
 |
Lễ khởi động dự án Kho tự động C-WMS tại trụ sở của Công ty CP Quốc tế Bình Thuận BTI. |
Công ty CP Quốc tế Bình Thuận (BTI) là đơn vị độc quyền tại Việt Nam chuyên lắp ráp sản xuất các sản phẩm chuyên biệt về máy hút bụi, đèn để bàn, kính lúp để bàn… xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Mexico.
Từ trước đến nay, tất cả các hoạt động quản lý kho của BTI đều được thực hiện thủ công. Vì không có hệ thống CNTT để quản lý tự động, BTI gặp khó trong việc kiểm soát hàng. Doanh nghiệp thường xuyên gặp rủi ro lắp ráp nhầm do lấy nhầm mẫu hàng, khó truy xuất tồn kho và khó kiểm soát được số tồn kho theo thời gian thực. Nhân viên và quản lý kho không xác định được vị trí hàng nên thường xảy ra lỗi khi lấy hàng đúng lô, đúng lot. Đứng trước các thách thức trong kinh doanh, BTI đặt ra chiến lược chuyển đổi số toàn diện, và bước đầu là tự động hoá hoạt động quản lý kho, giúp kiểm soát quy trình vận hành và sản xuất.
Sau khi khảo sát đánh giá về quy trình nghiệp vụ cũng như quy mô của BTI, dựa trên kinh nghiệm tư vấn thực tế cho các doanh nghiệp sản xuất có quy mô tương tự, CMC TS đã tư vấn BTI ứng dụng giải pháp Kho tự động C-WMS (CMC Warehouse Management) do CMC TS phát triển dựa trên nền tảng SAP B1. Đây là dự án đầu tiên trong chiến lược chuyển đổi số của BTI.
 |
Giải pháp C-WMS sẽ hỗ trợ BTI tối ưu hóa quy trình quản lý kho, từ đó giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. |
Giải pháp C-WMS trên nền tảng core SAP B1 phù hợp với các nghiệp vụ kho của doanh nghiệp sản xuất. C-WMS được tích hợp chặt chẽ, liền mạch toàn bộ các quy trình hoạt động, quản lý kho và hàng hóa. C-WMS hoàn toàn tương thích và có khả năng tích hợp với hệ thống ERP để trả lời, đáp ứng lại các nghiệp vụ trong hệ thống ERP, thúc đẩy hiệu suất của các nghiệp vụ bán hàng, mua hàng và sản xuất, giúp doanh nghiệp hoạch định chính xác nhu cầu nguyên vật liệu, thời gian sản xuất, thời gian giao hàng.
Giải pháp C-WMS số hoá hoạt động vận hành kho và mua bán hàng. Các nghiệp vụ kho được lưu vết, giúp doanh nghiệp dễ dàng truy vết khi xảy ra lỗi để cải tiến quy trình, cách thức làm việc và giảm thiểu lỗi.
Nhờ ứng dụng kho tự động C-WMS, dữ liệu vận hành, nhập-xuất và tồn kho đều được lưu trực tiếp trên một hệ thống quản trị kho thống nhất. Dữ liệu được sinh ra tại mọi nơi, mọi thời điểm thay vì chỉ được nhập liệu trên máy tính như trước, giúp giảm thời gian nhập liệu thủ công. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành nhờ hạn chế tối đa sử dụng giấy tờ.
Khi chính thức đưa vào vận hành, giải pháp C-WMS sẽ hỗ trợ BTI tối ưu hóa quy trình quản lý kho, từ đó giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ.
 |
Ông Nguyễn Kim Cương - Giám đốc Khối giải pháp doanh nghiệp vừa và nhỏ, CMC TS và Bà Trần Thị Thúy – Tổng Giám đốc BTI. |
Ông Nguyễn Kim Cương – Giám đốc Khối giải pháp doanh nghiệp vừa và nhỏ, CMC TS chia sẻ: “CMC TS mong muốn sẽ triển khai những giải pháp công nghệ tốt nhất cho BTI như kho tự động, ERP và cả những giải pháp quản lý sản xuất, quản lý chất lượng tốt hơn, đồng hành cùng BTI trong chiến lược chuyển đổi số.”
Bà Trần Thị Thúy – Tổng Giám đốc BTI nhấn mạnh: “BTI rất mong muốn các sản phẩm công nghệ, trí tuệ của CMC TS có thể hiện hữu tại BTI. Ban Lãnh đạo BTI đều đồng lòng quyết tâm để chuyển đổi số. Giống như xây một ngôi nhà, BTI và CMC TS sẽ cùng nhau đặt từng viên gạch để hướng tới chuyển đổi số toàn diện, từ đó thay đổi diện mạo cho hoạt động quản lý sản xuất – kinh doanh của BTI.”
Phương Dung
" alt=""/>CMC TS triển khai kho tự động cho Công ty CP Quốc tế Bình Thuận
- Mấy ngày nay, cộng đồng mạng lại đang xôn xao chuyện một cô giáo tiếng Anh ở Hà Nội có những lời lẽ xúc phạm, chửi bớt vô cùng thậm tệ với một học viên. |
Hình ảnh cắt từ clip cô T. mắng chửi học viên thậm tệ |
Sự việc xảy ra ngay trong lớp học, trước mặt các học viên khác. Tranh cãi xuất phát từ việc nam học viên này không làm bài tập và theo quy định của trung tâm (mà anh này đã ký vào cam kết) thì anh sẽ phải nộp phạt 100 nghìn đồng.
Hình ảnh cô giáo tên T. trong clip giơ xấp tiền đặt trên mặt bàn chứng tỏ nhiều học viên đã vi phạm và chấp nhận nộp phạt.
Tuy nhiên, nam học viên nhất quyết không chịu nộp phạt và ‘mong cô giáo thông cảm’. Căng thẳng nổ ra khi cô T. kiên quyết đòi “nộp tiền, khẩn trương, đây không phải lần đầu của anh” thì anh này phản ứng “sao cứ lèo nhèo đòi tiền thế, lừa đảo… à”.
Cô T. ngay lập tức nổi xung và chửi học viên là ‘đồ con lợn’, ‘thằng mặt lợn’. Cô xưng “mày tao” với học viên và anh này cũng đáp trả bằng “tôi” và “bà”. Cô T. khẳng định “đây là sân chơi của tao, luật của tao… không ai ở Việt Nam hơn tao về tư cách” khi bị học viên chỉ trích là “không đủ tư cách làm giáo viên”.
Sự việc này làm nhiều người nhớ lại clip tranh cãi với học viên của cô giáo “bọ cạp” Lê Na cách đây gần 3 năm. Nguyên nhân cũng xuất phạt từ việc học viên không làm đúng theo quy định nào đó của trung tâm. Và khi họ lên tiếng đáp trả thì giáo viên mắng học viên là “vô học”, xưng “mày tao”, to tiếng với họ.
Cách ứng xử của 2 giáo viên này, đặc biệt là trường hợp mới đây của cô T., rõ ràng là đang sỉ nhục và xúc phạm học sinh. Tất nhiên, mọi thứ đều có nguyên do, nhưng cách giải quyết này chắc chắn không phải là thứ đáng khuyến khích trong giáo dục.
 |
Hai giáo viên tiếng Anh từng gây xôn xao cộng đồng mạng vì cách giao tiếp với học viên |
Nhưng điều đáng nói ở đây là 2 cô giáo trong 2 sự việc trên đều được học viên đánh giá là những giáo viên dạy tốt, thu hút được nhiều học viên theo học và ít nhiều có tiếng trong giới dạy tiếng Anh.
Họ cũng được đánh giá là những giáo viên “có cá tính mạnh”, hay nói nôm na như nhiều học viên nhận định: “Cô đanh đá thế thôi nhưng dạy giỏi. Ai nghe được chửi thì mới học được”.
Có lẽ, chính vì hiệu quả mang lại nên họ bất chấp phải nghe mắng chửi và nộp phạt, giống như những món “bún mắng, cháo chửi” đặc sản của Hà Nội vẫn hút khách, miễn là ngon.
Xã hội ngày càng phát triển, tiếng Anh lại càng trở thành thứ kiến thức không thể thiếu để sử dụng trong công việc. Không chỉ học sinh, sinh viên ào ào đi học tiếng Anh. Tiếng Anh thậm chí còn cấp thiết hơn với những người đi làm.
Cách dạy tiếng Anh bất cập trong nhà trường cách đây 10 năm, 15 năm đã “cho ra lò” những thế hệ tốt nghiệp phổ thông, đại học mà “không nói nổi câu tiếng Anh nào ra hồn”. Vì thế, đến giờ, khi đã đi làm, họ lao đến các trung tâm để học lại. Tiêu chí cao nhất là phải nhìn thấy hiệu quả càng nhanh càng tốt.
Không ít lần tôi nghe thấy bạn bè, đồng nghiệp, những người xa lạ thở dài tiếc nuối “giá mà học giỏi tiếng Anh” thì bây giờ họ đã có một công việc tốt, một mức lương cao… Chính vì thế, giỏi tiếng Anh giống như một khao khát với nhiều người.
Và từ đó dẫn đến việc, những trung tâm cam kết đầu ra, dù có kỷ luật thép, thường xuyên bị nghe chửi, họ vẫn chấp nhận. Vì thế, những trung tâm này vẫn hoạt động rất tốt.
Bằng chứng là khi tranh cãi nổ ra, tất cả học viên đều im lặng. Không một ai đứng lên phản đối cách ứng xử của giáo viên. Một phần họ chấp nhận, một phần có lẽ do sợ hãi và cho rằng không liên quan gì đến mình.
Một người bạn của tôi - cũng đang học tiếng Anh ở trung tâm - chia sẻ, lớp bạn có 2 giáo viên được phân công dạy, mỗi người dạy một kỹ năng khác nhau. Một giáo viên tốt nghiệp trường sư phạm hàng đầu cả nước với tấm bằng giỏi, chuyên môn tốt, phương pháp chuẩn mực nhưng chính vì thế mang đến cảm giác đều đều, hơi buồn tẻ trong giờ học.
Giáo viên kia không tốt nghiệp trường sư phạm, thành tích không xuất sắc bằng nhưng đổi lại có phong cách dạy cá tính – nôm na là cách diễn đạt hấp dẫn, tính cách khác biệt. Từ đó mà bài giảng của giáo viên này luôn có sức lôi cuốn hơn.
Tôi còn nhớ, hồi học phổ thông, năm lớp 11, lớp tôi được bố trí một cô giáo dạy Toán cũng ‘cá tính’ như vậy. Dẫu “bài chửi” của cô không thậm tệ như cô T. nhưng cũng khiến cả lớp phát khiếp mỗi khi cô nổi giận. Được biết, cô đã từng rất ‘nổi tiếng’ về sự cá tính và dữ dằn của mình với nhiều thế hệ học trò trước chúng tôi.
Nhưng, đổi lại, những lúc vui vẻ, cô lại dạy hay, được nhà trường đánh giá cao và năm nào cũng được phân công dạy lớp chọn, rèn đội tuyển học sinh giỏi đi thi. Học cô được khoảng 2 tháng, tôi xin chuyển lớp và cô là một trong số những nguyên nhân.
Ở lớp mới, tôi được học những giáo viên có thể không “nổi tiếng” bằng nhưng cách giảng bài và nói chuyện với học sinh thì khác biệt hoàn toàn. Tốt nghiệp cấp 3, tôi vẫn đỗ đại học với điểm Toán tương đối cao.
Rõ ràng, lựa chọn là ở người học. Những giáo viên giỏi chuyên môn, có văn hóa trong giao tiếp không hề thiếu.
Để sự học đạt kết quả tốt, một phần là nhờ thầy giỏi, nhưng phần lớn hơn là nhờ nỗ lực tự thân. Phải chăng những học viên đang chấp nhận nghe chửi để được học thầy tốt đang phụ thuộc quá nhiều vào người dạy mình, phụ thuộc quá nhiều vào những kỷ luật sắt thép, đánh vào túi tiền để bắt bản thân mình phải học?
Tôi cho rằng, việc học tập sẽ chỉ đạt kết quả tốt nhất khi chính bản thân người học có mục đích, có động lực rõ ràng, thay vì phụ thuộc vào một sức ép nào đó.
Và chính sự tự thân đó sẽ xóa sổ những người dạy có cách ứng xử kém cỏi, thiếu văn hóa trong giao tiếp. Chính người học sẽ là những người quyết định họ có chỗ đứng trong thị trường giáo dục hay không.
Đăng Dương
" alt=""/>Tại sao cô giáo chửi học sinh vẫn còn đất sống?