Bà Hoàng Thị Minh Ngọc, Giám đốc tăng trưởng & chiến lược của Chợ Tốt cho biết trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho mua bán đồ cũ thông qua sự phối hợp với các đối tác chiến lược cung cấp các dịch vụ kiểm định, chứng thực, bảo hành, và tài chính.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MoMo cho rằng giải pháp thanh toán đảm bảo sẽ giúp giải quyết điểm nghẽn cho thương mại mua bán đồ cũ tại Việt Nam, xóa bỏ những rào cản trong các giao dịch mua bán đồ đã qua sử dụng như trước đây.
Chợ Tốt, một công ty con của Carousell Group, là nền tảng mua bán đồ đã qua sử dụng có hơn 10 triệu người dùng và hơn 1 triệu món đồ được đăng bán thanh lý mỗi tháng.
Thương mại mua bán đồ cũ ở Việt Nam được định giá 1,1 tỷ USD năm 2011 và dự kiến đạt 5,1 tỷ USD năm 2026, theo nghiên cứu gần nhất của RedSheer Strategy Consultants.
Theo Carousell Recommerce Index 2021 (được tập đoàn Carousell thực hiện trên 8 thị trường Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Đài Loan và Việt Nam), 83% người Việt Nam từng mua đồ đã qua sử dụng và sẽ tiếp tục mua đồ đã qua sử dụng. Năm 2021, 3 ngành hàng được mua bán thường xuyên nhất trên Chợ Tốt là đồ điện tử, đồ gia dụng và thời trang.
Hải Đăng
Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới chiếm 36% tổng doanh thu TMĐT của Việt Nam và dự kiến tiếp tục tăng. Theo đánh giá, xuất khẩu thông qua TMĐT là cơ hội tăng trưởng vượt bậc của các doanh nghiệp.
" alt=""/>Người mua đồ cũ được hoàn tiền nếu sản phẩm không như mô tảApple tổ chức sự kiện nhà phát triển thường niên tại California, Mỹ vào ngày 6/6 với nhiều hứng khởi, song những “vở kịch” lớn nhất của hãng lại đang diễn ra ở phía bên kia của thế giới. Tại Thượng Hải và khu vực lân cận, Apple vấp phải khó khăn chuỗi cung ứng và nhiều vấn đề khác do phong tỏa Covid-19 gây ra. Thị trường Trung Quốc, cỗ máy tăng trưởng khổng lồ của Apple, cũng biến động.
Tới thời điểm hiện tại, thúc đẩy doanh số tại Trung Quốc là một trong những thành tựu quan trọng nhất dưới thời CEO Tim Cook. Ông là người có công lớn khi biến nước này thành địa bàn sản xuất khổng lồ, giúp cắt giảm chi phí. Dù vậy, ván bài sản xuất tập trung dần trở nên mạo hiểm.
Điểm yếu của Apple bộc lộ vào tháng trước, khi các vụ đụng độ xảy ra tại nhà máy của đối tác cung ứng tại Thượng Hải. Công nhân tại đây “nổi loạn” sau quãng thời gian dài bị cách li tại nhà máy, nơi họ bị cấm ra ngoài trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của Covid-19.
Apple cảnh báo gián đoạn do thiếu hụt chip và phong tỏa Covid-19 của Trung Quốc sẽ gây thiệt hại 8 tỷ USD doanh thu quý này.
Theo cây bút Mark Gurman của Bloomberg, chính sách Zero Covid đã ảnh hưởng đến các lô hàng MacBook. Người tiêu dùng Mỹ phải đợi khoảng 2 tháng nếu đặt mua MacBook Pro 14 hoặc 16 inch. Do đó, không có gì bất ngờ nếu mẫu MacBook Air vừa ra mắt đầu tuần sẽ không kịp lên kệ vào tháng 7 như dự kiến.
Apple đang tìm cách giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Trong một cuộc điện đàm với nhà đầu tư gần đây, ông Cook khẳng định chuỗi cung ứng của mình “thực sự toàn cầu”. Thực tế, Apple hiện sản xuất một số iPhone tại Ấn Độ và Brazil, cùng kế hoạch chuyển vài dây chuyền iPad và MacBook sang Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô của các khu vực vẫn còn nhỏ bé so với đế chế sản xuất của Trung Quốc.
Xây dựng các chuỗi cung ứng địa phương hóa không phải là nhiệm vụ có thể hoàn thành nhanh chóng. Foxconn mất hơn 3 thập kỷ để đạt tới quy mô như bây giờ, nhờ vào mạng lưới các nhà sản xuất linh kiện toàn diện, không ngừng bành trướng theo thời gian. Không quốc gia nào hội tụ đủ linh kiện cần thiết để tái tạo cơ sở lắp ráp iPhone của Foxconn tại Trung Quốc. Vào mùa cao điểm, Foxconn tuyển dụng vài trăm ngàn công nhân.
Cùng lúc này, Trung Quốc đang vật lộn nhằm đạt mục tiêu kinh tế đề ra năm nay. Các thị trường vẫn đang hứng chịu tác động từ chiến dịch Zero Covid. Một điểm tích cực đối với Apple là tình hình vẫn còn tốt hơn các đối thủ Android khi mục tiêu sản xuất iPhone năm 2022 không chênh lệch nhiều năm 2021.
Khi ngày càng nhiều công ty tìm cách đa dạng hóa sản xuất và giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như Apple, rất có thể nước này cuối cùng sẽ đánh mất ngôi vị “công xưởng thế giới”. Dù vậy, để làm được như vậy, sẽ là một hành trình không hề dễ dàng.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Apple cung cấp nhiều dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) trong hệ điều hành iOS 16 phát hành mùa thu năm nay.
" alt=""/>Cái khó của Apple tại Trung QuốcMàn hình khóa iPhone nhận cập nhật lớn nhất từ trước tới nay với khả năng thay đổi phông chữ, tiện ích (widget) trên màn hình, Live Activities. Thông báo nay xuất hiện ở dưới cùng màn hình để không che mất hình nền.
Hình nền chân dung (portrait) được giới thiệu trên watchOS 7 nay được đưa lên iOS 16. Chủ thể sẽ đè lên ngày, giờ, tạo cảm giác 3D. Widget cũng hiển thị trên Lock Screen, cung cấp dữ liệu như thời tiết, lịch, sự kiện, báo thức… và có nhiều phong cách khác nhau để phù hợp với phông chữ hay hình nền.
Với Live Activities, người dùng nhanh chóng xem được cập nhật từ các ứng dụng theo thời gian thực, chẳng hạn tỉ số các trận đấu, giao hàng… mà không cần phải mở khóa thiết bị.
Stage Manager cho iPad và Mac
![]() |
Với iPadOS 16 và macOS Ventura, Stage Manager tự động sắp xếp ứng dụng và cửa sổ về bên trái màn hình. Chuyển đổi giữa các ứng dụng chỉ cần một cú chạm hay nhấp chuột. Vị trí của các cửa sổ ứng dụng được lưu và xếp chồng lên nhau, giúp theo dõi dự án hay công việc dễ dàng. Chúng có thể thay đổi kích thước, vị trí để tạo ra một bố cục hoàn hảo.
Trong iPadOS 16, iPad dùng chip M1 có thể kết nối với màn hình phụ. Nhiều ứng dụng xem được trên cả iPad và màn hình phụ này.
Continuity Camera
![]() |
Continuity Camera cho phép dùng iPhone làm webcam của máy Mac. Chỉ cần đưa iPhone lại gần máy tính, nó sẽ tự động chuyển sang ống kính góc rộng của iPhone. Tính năng hoạt động không dây nên không cần kết nối với phụ kiện nào.
Một số hiệu ứng camera iPhone sẽ dùng được trong chế độ này, chẳng hạn Studio Light và Portrait Mode. Studio Light làm gương mặt sáng hơn còn hậu cảnh tối đi. Chế độ Portrait Mode sẽ làm mờ hậu cảnh, mang lại vẻ ngoài chuyên nghiệp hơn khi gọi video.
Tính năng Center Stage dùng ống kính góc rộng của iPhone để tự động phóng to chủ thể đang phát biểu hay chuyển động để bảo đảm chủ thể luôn nằm ở trung tâm khung hình. Trong khi đó, Desk View sẽ hiển thị cả gương mặt của người đang nói và bàn làm việc của họ.
Home
![]() |
Ứng dụng Home được làm mới hoàn toàn trong iOS 16. Các thiết bị smarthome sẽ hiển thị trong thẻ Home. Có nhiều danh mục mới cho khí hậu, an ninh, đèn và phụ kiện khác. Chế độ xem nhiều camera sẽ chiếu luồng video thời gian thực từ mọi camera thông minh trong nhà.
Apple sẽ hỗ trợ Matter vào cuối năm nay. Matter là giao thức dành cho các thiết bị smarthome, cho phép thiết bị từ nhiều công ty khác nhau hoạt động cùng nhau. Có thể dùng ứng dụng Home để điều khiển thiết bị smarthome hỗ trợ Matter trong iOS 16, iPadOS 16, macOS Ventura.
Apple Pay và Wallet
Apple giới thiệu tùy chọn thanh toán mới có tên Apple Pay Later. Nó sẽ chia khoản mua sắm qua Apple Pay thành 4 phần để trả trong 6 tuần, không mất lãi suất hay phí, áp dụng cho những người đủ tiêu chuẩn tại Mỹ.
![]() |
Ứng dụng Wallet có thể theo dõi đơn hàng Apple Pay, loại bỏ nhu cầu cài đặt phần mềm theo dõi đơn hàng của bên thứ ba. Từ iPhone 8 trở đi và Apple Watch Series 4 trở đi, Wallet sẽ hỗ trợ giấy phép lái xe và ID của tài xế để xác minh danh tính trong các ứng dụng khác nhau. Người dùng được kiểm soát dữ liệu nào mà ứng dụng có thể truy cập, chẳng hạn chỉ cung cấp thông tin người dùng trên 21 tuổi thay vì ngày sinh chính xác.
5 tính năng trên cùng nhiều tính năng khác sẽ có mặt trong iOS 16 vào cuối năm nay. Phiên bản iOS 16 thử nghiệm dành cho lập trình viên đã có sẵn, tuy nhiên, bạn không nên vội cài đặt trên iPhone để tránh các lỗi vặt không đáng có.
Du Lam (Theo Apple Insider)
Apple đã trình diễn iOS 16 tại WWDC 2022 với nhiều thay đổi, bao gồm màn hình khóa mới, cải tiến cho ứng dụng nhắn tin, ví, bản đồ…
" alt=""/>WWDC 2022: Năm tính năng hữu ích nhất với người dùng Apple