![]() |
Công văn của Bộ GD-ĐT đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Trường ĐH Kinh tế quốc dân khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế |
Năm 2013, ông Hoàng Xuân Quế, Phó viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, bị tố cáo “đạo văn” luận văn tiến sĩ của người khác.
Theo đơn tố cáo, ông Quế, tác giả Luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo văn” tới 30% dung lượng Luận án tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế, Học viên Ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Vụ Giáo dục Đại học, Thanh tra Bộ GD-ĐT, Hội đồng Chức danh giáo sư, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân… tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc theo thẩm quyền liên quan đến Luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT, ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra các tài liệu khác nhau để cho rằng mình bị oan sai... Ngoài ra, ông Quế cũng đã nộp bản giải trình với các cơ quan chức năng của Bộ GD-ĐT về các vấn đề liên quan đến vụ “đạo” luận án tiến sĩ này.
Ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Quyết định này được căn cứ vào kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc xác minh đơn tố cáo đối với bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế bị thu hồi bằng tiến sĩ do “sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%) từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng)”.
Ngày 22/11/2013, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã ban hành Công văn số 1080/NGCBQLGD-CSĐTBD về việc miễn nhiệm chức danh Phó giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế.
Ngày 2/12/2013, căn cứ vào Quyết định số 4674 và Công văn số 1080, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã liên tiếp ban hành Quyết định 730/QĐ-ĐHKTQD v/v miễn nhiệm chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế và Quyết định số 731/QĐ-ĐHKTQD về việc đình chỉ tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế; Ngày 10/12/2013, Trường ĐHKTQD có công văn số 1500 v/v đánh giá cán bộ để thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện NHTC đối với ông Quế.
Không đồng tình với kết luận và quyết định thu hồi bằng tiến sĩ nói trên, ông Hoàng Xuân Quế đã khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra TAND TP Hà Nội.
Tại phiên tòa ngày 10/10/2016, Luật sư đại diện cho Bộ GD-ĐT cho rằng, Bộ GD-ĐT ra quyết định 4674 thu hồi bằng Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra rất nhiều luận cứ thuyết phục chứng minh việc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định số 4674 là vi phạm pháp luật....
Chủ toạ sau đó thông báo đây là vụ án phức tạp nên tòa tiến hành nghị án kéo dài.
Đến ngày 14/12/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiếp tục phiên xét xử vụ án ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thu hồi bằng tiến sĩ của ông vào tháng 10.2013.
Tại phiên tòa, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tiếp tục đề nghị Tòa tuyên hủy quyết định 4674 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Đây là quan điểm xuyên suốt của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội kể từ khi phiên tòa được mở vào năm 2016.
Sau khi nghị án, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội – ông Hoàng Chí Nguyện tuyên án: Việc Bộ GD-ĐT quyết định 4674 ngày 11/10/2013 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là trái quy định của pháp luật; Tuyên hủy Quyết định 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sĩ ngành kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế; Kiến nghị Bộ GD-ĐT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế.
Kết thúc phiên tòa ngày 14/12/2018, Bộ GD-ĐT khẳng định không chấp nhận bản án hội đồng xét xử đã tuyên và kháng cáo.
Ngày 26/3/2019, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội có phiên họp xem xét kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT liên quan đến bản án sơ thẩm số 197/2018/HCST của Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Xuân Quế.
Sau khi xem xét giải trình của Bộ GD-ĐT, Toà cấp cao không chấp nhận việc kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng; Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội cũng đề nghị không chấp nhận kháng cáo quá hạn của Bộ GD-ĐT; đồng thời, đề nghị bản án sơ thẩm số 197/2018/HCTS ngày 14.12.2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội có hiệu lực ngay lập tức.
Ngân Anh
Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội phán quyết không chấp nhận việc kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong vụ thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
" alt=""/>Thua kiện, Bộ Giáo dục thực hiện khôi phục học hàm, học vị cho 'tiến sĩ bị tố đạo văn'Tối 16/8, một tài khoản Facebook đăng tải thông tin, anh Y.N.M. (34 tuổi, ngụ buôn Ea Kmăt, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) bị mổ cướp thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vùng Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột).
Tuy nhiên, Đại diện Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.
Cụ thể, anh Y.N.M. (34 tuổi), ngụ buôn Ea Nai, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, không phải ngụ xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk. Anh M. bị sốt tại nhà 4 ngày và được người thân đưa vào Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk điều trị một ngày.
Đến đêm 9/8, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán theo dõi sốt xuất huyết Dengue. Sau 5 ngày điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, bệnh nhân không cải thiện, sốt cao liên tục, mệt nhiều, rối loạn ý thức.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc nhiễm trùng, theo dõi viêm não - màng não, sốt xuất huyết Dengue, biến chứng suy đa tạng và được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc điều trị tiếp.
Sau gần 3 ngày điều trị phối hợp lọc máu liên tục, bệnh nhân diễn biến nặng, hôn mê sâu, suy hô hấp, tụt huyết áp.
Bệnh viện đã giải thích cho gia đình về tình trạng bệnh nặng của anh M. đe dọa tử vong; động viên cho bệnh nhân ở lại tiếp tục điều trị nhưng người nhà viết cam đoan xin về.
Thời điểm này, bệnh nhân sốc nhiễm trùng, biến chứng suy đa phủ tạng (suy thận, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa).
" alt=""/>Đề nghị xử lý người đăng tin sai sự thật bệnh nhân bị mổ cướp thận ở Đắk LắkTheo DMA, sẽ là bất hợp pháp nếu một số nền tảng nhất định ưu tiên các dịch vụ của riêng họ so với đối thủ. Họ sẽ bị cấm kết hợp dữ liệu cá nhân trên các dịch vụ khác nhau, bị cấm sử dụng dữ liệu thu thập từ các bên thứ ba để cạnh tranh và phải cho phép người dùng tải xuống ứng dụng từ các nền tảng đối thủ.
Dù vậy, một số chuyên gia nhận định có thể xảy ra kiện tụng giữa doanh nghiệp và EU. Alexandre de Streel, Giám đốc học thuật của chương trình nghiên cứu kỹ thuật số tại Trung tâm Quy định ở châu Âu, cho biết việc xác định các dịch vụ trong phạm vi quản lý không dễ dàng như mong đợi.
Trong một cuộc họp giữa Apple và cơ quan cạnh tranh EU ngày 27/6, công ty đã cảnh báo về những thách thức khi tuân thủ quy tắc. Nhà sản xuất iPhone bày tỏ lo ngại về phạm vi dịch vụ chịu quản lý và tác động đến trải nghiệm của người dùng.
Trong một chuỗi email riêng biệt, các luật sư của Apple kêu gọi "thảo luận thực chất" hơn về việc tuân thủ DMA của họ từ tháng 9/2023 trở đi.
Tại cuộc họp ngày 21/6 giữa CEO Amazon và bà Margrethe Vestager, Giám đốc cạnh tranh EU, người đứng đầu Amazon cũng nêu quan ngại về “quy định chồng chéo và mâu thuẫn đến từ các cơ quan cạnh tranh quốc gia”.
CEO Meta Mark Zuckerberg đã có cuộc đàm phán với bà Vestager vào giữa tháng 6/2023.
Microsoft, một “người gác cổng” khác, lập luận công cụ tìm kiếm Bing của họ là đối thủ quá nhỏ so với Google để đối mặt với các quy tắc. Bản thân Google cũng có câu hỏi với nhà chức trách EU.
Sau khi EU công bố danh sách ngày 6/9, các nền tảng có tên có 6 tháng để thiết kế lại các dịch vụ phù hợp với quy tắc hoặc có biện pháp pháp lý, dù tỷ lệ thành công có thể không cao.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Big Tech hồi hộp chờ EU điểm danh