Bdd không được nghe fan hát mừng sinh nhật vì LOL Park không mở cửa đón khán giả từ thời điểm khai mạc LCK Mùa Xuân 2020
Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 21, đường giữa của Gen.G, Gwak “Bdd” Bo-seong đã quyên góp 5 triệu Won (khoảng 95 triệu đồng) cho Quỹ Cứu trợ Thảm họa Quốc gia Hàn Quốc để hỗ trợ cho các nạn nhân mắc coronavirus (COVID-19) vào hôm qua (27/02).
“Tôi rất hạnh phúc khi có thể đăng cái này lên sau khi thắng trận. Nhưng tôi cũng thấy rất tiếc bởi lần đầu tiên kể từ khi ra mắt đấu trường chuyên nghiệp, tôi không thể nghe fan hâm mộ hát chúc mừng sinh nhật”, Bdd viết trên tài khoản Twitter cá nhân.
Bdd cùng đồng đội đã hoàn tất màn lội ngược dòng trước Afreeca Freecs vào chiều tối qua trong khuôn khổ Tuần 4 LCK Mùa Xuân 2020. Trong đó, tuyển thủ sinh ngày 01/3/1999 đã giành MVP Ván 2 với màn trình diễn chói sáng LeBlanc (KDA 7/1/11), đóng góp 18/21 điểm hạ gục của Gen.G. Quan trọng hơn, chiến thắng giúp Gen.G vươn lên cân bằng hệ số với T1 và cùng nhau chia sẻ ngôi vị dẫn đầu BXH.
Trước Bdd, tổ chức của anh cũng thông báo sẽ dành tất cả số tiền kiếm được từ các trận đấu trên sân nhà của Seoul Dynasty trong tháng 3 tại Overwatch Leaguecho các tổ chức cứu trợ nạn nhân mắc virus Corona.
LPL Mùa Xuân 2020 sẽ thi đấu online từ ngày 09/3
Trên các kênh truyền thông mạng xã hội chính thức cách đây ít giờ, Riot Trung Quốc cho biết giải đấu LPL Mùa Xuân 2020sẽ trở lại vào ngày 09/3 sắp tới.
Thay vì chờ đợi các sàn đấu sáng đèn sớm nhất là đầu tháng 5 theo quy định của Nhà nước, LPL sẽ lần đầu được tổ chức online
Tuy nhiên, do tình hình coronavirus vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, BTC đã quyết định tất cả các trận đấu sẽ diễn ra theo hình thức online – thay vì trên sân nhà-sân khách như format cũ.
Các tuyển thủ sẽ phải hoàn thành quy trình cách ly 14 ngày và đáp ứng tất cả các yêu cầu về sức khỏe mới được phép tham gia giải đấu LMHTsố một Trung Quốc.
Các đội tuyển sẽ thi đấu tại trụ sở hoặc gaming house của họ và sẽ được giám sát trực tiếp bởi đội ngũ trọng tài.
Cuối cùng, các kênh truyền phát tiếng Anh trên YouTube và Twitch của LPL sẽ hoạt động trở lại vào ngày 15/3.
Đã một tháng rưỡi kể từ thời điểm BTC tạm hoãn vô thời hạn Tuần 2 vòng bảngLPL Mùa Xuân 2020 do sự bùng phát của dịch COVID-19 tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Đây là lần đầu tiên LPL tổ chức online kể từ khi giải đấu được ra đời vào năm 2013.
“Có thể sẽ xuất hiện những khó khăn về mặt kỹ thuật không lường trước được nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để thích ứng với hoàn cảnh. Chúng tôi hy vọng tiếp tục đem tới cho tất cả những trận đấu hấp dẫn và sôi động đã trở thành thương hiệu của LPL”, thông cáo kết lại.
Với việc LPL sắp quay trở lại thì nhiều khả năng 2020 Mid-Season Invitationalsẽ dời lại khoảng hai tháng so với lịch trình ban đầu – có thể là vào tháng 7 năm nay.
Chịu
" alt=""/>LMHT: Sao LCK ủng hộ 95 triệu VNĐ cho nạn nhân COVIDNgoài các khiếm khuyết cốt lõi, 70% người tự kỷ có rối loạn giác quan và các vấn đề sức khỏe đi kèm. Do đó, họ cần bổ sung thêm các phương pháp can thiệp trị liệu vận động, điều hòa giác quan, và một số cần điều trị bằng các thuốc đặc trị.
Với những trẻ tự kỷ chưa giao tiếp bằng lời nói, can thiệp ngữ âm cũng được nhiều tổ chức uy tín khuyên dùng. Tuy nhiên, những phương pháp can thiệp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, bổ sung. Để cải thiện các vấn đề cốt lõi của tự kỷ vẫn cần 1 trong 5 chương trình can thiệp toàn diện nói trên.
Tung bóng, đi xe đạp… không thuộc kỹ năng can thiệp quan trọng đối với trẻ tự kỷ
Căn cứ trên 27 chiến lược can thiệp tự kỷ có chứng cứ khoa học, những nội dung rèn luyện như tung bóng, thăng bằng trên con lăn, đội chai nước mà Tâm Việt đang dạy cho trẻ tự kỷ không nằm trong những mục tiêu và kỹ năng quan trọng cần can thiệp đối với các khiếm khuyết của người tự kỷ.
Chị Đào Diệp Linh, một phụ huynh có điều kiện đi thăm quan và trao đổi chặt chẽ với các nhà chuyên môn về các mô hình can thiệp tự kỷ tại các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, nhận định: “Vận động nói chung là tốt cho mọi trẻ em.
Riêng với trẻ tự kỷ, phải đánh giá được khả năng phối hợp vận động và mức độ rối loạn giác quan của từng trẻ mới có cách dạy hiệu quả. Việc này đòi hỏi phải có người chuyên sâu về giác quan và phục hồi chức năng. Nếu cá nhân trẻ tự kỷ nào đó có hứng thú với việc tập xiếc thì việc học xiếc sẽ khá dễ dàng. Nếu trẻ khác không thích thì cần tạo hứng thú trước cho trẻ.
Ép buộc, cưỡng bức trẻ làm những việc quá khó hoặc trẻ không hứng thú thì thường lợi bất cập hại. Khiếm khuyết cốt lõi của tự kỷ là giao tiếp, nên việc cho trẻ tập xiếc trong điều kiện xa cha mẹ là sự thiệt thòi lớn với trẻ tự kỷ, là hy sinh nhu cầu tình cảm gia đình và cơ hội rèn luyện kỹ năng trọng tâm là giao tiếp, để tập trung vào những kỹ năng chỉ có tính bổ trợ”.
![]() |
Dụng cụ học tại Tâm Việt |
Thạc sỹ giáo dục đặc biệt, chuyên ngành tự kỷ Phạm Ngọc cho biết, phương pháp vận động dùng ván thăng bằng và bóng đã xuất hiện ở nhiều phương pháp trị liệu khác hàng chục năm nay trên thế giới (có thể tìm thấy trong Vật lý trị liệu, Trị liệu Hoạt động, Brain Gym, Balavisx).
Mục tiêu đều nhằm cải thiện sự ổn định cơ thể, các hệ thống phối hợp vận động (trái-phải, trên-dưới, trước-sau), tạo điều kiện nền tảng vững hơn (ở phần não vô thức) cho sự phát triển cao hơn của nhận thức, ngôn ngữ và tương tác xã hội (ở phần não có ý thức) cho trẻ có rối loạn phát triển.
Tuy nhiên bài tập nào phù hợp với từng trẻ thì cần có đánh giá và theo dõi trong quá trình. Việc áp dụng bài tập như nhau với mọi trẻ sẽ có rủi ro có những trẻ bị quá tải. Ván thăng bằng và tung hứng bóng là đem lại các kích thích về tiền đình/thăng bằng và thị giác, đều là những kích thích có tác động mạnh và ảnh hưởng lâu dài. Nếu là trẻ nhạy (dễ bị quá tải) với 2 loại giác quan này thì kích thích quá ngưỡng liên tục có thể làm trẻ dễ bị rơi vào trạng thái căng thẳng (stress) kéo dài.
Những trẻ này có thể khủng hoảng thêm (sẽ càng khó khăn hơn trong việc phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tương tác) hoặc có thể dần thích nghi sau rất nhiều thời gian nhưng đó là sự cố gắng một cách có ý thức chứ không phải sự ổn định tự nhiên vô thức của nền tảng, bất kỳ lúc nào có kích thích quá ngưỡng khác là cơ thể dễ rơi vào mất ổn định trở lại.
"Dù nền tảng tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tương tác nhưng để kết luận rằng chỉ cần can thiệp nền tảng đó thôi là đủ cho can thiệp tự kỷ (với khiếm khuyết chính là sự giao tiếp và tương tác xã hội) thì chưa thấy có nghiên cứu nào chứng minh điều đó cả.
Can thiệp cho tự kỷ tới giờ vẫn cần sự tham gia của các lĩnh vực khác nhau trong môi trường phù hợp. Việc kết luận trẻ tự kỷ gần như khỏi bệnh sau khi thành thục kỹ năng làm xiếc thì chưa đủ thông tin chứng minh, trẻ cần được đánh giá về kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội nữa", thạc sỹ Phạm Ngọc nhấn mạnh.
Không tách riêng trẻ tự kỷ và gia đình
Nhà nghiên cứu Eric Rosenthal trong một báo cáo cho UNICEF về Quyền của Trẻ em Khuyết tật tại Việt Nam đã chỉ ra rằng bằng việc ký Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật, chính phủ Việt Nam đã thể hiện mong muốn điều chỉnh xã hội để đáp ứng nhu cầu tiếp cận cơ hội và quyền công dân của người khuyết tật.
Ở Việt Nam, một số trung tâm chuyên biệt vẫn tách người khuyết tật ra khỏi gia đình, cộng đồng. Điều này đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới về chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập cuộc sống.
![]() |
Ở Tâm Việt, phụ huynh không được tiếp xúc với con với lý do sợ các em xao nhãng việc luyện tập |
Anh Ngô Bạch Dương, nghiên cứu viên tại Viện Nhà nước và Pháp luật, cho biết: “Việc tách con tự kỷ trong độ tuổi vị thành niên sống xa cha mẹ là một thiệt thòi lớn cho các cháu. Ở phương Tây, người ta đã hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình thức tách người khuyết tật ra khỏi gia đình từ nhiều chục năm nay.
Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng sống cùng gia đình và cộng đồng có lợi về tinh thần, kỹ năng của người khuyết tật nói chung và người tự kỷ nói riêng”.
Hàng loạt phụ huynh chia sẻ trung tâm quảng cáo với những lời hết sức hấp dẫn: ‘Huấn luyện trẻ tự kỷ thành nghệ sỹ, kỷ lục gia’; ‘Nơi duy nhất trên thế giới điều trị được trẻ tự kỷ tuổi dậy thì’…
" alt=""/>Bắt trẻ tự kỷ học xiếc, sống xa bố mẹ là sự thiệt thòi lớn với trẻGiáo dân chuyển đồ nội thất bên trong nhà thờ ra ngoài. Ảnh: Hữu Tuyền.
Ông Vũ Thế Dự, giáo dân giáo phận Bùi Chu cho biết thêm, việc hạ giải, xây mới nhà thờ Bùi Chu dự kiến bắt đầu khoảng cuối tháng 2/2020. Thời gian này, việc hành lễ của giáo dân sẽ được tổ chức ở nhà thờ tạm, đã được dựng lên cạnh đó. Đây cũng là nơi chứa nội thất nhà thờ cũ trong khi chờ xây dựng.
Theo các Cha và giáo dân, nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, hồi tháng 5/2019, trong một thông báo, các Cha cho biết sẽ hạ giải nhà thờ, để xây lại. Giấy phép xây dựng đã được Sở Xây dựng Nam Định cấp. Tuy nhiên, quyết định hạ giải nhà thờ Bùi Chu đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của các kiến trúc sư.
![]() |
Nhà thờ Bùi Chu. |
Cụ thể, khi hay tin Giáo phận Bùi Chu sẽ hạ giải nhà thờ vào ngày 13/5/2019, 25 kiến trúc sư đã gửi đơn đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị, đề nghị can thiệp giữ lại nhà thờ.
Nhóm kiến trúc sư cho rằng nhà thờ Bùi Chu xây dựng từ năm 1885, là "di sản kiến trúc nghệ thuật và văn hóa". Nhóm nhận định, công trình không chỉ mang kiến trúc châu Âu mà còn kết hợp các yếu tố, chi tiết, vật liệu của Việt Nam để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng ngày 7/5 đã dẫn đầu đoàn công tác đến khảo sát thực trạng nhà thờ Bùi Chu (Nam Định), sau khi đã làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Đoàn đã kiểm tra sơ bộ thực trạng nhà thờ ở phía ngoài và bên trong. Lãnh đạo Bộ cũng gặp gỡ giáo dân để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng về việc hạ giải trùng tu nhà thờ.
Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng từ năm 1884 bởi giám mục người Tây Ban Nha Wenceslao Onate Thuận. Nhà thờ Bùi Chu đã qua hai lần trùng tu vào năm 1974 và 2000. Đây được xem là một trong những nhà thờ lâu đời và đẹp nhất Nam Định.
Theo VOV
Giáo phận Bùi Chu vừa có thông báo về việc tạm hoãn hạ giải Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu.
" alt=""/>Nhà thờ Bùi Chu sắp được hạ giải trong vài ngày tới