UBND tỉnh yêu cầu căn cứ trên kết quả khảo sát, đánh giá các nguy cơ, sự cố mất an toàn thông tin mạng cửa hệ thống thông tin các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để đưa ra phương án đối phó, ứng cứu sự cố tương ứng, kịp thời, phù hợp.
Phương án đối phó, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải đặt ra các tiêu chí để có thể nhanh chóng xác định được tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố khi sự cố xảy ra.
Ngoài ra, xác định cụ thể các nguồn lực, giải pháp tổ chức thực hiện và kinh phí để triển khai các nội dung của kế hoạch, bảo đảm khả thi, hiệu quả.
Thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an toàn thông tin giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; tận dụng sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Một trong các nhiệm vụ trong kế hoạch khi chưa có sự cố xảy ra là triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng đánh giá, ứng phó sự cố.
Nội dung thực hiện bao gồm tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án đối phó, ứng cứu sự cố tương ứng với các kịch bản, tình huống sự cố cụ thể; đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phối hợp, ứng cứu, chống tấn công, xử lý mã độc, khắc phục sự cố; tham gia huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, diễn tập vùng, miền, quốc gia, quốc tế theo triệu tập của Bộ Thông tin và Truyền thông.
UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông; Đội Ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa thực hiện, phối hợp cùng đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh); cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC); các đơn vị liên quan trong năm 2024.
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ tham gia các chương trình huấn luyện, diễn tập và khóa đào tạo, tập huấn về bảo đảm an toàn thông tin mạng để nâng cao kỹ năng và công tác tham mưu, triển khai giám sát, bảo đảm an toàn thông tin.
Sở Thông tin và Truyền thông cơ quan đầu mối, chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm xây dựng và triển khai Kế hoạch này; tổ chức theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện kế hoạch này; định kỳ 06 tháng, cả năm báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh để theo dõi và chỉ đạo.
Trong năm 2023, nhân kỷ niệm Ngày chuyển đổi số quốc gia (10/10), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội thảo đảm bảo an toàn, an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh lần thứ I.
Tại sự kiện, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ… nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi số.
Văn Hùng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Khánh Hòa triển khai chương trình đào tạo an toàn thông tin năm 2024Diễn đàn là sự kiện lớn của ngành nhằm tổng kết, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 4 năm qua, truyền tải những tư tưởng cốt lõi về phát triển công nghệ số, tinh thần Make in Viet Nam, ứng dụng số để giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động,...
Năm 2023 là năm thứ 5 Bộ TT&TT chủ trì tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Ngay từ khi diễn đàn ra đời vào năm 2019, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã được trao sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công, mà còn là sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và đi ra toàn cầu.
Việt Nam - Trung Quốc hợp tác sâu rộng về thông tin, truyền thông
Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, đã có 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ ngành, địa phương hai nước. Trong đó, có 5 văn kiện hợp tác được ký kết giữa Bộ TT&TT Việt Nam và các bộ, ngành Trung Quốc có liên quan.
Đã có 5 bản ghi nhớ hợp tác được ký kết giữa Bộ TT&TT Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan của Trung Quốc về viễn thông, Internet, CNTT, chuyển đổi số, kinh tế số, truyền thông số,…
Bộ TT&TT Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông và chuyển đổi số với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực kinh tế số với Bộ Thương mại Trung Quốc; bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác kinh tế số và dữ liệu số với Tổng cục Dữ liệu Quốc gia Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực truyền thông số với Tổng cục Phát thanh truyền hình quốc gia Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác truyền thông với Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa.
CEO NVIDIA tới Việt Nam
CEO Jensen Huang cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của NVIDIA đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tuần qua.
Tại tọa đàm xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và cơ hội cho Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) chủ trì, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) tổ chức, sáng 11/12 ở Hòa Lạc, ông Jensen Huang đánh giá AI đang trở thành làn sóng mới và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của mọi quốc gia.
Ông Jensen Huang nhận định Việt Nam đã sẵn sàng cho công nghệ mới và sẽ đầu tư nâng cao năng lực về con người cũng như hạ tầng cho Việt Nam.
Theo Chủ tịch NVIDIA, để tận dụng được làn sóng mới, cần có 3 yếu tố là dữ liệu, đội ngũ nhân lực phần mềm và cơ sở hạ tầng.
“Chúng tôi cam kết biến Việt Nam thành quê hương thứ hai của mình, chúng tôi sẽ thành lập pháp nhân ở Việt Nam, Bộ trưởng có thể chỉ định ra một đối tác để chúng tôi có thể hợp tác để hiện thực hóa giấc mơ xây dựng một Việt Nam mới”, ông nói.
NVIDIA cũng sẽ mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác với Viettel, FPT, Vingroup, VNG trong phát triển hạ tầng tính toán cho trí tuệ nhân tạo...
Tại buổi tiếp làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều ngày 10/12, CEO NVIDIA cho biết công ty đã đầu tư khoảng 250 triệu USD vào Việt Nam, xác định Việt Nam là thị trường quan trọng và mong muốn thiết lập một “cứ điểm”.
Ông Jensen Huang là doanh nhân người Mỹ gốc Đài Loan (Trung Quốc). Vị tỷ phú USD này đồng sáng lập công ty xử lý đồ họa NVIDIA vào năm 1993 và giữ chức chủ tịch cùng vị trí CEO kể từ khi thành lập.
Bkav đưa phần mềm diệt virus ra thế giới
Tập đoàn Bkav cho biết sẽ đẩy mạnh việc “go global”, tiến ra thị trường thế giới bằng sự ra mắt của phần mềm diệt virus Bkav Pro 2024.
Chia sẻ với VietNamNet, nhà sản xuất này cho biết, Bkav đang thúc đẩy chiến lược quốc tế hóa Bkav Pro. Với Bkav Pro 2024, Bkav quyết định đẩy mạnh ra thị trường thế giới.
Để thực hiện chiến lược này, Bkav sẽ làm việc với AV Test, một tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm định phần mềm diệt virus. Qua quá trình kiểm định, AV Test sẽ đánh giá các phần mềm diệt virus dựa trên khả năng phát hiện, loại bỏ virus, hiệu suất, và tính dễ sử dụng. Các bài test được thực hiện theo thời gian thực, liên tục trong vòng 2 tháng.
Theo đại diện doanh nghiệp này, dự kiến trong vài tuần tới, Bkav sẽ ký kết liên minh với một tổ chức toàn cầu chuyên về bảo mật hạ tầng quan trọng.
3 điểm yếu các hệ thống tại Việt Nam bị hacker tấn công nhiều nhất
Báo cáo tổng kết an ninh mạng Việt Nam năm 2023 vừa được các chuyên gia Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam - NCS công bố ngày 12/12.
Theo tổng hợp của NCS, năm 2023 đã ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 9,5% so với năm 2022.
Các mục tiêu chịu nhiều cuộc tấn công nhất trong năm nay là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác.
Đáng chú ý, các chuyên gia NCS chỉ ra 3 điểm yếu bị tấn công nhiều nhất tại Việt Nam năm 2023. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là điểm yếu con người, chiếm 32,6% tổng số vụ việc. Theo đó, hacker sử dụng email giả mạo (phishing) có file đính kèm mã độc dưới dạng file văn bản hoặc nội dung có đường link đăng nhập giả mạo để chiếm tài khoản, kiểm soát máy tính người dùng từ xa.
Điểm yếu có tỷ lệ cao thứ hai là lỗ hổng của các nền tảng, dịch vụ phần mềm cài đặt trên máy chủ chiếm 27,4%. Các phần mềm bị khai thác là phần mềm Mail Server, nền tảng quản lý nội dung, nền tảng chia sẻ dữ liệu…
Và điểm yếu thứ 3 là các lỗ hổng của website do tổ chức tự phát triển chiếm 25,3% số vụ việc. Thường bị khai thác là lỗ hổng SQL Injection, mật khẩu quản trị yếu hoặc sử dụng thư viện có lỗ hổng.
" alt=""/>CEO NVIDIA tới Việt Nam, Bkav dự định đưa phần mềm diệt virus ra thế giới“Bà nội không bao giờ nhìn mặt cháu nhưng khi biết tin Mầm bị bệnh còn cho chỉ vàng. Bác nó từ lúc biết tin mất tăm mất dạng không thấy mặt mũi đâu. Có những người tưởng lạnh mà chả lạnh tí nào, có những người tưởng nóng nhưng mà nguội ngắt”, Khanh nói.
Diệp (Quỳnh Châu) lên tiếng bênh vực: “Anh Trí có nỗi khổ riêng. Em có cảm giác chị rất khắt khe với anh ấy. Nếu anh Trí đồng ý xét nghiệm rồi hiến gan cho Mầm, chắc chị không đay nghiến anh ấy vậy đúng không?”.
Ở một diễn biến khác, Tuệ (Tuấn Tú) hỏi Trí về kết quả ADN anh vô tình tìm được khi dọn nhà và nhận câu trả lời phũ phàng từ anh trai. “Tao biết chuyện từ khi mẹ mang tao về trả ông nội. Tao với mày cùng mẹ nhưng tao không biết bố mình là ai. Việc nhà mày tao thấy cũng phiền phức, từ giờ thân ai người ấy lo”, Trí nói.
Cũng trong tập này, cô giáo của Bo (Bảo Nam) gọi điện cho Khải (Hà Việt Dũng) mời lên trường trao đổi vì gần đây tâm lý của cậu bé thay đổi, thường xuyên đánh bạn và chỉ muốn bỏ học.
"Cháu ở nhà ngoan lắm, cũng dễ bảo, không hiểu sao lên trường lại đánh bạn. Gia đình mong nhà trường và cô giáo thông cảm", Khải nói.
Cô giáo giải thích: "Bo nói bị các bạn trêu chọc có bố là giang hồ, mẹ bỏ đi. Bây giờ, cháu bất lực không muốn làm gì, chỉ muốn bỏ học thôi".
Tuệ sẽ nói gì với anh trai? Diễn biến chi tiết tập 23 phim Người một nhàsẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Mỹ Hà