Chàng blogger người Nhật Kiki (áo xanh) cùng hai người bạn đồng hương đến Ninh Bình thưởng thức đặc sản (Ảnh chụp màn hình)
Tại Ninh Bình, KiKi cùng hai vị khách Nhật Bản được một người bạn Việt Nam dẫn tới một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn, đặc sản chế biến từ thịt dê. Theo sự gợi ý từ chủ quán, họ gọi món ăn đầu tiên là tiết canh dê. Chỉ sau khoảng 10 phút chờ đợi, các thành viên đã được nhân viên phục vụ bê ra một bát tiết canh dê đỏ au, núng nính, kèm lạc rang giã nhỏ và rau thơm.
Ở Việt Nam, tiết canh là món ăn tươi sống được chế biến từ máu của động vật tươi (phổ biến là máu của vịt, lợn và dê), pha với chút nước mắm hoặc nước muối để "hãm" cho khỏi đông trước khi trộn với thịt, sụn động vật băm nhỏ.
Tiết canh thường được ăn kèm với rau thơm và lạc rang giã nhỏ, vắt nước cốt chanh để giảm mùi tanh hoặc làm dậy vị thơm của món ăn. Khi ăn, người ta lấy thìa xắt từng miếng nhỏ rồi thưởng thức.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Ngoài tiết canh, các món khác từ dê như dê chao, dồi dê, lẩu dê,... cũng hút khách thưởng thức (Ảnh: Vũ Lan, Ngon quán Yachiyodai)
Tiết canh khá phổ biến ở miền Bắc, trong đó, tiết canh dê nổi tiếng nhất là ở Ninh Bình. Món này được phục vụ tại nhiều quán ăn, nhà hàng địa phương với giá từ 25.000 – 50.000 đồng/bát. Dù là món ăn khoái khẩu của người Việt song với nhiều du khách nước ngoài, tiết canh khiến họ cảm thấy dè chừng, có chút sợ hãi.
Vì đã từng thưởng thức tiết canh lợn và tiết canh vịt ở Việt Nam nên Kiki không tỏ ra lo lắng trước món ăn lạ miệng này. Còn với hai vị khách Nhật Bản là Miyuki và Fumi, họ có chút hoang mang sau khi nghe người bạn thân giới thiệu đây là món ăn được làm từ máu đông của con dê, chưa chế biến qua lửa.
Tuy nhiên, nhìn cách Kiki ngon lành thưởng thức, liên tục xuýt xoa khen ngon, chàng trai Fumi cũng mạnh dạn nếm thử miếng tiết canh dê. Anh còn được mọi người hướng dẫn tỉ mỉ cách thưởng thức sao cho đúng chuẩn người Việt, đó là vắt nước chanh lên tiết canh, giúp món ăn giảm bớt mùi đặc trưng của dê.
Ngay từ miếng đầu tiên, tuy ban đầu hơi dè chừng nhưng Fumi nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Anh thừa nhận tiết canh dê khá ngon, không có mùi hôi của thịt dê như tưởng tượng.
Kiki cũng bình luận, tiết canh dê có hương vị giống món Tataki của người Nhật (các món nướng tái từ nguyên liệu là thịt hoặc cá). Thậm chí, chàng blogger trẻ còn cho rằng, món ăn thoạt nhìn hơi sợ nhưng ăn thì ngon, hương vị ấn tượng hơn cả món tiết canh lợn và tiết canh vịt mà bản thân từng thưởng thức.
Sau khi nếm thử tiết canh dê, nhóm du khách người Nhật tiếp tục thưởng thức các món ngon khác từ dê như dê hấp, chả dê nướng, dồi dê, dê chao,… Họ cũng bày tỏ sự thích thú với hương vị mỗi món ăn, đặc biệt là phần nước tương chấm kèm khá đậm đà, mùi dễ chịu.
Phan Đậu
Quán bánh mì tấp nập lúc 22h đêm (Video: Như Khánh)
Tiệm bánh mì có không gian nhỏ gọn, không trưng bày cầu kỳ, chỉ có tấm biển hiệu in dòng chữ “Bánh mì cô Điệp” cùng một chiếc bàn inox nhỏ đặt phía trước thềm. Trên bàn xếp đầy đủ, ngăn nắp các nguyên liệu tươi ngon để dồn bánh mì như pa tê, bơ, chả, thịt nguội, thịt ba rọi, chà bông, xíu mại, rau sống, nước sốt. Tất cả đều do gia đình bà Điệp tự làm, để đảm bảo về chất lượng.
"Tôi chú trọng từ gia vị. Chẳng hạn như bột ngọt, bột nêm đều được chọn mua ở nơi uy tín, vì nếu mua hàng giá rẻ tràn lan, không nhãn mác thì không đảm bảo an toàn cho người ăn. Tất cả nguyên liệu khác nhập về từ sáng sớm, đảm bảo bán hết trong ngày, không bao giờ để sang ngày mới”, bà Điệp chia sẻ.
Tiệm bánh mì của bà Điệp mở bán từ 6-7 giờ sáng đến 24 giờ đêm mỗi ngày. Gần chục thành viên trong gia đình bà Điệp thay nhau đứng bán vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Trước các khung giờ cao điểm, bánh mì được dồn để sẵn mới kịp bán.
Giá bánh mì ở đây khoảng 12.000 đồng – 25.000 đồng mỗi ổ. Có khách khó khăn chỉ mua ổ 7.000 đồng, chủ tiệm cũng vui vẻ bán. Theo lời bà Điệp, trung bình từ 6 giờ đến 10 giờ sáng sẽ bán 600 ổ. Từ 10 giờ đến 2 giờ chiều khoảng 200 ổ. Thời gian còn lại quán bán thêm khoảng 700 ổ. Trung bình mỗi ngày, tiệm bánh mì của bà Điệp bán từ 1500-2000 ổ.
“Tôi bán cho đủ khách, từ trẻ đến già, người khó khăn đến người có điều kiện. Nhiều khi họ khó khăn quá chỉ còn có vài nghìn thì tôi cũng bán hoặc cho luôn. Như ổ 7.000 đồng, ổ này có pa tê và bơ, cũng đủ ấm bụng người ta.
Các nguyên liệu ở tiệm cũng truyền thống và đơn giản như những nơi khác thôi, nhưng cái quan trọng là chất lượng thực phẩm và thái độ của mình với khách. Tôi luôn căn dặn các cháu phải vui vẻ, niềm nở, tôn trọng bất kỳ khách nào mua bánh mì", bà Điệp tâm sự.
Như món bơ ở tiệm, bà chọn loại dầu làm bơ để phần bơ thành phẩm không quá ngấy nhưng vẫn béo, thơm. "Đặc biệt là loại dầu tôi dùng không làm người ăn bị khó tiêu hoá như những loại dầu ăn thông thường”, bà Điệp cho hay.
Đồng hồ điểm 22 giờ đêm, chủ lò bánh mì vẫn đang giao thêm cho tiệm 2 rổ lớn bánh mì nóng hổi, mỗi rổ khoảng 120 chiếc, phục vụ quán bán từ giờ đến 12 giờ khuya. Bánh mì sau khi giao sẽ được tiệm hâm nóng liên tục trong một cái lò than ở phía bên dưới quầy nguyên liệu.
“Không phải nơi nào cũng hâm nóng vỏ bánh mì thế này, tiệm mình làm thế để ổ bánh mì luôn được ấm nóng, giòn và thơm. Khách ăn cũng sẽ bắt miệng hơn nhất là vào buổi đêm thế này”, chị Thuý , người cháu phụ bà Điệp bán bánh mì hơn chục năm nay chia sẻ.
Bạn Bùi Thị Ái (SN 2002, Bình Tân) tranh thủ tạt vào tiệm mua vài ổ bánh mì để lót bụng đêm sau khi tan học về muộn. “Mình thích bánh mì của cô, vỏ bánh mì lúc nào cũng ấm nóng, phần thịt dồn thì tươi, ngon mà giá cũng hợp lý. Nhưng đôi khi chan hơi ít nước nên bị khô một chút. Nhìn chung thì quán thân thiện, dễ thương lắm”, thực khách này chia sẻ.
Tiệm bắt đầu nhận bánh mì và các loại thịt tươi từ 5 giờ sáng, sau đó bà Điệp cùng các con, các cháu bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để kịp bán. Như với thịt nguội, bà Điệp cho biết mình dùng khuôn để ép thịt và dùng máy để bào mỏng, làm như thế miếng thịt vừa mịn, vừa đẹp mắt mà còn vừa ăn, không quá dày cũng không quá mỏng. Thay vì cắt nhỏ chả và thịt nguội như nhiều nơi khác thì bà chọn cách cắt miếng hình chữ nhật theo chiều dài của bánh mì để dàn đều nguyên liệu.
Ở tuổi 73, bà Điệp vẫn minh mẫn và yêu nghề truyền thống của gia đình. Bà theo mẹ bán bánh mì từ năm 10 tuổi, cũng là người duy nhất trong gia đình 13 con nối nghiệp nghề bánh mì của mẹ. Bà Điệp hạnh phúc vì cô con gái duy nhất của mình cũng theo nghề ấy. Giờ đây, nhìn con gái, các cháu trong nhà thay nhau phụ trông coi tiệm, giữ gìn nghề, bà Điệp an tâm.
"Tôi nói thật là bán bánh mì dễ giàu lắm. Giờ cho tôi bán bánh mì nuôi 10 đứa con ăn học tôi cũng chịu, tuy có cực đó nhưng tôi thích và đam mê dữ lắm”, bà Điệp khẳng định đầy tự tin.
"Mấy chục năm qua tôi đều đi ngủ vào lúc 2 giờ sáng, vì trông con cháu buôn bán xong lại phải tính tới các nguyên liệu, đồ dùng cho ngày bán mới. Chỉ khi xong xuôi hết tôi mới yên tâm đi ngủ. Vậy nên nhiều khi huyết áp tăng nhưng cũng phải ráng, yêu cái nghề này quá rồi thì biết làm sao được”, bà Điệp tâm sự.
Võ Như Khánh
Bệnh nhân N. T. T T. (76 tuổi, trú tại Hoài Đức, Hà Nội) vào viện ngày 13/9. Bệnh nhân có bệnh nền tăng huyết áp, viêm gan B, vào viện vì sốt xuất huyết Dengue ngày thứ 5, đại tiện phân đen số lượng nhiều.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nhợt nhạt, mất máu, tiểu cầu giảm thấp, hồng cầu giảm còn 2 triệu/mm3. Các bác sĩ đã truyền 10 đơn vị máu, gồm khối hồng cầu, huyết tương tươi và khối tiểu cầu, đồng thời nội soi kẹp cầm máu ổ chảy máu ở dạ dày cho bệnh nhân. Sau 6 ngày điều trị, hiện tại người bệnh không còn tình trạng chảy máu. Xét nghiệm chỉ số tiểu cầu đã cải thiện. Bệnh nhân tỉnh táo, dễ chịu hơn.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, trong 3 ngày đầu bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ khớp. Người bệnh nên đi khám và làm xét nghiệm chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và xét nghiệm chỉ số Hematocrit nền.
Bác sĩ Bắc nhấn mạnh người bệnh hạn chế truyền dịch và đặc biệt không truyền dịch tại nhà. Bệnh nhân cần bù nước điện giải bằng đường uống như oresol.
Từ ngày thứ 3 - 7, bệnh nhân cần tái khám để đánh giá nguy cơ nặng. Người có các dấu hiệu cảnh báo sau cần đi khám ngay: khó chịu nhiều mặc dù đã đỡ sốt, đau bụng, nôn ói nhiều, mệt lả, bứt rứt, tay chân lạnh, ẩm, chảy máu mũi, miệng, hoặc xuất huyết âm đạo, thay đổi ý thức như lú lẫn, kích thích, vật vã hoặc li bì.
Bác sĩ Bắc cho biết, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch. Virus được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Bệnh có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc và tử vong nếu không điều trị đúng và kịp thời.