
Tùy thể lực, mỗi người cao tuổi có thể lựa chọn các hình thức vận động khác nhau.Trong khi đó, các bài tập buổi chiều đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe bao gồm hạ huyết áp, tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp - tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Thời điểm đó, mọi người đã nạp nhiều nguồn dinh dưỡng nên đủ năng lượng cho các bài tập cường độ cao hơn.
Một số người có thể thấy rằng tập luyện vào buổi chiều hoặc buổi tối giúp họ thư giãn sau một ngày dài, ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, tập luyện quá gần giờ đi ngủ có thể phản tác dụng, khiến người cao tuổi khó đi vào giấc ngủ.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Huyền (Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện 19-8, Hà Nội), người cao tuổi nên duy trì đi bộ 30 phút tới 1 tiếng mỗi ngày và ít nhất 4 lần/tuần. Thời điểm đi bộ tốt nhất sau 7h và trước 17h, khi có ánh nắng, cây xanh tạo nhiều oxy. Hạn chế vận động ngoài trời khi quá sớm do còn nhiều khí CO2, trời lạnh dễ nhiễm cảm.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, người từ 65 tuổi trở lên nên hướng tới mục tiêu hoạt động thể chất hằng ngày, giảm thời gian ngồi hoặc nằm. Nếu không đủ sức khỏe, người cao tuổi chỉ cần thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đứng dậy pha một tách trà, di chuyển quanh nhà, đi bộ chậm rãi, dọn giường… Người đủ thể lực có thể đi bộ, đạp xe, khiêu vũ…
Từ tháng 10 đến hết tháng 12, các bộ, ngành và đơn vị liên quan sẽ phối hợp tổ chức đợt cao điểm “Tháng hành động vì người cao tuổi”, tập trung vào các nội dung: Thăm hỏi, tặng quà người cao tuổi nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi. Mổ mắt thay thủy tinh thể giải phóng mù lòa cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của người cao tuổi...
" alt=""/>Thời điểm tập thể dục thích hợp với người cao tuổi