
- Chia sẻ cởi mở của Tôn Hà Anh (9X đang học năm cuối ĐH Harvard ngành Kinh tế) về môi trường sinh hoạt, học tập tại ngôi trường nổi tiếng bậc nhất thế giới.Một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa ông Nguyễn Tuấn Hải thuộc thế hệ 7X, tốt nghiệp Trường ĐH Priceton của Mỹ và nay đang hoạt động trong lĩnh vực du học với Tôn Hà Anh thuộc thế hệ 9X đang học tại ĐH Harvard vừa diễn ra tối 16/1 tại Hà Nội.
Ông Tuấn Hải đặt câu hỏi "Có hay không câu chuyện như chị Diệu Quách nói rằng ở Havard “người ta mang măt nạ giả tạo chính đáng”. Ở đó có tầng lớp quý tộc, nhóm đặc quyền mà muốn vào phải có thư mời?"
Theo Hà Anh, trong trường Harvard vẫn tồn tại những nhóm kín là sinh viên quý tộc, sinh viên chỉ có thể vào được bằng thư giới thiệu và phải trải qua thử thách.

|
Tôn Hà Anh trong buổi trò chuyện tối 16/1
|
Tuy nhiên, điều này (những hội kín-PV) không ảnh hưởng gì đến Hà Anh bởi số lượng các hội như vậy chỉ chiếm số ít.
Khi mới vào trường, Hà Anh cũng thẳng thắn nói với bạn bè mình là người đạt học bổng toàn phần. Bản thân cô không gặp khó khăn trong việc chênh lệch tầng lớp ở Harvard. Những năm qua, trường đã cố gắng thay đổi và mang lại môi trường bình đẳng, đa dạng hơn.
Học ở Harvard kiến thức rất hàn lâm và nặng?
Trước câu hỏi này của ông Tuấn Hải, Hà Anh chia sẻ: Lúc mới vào trường em rất hụt hẫng vì không có ngành kế toán, báo chí - đó là những hành hướng nghiệp. Harvard dạy kiến thức cơ bản nhất, kỹ năng, học rất nhiều lý thuyết...
Em luôn tự hỏi làm sao mình có thể bằng các bạn, làm excel như máy, phân tích chứng toán như điện.
“Nhưng học đến năm 3, năm 4 em đã có thay đổi lớn trong tư duy. Em nhận thấy Harvard
dạy những kiến thức nền tảng mà không có công ty nào có thể dạy được hoặc nếu học ở ngoài cũng rất khó.
Đó là kỹ năng mềm như nghiên cứu, tư duy, kỹ năng sáng tạo, nghĩ ra đề tài nghiên cứu, tự học, quản lý. Những kỹ năng này là cả quá trình dày công rèn luyện mới có được”.
Tại trường, học sinh phải tự hướng nghiệp cho bản thân, tìm xem điều gì mình yêu thích....
Cũng theo Hà Anh, môi trường Harvard nặng về học thuật. Bản thân Hà Anh cũng từng áp lực khi xung quanh là những người rất xuất sắc.
“Nhưng cùng học và cùng làm với những bạn đứng đầu, khi tất cả các bạn đặc biệt thì không có ai đặc biệt. Việc học rất nặng, 1 tuần có khi phải đọc 1000 trang sách - vì vậy phải chia các nhóm để đọc và tóm tắt. Đó cũng là một nét Harvard khi mọi người phải biết kết giao với nhau” – Hà Anh chia sẻ.
Cũng theo Hà Anh, không chỉ Harvard mà hầu hết các trường ở Mỹ đều tôn trọng tính trung thực, không có chuyện học sinh quay cóp, xào xáo. Mọi người phải tự làm mọi thứ.
Từng học THPT tại Mỹ nên Hà Anh chia sẻ: “Đến giờ kiểm tra nhiều thầy cô lại ra ngoài chơi. Trong lớp không một ai mở sách ra xem. Họ tin học sinh sẽ không mở sách. Đó là danh dự học sinh phải được tôn trọng, thấm nhuần mà những đứa trẻ từ bé đến khi lớn đã được họ. Vì vậy, họ làm điều này tự nhiên và phải làm, mặc định là như thế.
Hà Anh chia sẻ: “Em đến với Harvard không phải vì danh tiếng. Harvard cho em một thế giới quan hoàn toàn khác. Đó là những kỹ năng thuyết trình là điều em học được hay kỹ năng nghiên cứu, sống là con người tử tế và phân biệt đúng sai....”
Chiếc bàn ăn và những con người biết sống vì nhau
Harvard đào tạo người dẫn đầu mọi lĩnh vực một cách toàn diện nhất. Nhưng trong đó có cạnh tranh không, tính nhân văn của giáo dục đã được xử lí như thế nào là điều ông Tuấn Hải quan tâm.
Đáp lại những điều ông Tuấn Hải quan tâm - Hà Anh cho biết: Từ khâu tuyển sinh, bên cạnh kỳ thi chuẩn hóa, Harvard không chỉ nhìn vào điểm mà tính nhân văn và con người của học sinh như thư giới thiệu của thầy cô, nhân cách, bài luận kể chuyện về chính con người học sinh và các hoạt động ngoại khóa của bạn.
Vào trường, họ chú trọng xây dựng môi trường đa dạng, hình thành cộng đồng luôn biết giúp đỡ lần nhau.

|
Ông Nguyễn Tuấn Hải và Tôn Hà Anh trong buổi trò chuyện tối 16/1
|
"Ở Harvard, nhà ăn của họ rất to. Bạn có xem Harry Potter? Cái bàn ăn ở Harvard cũng to và dài như vậy. Điều đó bắt buộc bạn ngồi với những người không quen. Em từ một người không biết ai, đến hết năm đầu đã quen đến nửa số sinh viên của trường” – Hà Anh nói.
Trường cũng có truyền thống sinh viên khóa trên giúp đỡ thế hệ bên dưới và không mong trả công. Mọi người sẵn sàng giúp đỡ nhau để dẫn đầu và phụng sự, cống hiến cho người khác.
Giáo sư càng giỏi càng khiêm tốn
Tại Harvard, Hà Anh cho biết cứ 7 sinh viên có 1 giáo sư nên khoảng cách với giáo sư, học sinh gần gũi. Giảng đường gần 1000 học sinh nhưng tất cả các giáo sư phải có 1 tuần với 2-3 giờ mở cửa phòng, học sinh tự do đến hỏi.
Các thầy cô luôn tâm huyết kể lại kinh nghiệm của mình. Bên cạnh những kiến thức khô khan thầy đã chia sẻ câu chuyện rất thật. Thầy cô chia sẻ từ việc tán vợ, kể những câu chuyện về những người vô gia cư đầy xúc động. Những bài giảng đó luôn in sâu trong tâm trí em.
“Họ dù có thể rất bận những sẵn sàng bỏ ra hàng giờ hướng dẫn sinh viên đề tài mới mà sinh viên rất yêu thích. Họ cho sinh viên tất cả tài liệu, cả mối quan hệ họ có. Đa số các thầy cô càng giỏi càng khiêm tốn, sai nhận sai, đúng nhận đúng.
Các giáo sư luôn thoải mái, không có gì là chảnh” – Hà Anh cười tươi cho biết.
XEM THÊM:
>> Cô gái Việt được 5 trường Mỹ mời học
>> 9X đỗ Harvard và Yale chia sẻ cách viết luận
>> "4 năm khốn khổ của tôi ở Harvard"
>> Du học sinh: Đi đi, đừng về!
" alt=""/>Chia sẻ thật lòng của 9X xinh đẹp đang học tại Harvard

- Giànhhọc bổng 230.000 USD của ĐH Bates, Mỹ và có thành tích học tập xuất sắc nhưngTrung Hiếu từng khủng hoảng và cảm thấy cô đơn bởi lựa chọn gây sốc của bản thân...Chàngtrai năng động, giỏi 5 ngoại ngữ
NguyễnTrung Hiếu sinh năm 1990 trong gia đình có bố mẹ đều công tác trong ngành y ở HàNội. Hiếu có 4 năm học chuyên Toán ở khối THCS và 3 năm học chuyên Hóa ở khốiTHPT của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Tự nhậnmình là người có cá tính mạnh, yêu thích các hoạt động vì cộng đồng, Hiếu quyếtđịnh lựa chọn ngành tâm lí học để khám phá sâu hơn về tính cách của chính mìnhvà những người xung quanh. Đó không phải là con đường mà bố mẹ định hướng choHiếu.

|
Nguyễn Trung Hiếu là chàng trai có cá tính mạnh, sẵn sàng theo đuổi đam mê khi đã có sự chuẩn bị kĩ càng |
Hiếu giànhhọc bổng toàn phần 230.000 USD tại ĐH Bates, bang Maine, Mỹ. Trong các năm 2013,2014 Hiếu lọt vào danh sách Dean's List dành cho sinh viên có thành tích học tậpxuất sắc tại trường, thành viên chương trình lãnh đạo Best Leadership Program.
Hiếu cũngvừa giành học bổng toàn phần tiếng Đức mùa hè năm 2016 tại Frankfurt, Đức. Khôngchỉ thông thạo tiếng Anh - Hiếu còn nói được tiếng Đức, hiểu tiếng Trung vàbiết giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp, tiếng Ý.
Chưa hết,Hiếu còn từng là Chủ tịch tổ chức VietAbroader từ năm 2010 đến năm 2012, Chủtịch câu lạc bộ học sinh quốc tế tại ĐH năm 2011-2012, đồng sáng lập dự án dạyviết Writinglaunchpad 2014; đồng sáng lập và đồng quản lí dự án SEO-V HanoiProgam, 2015.
Tìnhyêu sét đánh và lựa chọn gây "sốc"
Đó là mộtngày cuối năm hai, đầu năm thứ ba ĐH của Hiếu ở Mỹ. Đây là khoảng thời gian màbất cứ sinh viên quốc tế nào cũng phải định hướng xem ngành nghề, công việc mìnhthực sự muốn theo đuổi là gì một cách rõ ràng. Cả chuyện ở lại Mỹ hay về nướcnữa.
"Nhưnhiều bạn bè, tôi cũng mang hồ sơ đi xin việc tại các ngân hàng. Mọi thứ khi ấyvẫn thật mông lung. Rồi một buổi tối tôi tình cờ bước vào một xem một vở operatại New York. Khán phòng gần 4000 chỗ ngồi rộng mênh mông. Trên bục, người nghệsĩ không micro, hát chay gần 3 tiếng. Giọng hát vang vọng truyền cảm đến độkhiến tôi nổi da gà. Tôi như bị choáng ngợp bởi trải nghiệm đầy mới mẻ đó"-Hiếu chia sẻ.

|
Trung Hiếu chia sẻ anh có ước mơ muốn mang opera đến gần hơn các bạn trẻ mà kiến thức về môn nghệ thuật này như chính anh đã/đang say mê với nó |
Ra về,Hiếu tò mò tìm hiểu và nhận ra được những vẻ đẹp và lợi ích của vẻ đẹp âm thanhcó thể đem lại. Từ đó anh tìm cách học bài bản và nghiêm túc.
"Khitôi nói với gia đình và bạn bè lần đầu tiên rằng tôi muốn trở thành một ca sĩdòng cổ điển, mọi người đều cười. Bố mẹ tôi cực kỳ phản đối, bạn bè tôi ngơ ngácbởi họ đa phần chọn theo những ngành hot như ngân hàng, tài chính,... với thunhập cao, được trọng vọng"- Hiếu nhớ lại.
Khủnghoảng, stress giữa những lối rẽ, Hiếu quyết định dừng học một năm 2013 để trở vềViệt Nam. Về nước, Hiếu tìm gặp các giảng viên, nghệ sĩ thanh nhạc cổ điển vàopera để được tham vấn cũng như tìm hiểu nền nhạc cổ điển còn non trẻ ở ViệtNam.
Càng tìmhiểu Hiếu càng thấy cần phải phấn đấu, vì theo nhạc cổ điển không hề dễ. Hầu hếtcác đàn anh đàn chị đều đi theo giảng dạy, hoặc chuyển sang loại hình nghệ thuậtcó tính giải trí hơn.
Nhưng vớicá tính mạnh, những khó khăn này lại trở thành một động lực lớn cho Hiếu vượtqua nhiều khó khăn ban đầu khi theo đổi thanh nhạc cổ điển và opera.
"Tôi quyếtđịnh mình sẽ quay trở lại, nói với mọi người rằng tôi muốn theo học nhạc cổ điểnvà đóng góp cho nền âm nhạc cổ điển tại quê hương. Mọi người nghĩ tôi là mộtngười mơ mộng nhất mà họ từng thấy" - Trung Hiếu tâm sự.
Hiếu nóikhông thể trách ai được, bởi "năm đó tôi 21 tuổi, không biết đọc nốt nhạc. Tấtcả những gì tôi có là một giọng hát có thể tôi luyện cũng như một đam mê cháybỏng.
Lúc đó,tôi không thể chơi hay nói tiếng Ý, Pháp hay Đức, những ngôn ngữ bắt buộc trongOpera. Tôi cũng sợ mình quá lớn tuổi để bắt đầu học nhạc nữa. Hơn thế, tôi khôngcó được sự giúp đỡ và động viên của mọi người, cũng như kinh phí để tiếp tụccông việc học của mình".
Trở lạiMaine, Hiếu tiếp tục hoàn thành việc học ngành tâm lí học chính trị.
Sở hữuchất giọng tenor với mầu giọng baritone lạ, Hiếu bắt đầu con đường học thanhnhạc tại ĐH Bates, biểu diễn thanh nhạc cổ điển với hợp xướng của trường ĐH.Không có tiền sắm nhạc cụ và trang trải kinh phí khi theo lĩnh vực này vì "bố mẹkhông ủng hộ" - Trung Hiếu đi dạy thêm, làm thêm để tự lo cho đam mê mình.
Nhữngthành công bước đầu
Trong thờigian tại Bates, Trung Hiếu đã được chọn hát solo những tác phẩm kinh điển nhưCarmina Burana, Handel'sMessiah, bản giao hưởng số 9 của Beethoven, Dichterliebe của Schumann và nhữngca khúc nghệ thuật của Schubert.
Đỉnh caotrong thời gian biểu diễn tại đại học của Hiếu là giải Á quân trong cuộc thithanh nhạc được tổ chức bởi Hiệp hội giáo viên xướng ca Quốc gia tại Hoa Kì vàonăm 2014.
Tại cuộcthi này, Hiếu đã phải tranh tài với rất nhiều ca sĩ opera chuyên nghiệp. Sau khitốt nghiệp ĐH, Hiếu quyết định trở thành một nghệ sĩ opera chuyên nghiệp. Vàbuổi hòa nhạc Hiếu tham gia biểu diễn tại Đức năm 2015.

|
Trung Hiếu tự tin biểu diễn opera trên sân khấu Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tối 8/1 |
Trước đó,trong thời gian trở về Việt Nam, Hiếu may mắn được gặp giảng viên thanh nhạc,giọng nữ trung đáng kính là bà Katharina Padrok (Đức) tại Viện Goethe Hà Nội.Hiếu được bà yêu cầu trình bày một ca khúc opera. Sau đó chính bà là người đãviết thư giới thiệu giúp Hiếu nhận được học bổng và sang Đức cọ sát và tôi luyện.
Tại đây,anh đang theo học thanh nhạc với các giảng viên thanh nhạc có tên tuổi ở Đức làthầy Richard Staab tại Darmstadt và thầy Joachim Keuper tại Mainz.
Tháng5/2016 tới, Hiếu sẽ sang Đức để theo học tiếp với các giảng viên. Cùng với đó,anh cũng sang Zurich, Thụy Sĩ để học chương trình thạc sĩ cấp cao về quản lýnghệ thuật.
Gặp Hiếumột ngày gần cuối tháng 1/2016 tại Hà Nội - Hiếu cho biết, vừa tổ chức thànhcông buổi biểu diễn thanh nhạc và opera tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
"Trước đó,bạn bè khuyên: Mày ơi, nhạc cổ điển ở Việt Nam không có người nghe đâu. Mày ởlại Đức đi, rồi thì văn hoá Việt Nam xuống cấp lắm em, nhạc nhẹ còn khó, nữa làcổ điển kén chọn của em, hoặc là 5-10 năm nữa hẵng về, lúc đó may ra sẽ có mộtlượng người nghe" - Hiếu kể.
Nhưng Hiếuvẫn kiên định và luôn tin rằng văn hoá và nghệ thuật cần có thời gian để tìmhiểu, nâng tầm tri thức. Nếu không có những chương trình ngày hôm nay, thì sẽkhông thể hi vọng ngày mai văn hoá sẽ đi lên. Thanh nhạc cổ điển cũng vậy, cầncó sự tiếp cận đúng đắn, không định kiến; một khi bạn đã hiểu, nó sẽ là một thúvui tinh thần và cảm xúc, làm giàu hơn vốn văn hoá và chiều sâu tâm hồn.
Hiếu chobiết mình đang ấp ủ các ý tưởng tổ chức truyền thụ kiến thức về nhạc cổ điển tớicho các bạn trẻ còn đang "mù chữ" ở lĩnh vực này.
Nhận xét về Hiếu, James Parakilas, giáo sư môn Nghệ thuật trình diễn tại ĐH Bates chia sẻ:"Anh ấy là một câu chuyện đặc biệt, một sự hứa hẹn đáng chú ý. Trong quá trình học ĐH Bates, thay vì lựa chọn ban đầu là ngành tâm lý học quản lí, Hiếu đã phát hiện ra tình yêu của mình dành cho dòng nhạc cổ điển phương Tây mà cụ thể hơn là opera, và anh ấy đã quyết định không để vuột mất thứ tình yêu kỳ lạ đó. Hiếu chọn theo đuổi việc học hát nhạc cổ điển và opera. Từ quá trình học anh ấy khám phá ra ở mình có một chất giọng mạnh mẽ, sự tự tin trên sân khấu và khả năng cảm nhạc để có thể biểu diễn những bài hát, điệu nhạc đầy hấp dẫn. Tôi biết điều đó vì tôi đã có thời gian hướng dẫn và đồng hành cùng Hiếu ở một trong những trường ca nghệ thuật được trân trọng và đáng thưởng thức nhất trong thể loại này, Schumann;s Dichterliebe. Dù gì đi chăng nữa, Hiếu cần và sẽ cần học thật chăm chỉ trong nhiều năm để có thể thành thạo được các phong cách hát và những loại nhạc trong các thời kỳ khác nhau để thành công rực rỡ ở lĩnh vực này. Và may mắn thay, tôi thấy ở Hiếu sự tận tâm một cách đáng kinh ngạc cùng với giọng ca đẹp và sự thông minh trong việc hiểu những giai điệu và lời ca mà Hiếu hát. Tôi tin Hiếu sẽ có những lớn lao cho âm nhạc". |
· VănChung
" alt=""/>Lựa chọn gây sốc của 9X giành học bổng 230.000 USD