Hồi tháng 4 vừa qua, Apple công bố đã chính thức thuê được Trưởng bộ phận trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligent) Google, ông John Giannandrea, về để giúp củng cố sức mạnh cho đội ngũ AI của hãng. Đầu tuần này, Người khổng lồ công nghệ của Cupertino xác nhận thông tin mình sẽ sáp nhập hai bộ phận AI và machine learning vào làm một, đồng nghĩa với việc đội machine learning chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển Siri - trợ lý giọng nói trên iOS của Apple vốn đang được coi là yếu thế hơn trước các đối thủ - sẽ nằm dưới sự giám sát và chỉ đạo trực tiếp từ Giannandrea.
![]() |
Lại nói về John Giannandrea, ký hợp đồng được với ông đã là một thành công lớn của Apple. Thuở còn làm việc tại Google, ông chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động nghiên cứu phát triển trí thông minh nhân tạo, tích hợp sâu AI vào các sản phẩm của Google như công cụ tìm kiếm, Gmail và tất nhiên là trên cả trợ lý giọng nói “cộp mác” Google - Google Assistant.
Động thái công bố từ phía Apple càng cho thấy rằng nhà sản xuất iPhone không còn hài lòng với vị thế “cửa trên” của iPhone và iOS nữa, thay vào đó đang trông cậy vào Giannandrea để nhanh chóng bắt kịp với các đối thủ nặng ký Google Assistant và Amazon Alexa. Trong bức thư gửi tới nhân viên của mình được tờ New York Times báo cáo lại, CEO Tim Cook viết:
“Công nghệ của chúng ta cần phải thấm nhuần những giá trị cốt lõi mà chúng ta tin tưởng. Trên tinh thần đó, John chia sẻ với chúng ta lời cam kết về bảo mật riêng tư cũng như cách tiếp cận tinh tế của Apple với sứ mệnh làm cho máy tính trở nên thông minh hơn và cá nhân hóa hơn nữa”.
![]() |
Trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, không khó để tưởng tượng sức mạnh của Google và Amazon, và sự thực là trợ lý ảo tới từ hai hãng này đang bỏ xa Siri của Apple tới vài năm phát triển. Google Now ra mắt năm 2012, còn Amazon thì phát hành Alexa trên loa Echo vào 2014, cùng năm Microsoft giới thiệu trợ lý giọng nói của riêng mình - Cortana, tuy nhiên Cortana sớm bị loại khỏi cuộc chơi vì gần như không còn ai dùng smartphone chạy Windows Phone.
" alt=""/>Liệu Apple có thể cải thiện được Siri?Theo Bộ Công an, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an vừa triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh quy mô hàng trăm tỷ đồng núp bóng doanh nghiệp, công ty do Nguyễn Văn Bình (35 tuổi, quê Bắc Giang, ngụ tại quận 12, TP.HCM) cầm đầu.
Qua thời gian dài theo dõi, sau khi củng cố hồ sơ, chứng cứ, vào lúc 19 giờ ngày 11/7/2018, lực lượng Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với công an TP.HCM, Tây Ninh và Bình Dương đã bất ngờ ập vào kiểm tra 08 điểm ở 3 tỉnh, thành phố nói trên.
Tại các điểm, lực lượng Công an đã bắt giữ 09 đối tượng, trong đó có Nguyễn Văn Bình, thu giữ nhiều tang vật phục vụ cho việc đánh bạc gồm hơn 500 triệu đồng, 900 USD, 3 ô tô, 6 máy tính, 24 thẻ ngân hàng và nhiều tài liệu khác liên quan đến việc tổ chức đánh bạc.
Bước đầu, lực lượng Công an xác định, các nghi can tham gia đường dây đánh bạc của Bình đều thuộc gia đình có điều kiện kinh tế, ở nhà biệt thự, sử dụng “siêu xe”, quen biết nhau từ trước; có đối tượng còn đang là du học sinh.
Băng nhóm của Bình núp bóng các công ty, doanh nghiệp để thực hiện tổ chức đánh bạc và cá độ bóng đá qua mạng.
" alt=""/>Triệt phá đường dây cá độ trăm tỷ quy tụ toàn đối tượng ở nhà biệt thự, đi “siêu xe”Từ khi 5 tuổi, Kondo đã yêu thích dọn dẹp, thích đọc các loại tạp chí về phong cách sống, cô thường xuyên đi sắp xếp lại sách ở thư viện, trong khi bạn bè vui vẻ nô đùa (vâng, với một số người thì điều này khá lập dị, bình tĩnh đọc tiếp đã).
Kondo nhận ra khả năng của mình và bắt đầu công việc "sắp xếp" của mình từ năm 19 tuổi. Những đồng lương đầu tiên mà cô nhận được là nhờ giúp một nữ giám đốc sắp xếp lại tủ quần áo.
Sở thích cá nhân của Kondo nhanh chóng trở thành một công việc hái ra tiền, mặt khác là trào lưu sống tích cực được rất nhiều người noi theo. Cô đã xuất bản 4 cuốn sách nói về vai trò của việc "dọn dẹp và sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống", bán được 7 triệu bản, dịch ra khoảng 40 thứ tiếng. Ngoài ra chưa kể tới sự ra đời của ứng dụng hướng dẫn sắp xếp, dọn dẹp và những buổi thuyết trình của Kondo.
Phương pháp KonMari
Kondo tuân theo một nguyên tắc trọn đời mà cô gọi là phương pháp "KonMari": chỉ giữ lại những thứ mang đến niềm vui trong cuộc sống.
Từ "niềm vui" không chỉ bao hàm vật chất, nó bao gồm cả khía cạnh tinh thần trong cuộc sống của mỗi người.
Ví dụ từ những thứ đơn giản nhất, Kondo cho biết: "Muốn có niềm vui trong cuộc sống thì phải thay đổi những quan điểm cố hữu, bỏ đi những định kiến. Bạn sẽ thấy rằng cuộc sống trở nên thoải mái và thanh thản hơn. Đôi tất được sinh ra để khi mang giày trở nên êm ái, thoải mái hơn. Có nhiều thứ bé nhỏ trong cuộc sống mang lại giá trị to lớn hơn bạn tưởng. Nói cách khác, để có niềm vui, bạn phải nghĩ xem thứ gì cần bỏ đi, thứ gì cần giữ lại."
Những người hâm mộ luôn đánh giá cao kỹ thuật sắp xếp đồ đạc và tinh thần của Kondo. Dọn dẹp, bố trí lại nhà cửa giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn, dọn dẹp những ưu tư muộn phiền khiến đời sống tinh thần lành mạnh hơn.
Phòng làm việc ngồn ngộn những thứ giấy tờ dư thừa là không cần thiết. Chẳng hạn, bản sao các tài liệu có thể số hóa. “Khi chúng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, bạn có thể để chúng ở nơi phù hợp sao cho thật gọn gàng”, Kondo chia sẻ.
Quan điểm khác của Kondo là: “thứ mang lại niềm vui trong cuộc sống sẽ khác với thứ mang lại niềm vui trong công việc. Tức là, giá trị của chúng thay đổi theo môi trường bạn đang hoạt động.” Triết lý đó của Kondo đã tác động đến nhiều người. Cô tiết lộ một khách hàng là CEO đã quyết định chỉ giữ lại những thứ tạo ra tiền từ thuở hàn vi trong phòng làm việc để nhắc nhở bản thân không được quên đi ngày tháng cơ cực.
“Điều quan trọng là nâng từng đồ vật trong tay và tự hỏi: ‘Thứ này có giúp tôi cảm thấy tích cực hơn và góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn?". Kondo còn đưa ra lời khuyên rằng, trước khi vứt bỏ thứ gì, bạn nên biết ơn vì nó đã làm cuộc sống của chúng ta phong phú hơn.
Cuối cùng, việc dọn dẹp theo phương pháp KonMari đòi hỏi bạn phải biết đánh giá sự ưu tiên trong cuộc sống của bạn. Đó chính bí quyết tạo nên phương pháp này.
“Bằng cách sắp xếp tổ chức, bạn sẽ nâng cao khả năng nhận biết niềm vui, thấy rõ hơn thế nào là giá trị cuộc sống. Từ đó, bạn có thể nâng cao kỹ năng ra quyết định trong công việc, với câu hỏi tương tự ‘Tôi đang tìm kiếm điều gì trong công việc này?’ Xét theo khía cạnh nào đó, việc dọn dẹp có thể mang đến sự thay đổi cho cuộc đời bạn.”
Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp KonMari cũng hiệu quả. Nhiều cư dân mạng đã nêu ra một vài điểm gây khó chịu trong phương pháp này. Chẳng hạn, họ đặt câu hỏi: Với những thứ không còn giá trị sử dụng, nhưng có ý nghĩa kỷ niệm thì sao? Còn những thứ lúc này thấy không cần thiết nhưng trong tương lai lại cần?
Gấp quần áo theo Kondo có thực sự nhẹ nhàng? Dọn dẹp không hẳn là công việc vui vẻ, sự khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ Kondo thích dọn dẹp, kiếm ra tiền từ việc dọn dẹp, còn nhiều người khác thì không. Ngoài ra, nhiều người thực sự không quen với sự ngăn nắp, với họ thì một chút lộn xộn lại khiến cuộc sống dễ thở hơn.
Nhưng Kondo không phản ứng gay gắt với những người bài xích phương pháp KonMari. Trả lời phỏng vấn với tờ Market Watch, cô nói: “Để thực sự sống mà không phải buông xuôi, thỏa hiệp, có hai điều bạn cần làm: Thứ nhất là phải đối mặt với ham muốn. Thứ hai là biết rõ mình cần làm gì và ra quyết định nhanh chóng."
TheoGenK
" alt=""/>Phương pháp KonMari của người Nhật: chỉ giữ lại những thứ đem đến niềm vui trong cuộc sống