độ cao dưới 3.000 mét.
"Nền kinh tế tầm bay thấp" lần đầu được xác định là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Trung Quốc tại hội nghị công tác kinh tế trung ương tháng 12/2023. Trung Quốc đặt mục tiêu mở rộng quy mô của lĩnh vực này lên 2.000 tỷ NDT (279 tỷ USD) vào năm 2030.
(Theo CNN, TechNode)
" alt=""/>Giao đồ ăn, thuốc men bằng drone đến Vạn Lý Trường Thành