Một người đàn ông ở Trung Quốc đã thanh toán cho chiếc xe hơi mới bằng tiền xu được tích cóp trong nhiều năm.
íchcópnhiềunămdùngbaotiềnxumuasiêngày âmCô gái trẻ tái mặt trước cảnh tượng bên trong tập thể cũ lúc 1 giờ đêmMột người đàn ông ở Trung Quốc đã thanh toán cho chiếc xe hơi mới bằng tiền xu được tích cóp trong nhiều năm.
íchcópnhiềunămdùngbaotiềnxumuasiêngày âmCô gái trẻ tái mặt trước cảnh tượng bên trong tập thể cũ lúc 1 giờ đêmTheo video được kênh truyền thông Nga trích dẫn, máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Nga đã phát hiện hệ thống phòng không tầm ngắn thuộc dự án Franken-SAM được phía Ukraine triển khai bên cạnh một rặng rừng ở tiền tuyến.
Quân đội Nga sau đó điều UAV cảm tử Lancet tới tấn công thiết bị của đối phương. Đòn tập kích từ Lancet nhanh chóng kích nổ các tên lửa lắp trên khí tài này, khiến nó cháy dữ dội.
Thông tin được trang Defence Blog đăng tải viết rằng, Franken-SAM là dự án quân sự được Mỹ và nhiều nước phương Tây đưa ra nhằm tích hợp các tên lửa không đối không, chẳng hạn như ASRAAM, và đất đối không theo chuẩn vũ khí của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào các hệ thống phòng không có trong biên chế quân đội Ukraine.
Mục đích dự án trên nhằm tăng cường khả năng phòng không của lực lượng quân sự Kiev trước các cuộc tấn công tên lửa từ Nga, trong bối cảnh nguồn dự trữ tên lửa theo hệ vũ khí cũ của Ukraine đang cạn kiệt.
Trong khi đó, sĩ quan tên Alexey lại so sánh việc điều khiển xe tăng Abrams với xe tay ga phổ thông. "Nó thực sự rất dễ lái", Alexey cười.
Theo hai sĩ quan Ukraine, lớp giáp bảo vệ của xe tăng Abrams tương đối hiệu quả khi đối đầu với các loại tên lửa chống tăng phổ thông như Kornet. Tuy nhiên, phần sườn và tháp pháo của chiến xa này lại rất dễ bị xuyên thủng.
"Mọi người nói rằng lớp bảo vệ tháp pháo của Abrams là một trong những loại tốt nhất. Nhưng tiếc là không phải như vậy", Alexey nói.
Khi được hỏi về thông tin cho rằng quân đội Ukraine quyết định rút toàn bộ xe tăng Abrams ra khỏi tiền tuyến, các thành viên của Lữ đoàn Số 47 đã phủ nhận điều này.
"Abrams vẫn được sử dụng tùy thuộc vào tình huống. Tiền tuyến đã trở nên rất phức tạp, khi đối thủ áp đảo về mặt quân số và khí tài. Hiện không có chỗ cho những cuộc đối đầu trực diện giữa các xe tăng, nếu chúng xảy ra thì các chiến xa T-72 của Nga không thể làm gì Abrams", một sĩ quan tên Dmytro cho biết.
Theo Dmytro, trong thời gian gần đây, xe tăng Abrams thường được triển khai để tập kích từ xa, nhắm vào các cơ sở tập trung nhân lực và thiết bị của đối thủ. Cũng có trường hợp chiến xa của Mỹ được dùng để bắn nổ một xe tăng T-62 của Nga, sau khi xe tăng này bị các UAV Ukraine vô hiệu hóa.
Theo truyền thông Nga, Ukraine đã tổn thất 7 xe tăng Abrams trong tổng số 31 chiếc được Mỹ viện trợ, bên cạnh đó là 3 chiếc khác bị hư hỏng nặng. Dù được kỳ vọng rất lớn, nhưng loại xe tăng này đến nay vẫn chưa tạo được dấu ấn đáng kể trên tiền tuyến.