MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng cũng tự nhận mình là người chua ngoa nhưng cái ngoa của anh trong mắt những người thân thiết vẫn rất đáng yêu và duyên dáng.Những khán giả yêu mến truyền hình Việt Nam hẳn không ai không nhớ giọng nói truyền cảm đầy ấn tượng với kiến thức hiểu biết sâu sắc trên khá nhiều lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc… của Nguyễn Hữu Chiến Thắng.
Chiến Thắng từng là MC quen mặt của các chương trình văn hóa như: 24 hình/s, Kết nối trẻ, Thư viện cuộc sống…
Chiến Thắng từng là học sinh chuyên Văn của trường Ams. Tốt nghiệp phổ thông, anh thi đỗ ĐH Tổng hợp, đủ điểm sang Nga để theo học khoa Văn học dịch trường Đại học Maxim Gorki.
Thế nên, chẳng có gì lạ khi anh dùng ngôn ngữ 1 cách linh hoạt và sắc bén như vậy.
 |
MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng sở hữu giọng nói đặc biệt. |
Con đường trở thành MC nổi tiếng của Chiến Thắng cũng không ít gian nan. Tốt nghiệp đại học ở Nga, về Việt Nam, anh thử việc ở các tòa soạn báo.
Sau đó VTV3 ra đời và tuyển người, Chiến Thắng tham dự và trúng tuyển về VTV với vị trí biên dịch phim.
“Lúc đó công việc của tôi là nhét những cuộn băng to như cuốn sách vào thâu, xong thì nghe và dịch. Đến giờ tôi cũng không nhớ mình đã dịch bao nhiêu bộ phim của Nga, Ý, Mỹ...".
Làm công việc dịch phim được 3 năm, anh được chuyển sang chương trình 24h hình/s với vai trò trợ lý, làm đủ việc từ bê băng cho đến đưa micro.
Rồi như duyên nợ, 1 ngày chương trình thiếu nam MC, đạo diễn Trần Tuấn Hiệp khích anh: “Dẫn đi, có gì đâu mà ngại”. Thế rồi, anh cầm micro dẫn, chương trình suôn sẻ và đột nhiên anh được đưa lên làm người dẫn chương trình.
Và từ đó tới nay, Chiến Thắng trở thành 1 gương mặt MC nổi tiếng với giọng nói “không thể lẫn vào đâu được”. Thậm chí, có nhiều người không nhớ tên anh, đôi khi không nhớ mặt anh, nhưng lại rất quen thuộc với giọng nói của anh.
 |
Giọng nói truyền cảm, lối dẫn có duyên giúp Chiến Thắng chinh phục khán giả. |
Thế nhưng, cũng không ít người biết rằng nam MC với giọng nói đầy ấn tượng ấy đồng thời cũng là 1 tay chua ngoa nhất nhì làng truyền hình.
Nếu lướt qua trang cá nhân của Nguyễn Hữu Chiến Thắng, hẳn nhiều người phải giật mình. Vì anh ngoa ngoắt, đanh đá và khác hoàn toàn hình ảnh bình thản, điềm tĩnh vẫn thấy trên truyền hình.
Gặp sự bất bình trong cuộc sống, anh sẵn sàng lên tiếng, phê bình rất bài bản, chua ngoa trên trang cá nhân. Và đặc biệt là anh chửi cùng một sự vật, hiện tượng mà chẳng bài chửi nào giống bài chửi nào.
Trước những lời khen chê về “cái sự ngoa ngoắt” của mình, Chiến Thắng bình thản: “Ừ, thì tôi chua ngoa đấy. Nhưng đằng sau chua đấy là gì thì có lẽ cần phải ngồi lại với nhau, chậm hơn để nhìn nhận.
Những ai thương tôi thì hãy chịu khó hiểu tôi và ở lại với tôi. Tôi không bắt tất cả thiên hạ ở lại với mình được''.
Thế nhưng, dù anh chua ngoa đến mấy, người ta vẫn yêu mến, vẫn thích thú khi nghe giọng nói đặc biệt của Nguyễn Hữu Chiến Thắng.
 |
Chiến Thắng chỉ thích đi xe đạp, vì nó giúp anh sống chậm hơn, dễ quan sát cuộc sống hơn. |
Nếu khán giả bất ngờ với độ ngoa ngoắt của Chiến Thắng bao nhiêu, thì người ta lại bất ngờ bấy nhiêu khi biết cho tới tận bây giờ, Chiến Thắng vẫn cặm cụi đạp xe đi làm, đi dạo phố…
Không phải anh nghèo hay “keo” đến độ không muốn mua xe máy hoặc xe hơi, mà đơn giản chỉ vì đối với anh, chiếc xe đạp đem lại rất nhiều tiện ích mà các loại xe khác không thể có.
Thứ nhất đi xe đạp là bài thể dục hàng ngày, thứ hai khi đi xe đạp giúp anh sống chậm hơn, dễ dàng quan sát cuộc sống hơn.
Anh kể: "Tôi vẫn nhớ 1 ngày 23 Tết, sau khi làm xong mâm cơm cúng, dọn dẹp nhà cửa tôi lấy xe đạp dạo một vòng và nhìn thấy một bà cụ ngồi co ro một góc đường người quấn đầy ni lông trước mặt là những bao lì xì được bày biện ra bán, trông tội nghiệp vô cùng.
Nếu đi xe máy tôi sẽ vèo qua và có thể không nhìn thấy. Rồi có nhiều chuyện hóng hớt khác mà tôi nhìn thấy hay kể trên facebook nữa. Đấy là những câu chuyện thật, không tô vẽ”.
Theo Trí Thức Trẻ
Nữ ca sĩ bị MC chua ngoa nhất Việt Nam "vặn vẹo"" alt=""/>MC chua ngoa Nguyễn Hữu Chiến Thắng
Trần Hà Bảo Phương và Ngô Mỹ Linh đều là học sinh lớp 9 trường Quốc tế Liên Hợp Quốc UNIS Hà Nội. Sau một chuyến đi thiện nguyện, hai em đã nảy ra ý tưởng làm dự án “Speak your dream” (Hãy nói ước mơ của bạn).Dự án là tâm huyết của hai nữ sinh và các bạn với mong muốn thay đổi cách nhìn của phụ huynh về lứa tuổi học trò - lứa tuổi đầy ước mơ và hoài bão.
 |
Trần Hà Bảo Phương với dự án thiện nguyện mong muốn các bậc cha mẹ thay đổi cách nhìn về mơ ước của con trẻ. |
“Nghỉ hè, em cùng nhóm thiện nguyện lên Hoà Bình để tặng sách cho các em nhỏ. Bởi, làng của các em quá nghèo, sách giáo khoa còn phải mượn các trường khác, không có sách để đọc. Khi tiếp xúc với các em nhỏ, có một cô bé nói với em thích làm nhà báo, nhưng cũng không dám ước mơ. Cô bé đó bảo, nhà nghèo, bố mẹ không ủng hộ, không có cơ hội đi học thì ước mơ làm gì”, Bảo Phương kể.
Sau chuyến đi đó, Bảo Phương về lại trường nhưng lòng đầy trăn trở, Phương nhớ tới nụ cười, ánh mắt rạng ngời khi nghĩ tới ước mơ nhưng lại trầm buồn trở về thực tại nghèo khó của cô bé đó.
“Thực sự em thấy thương các em nhỏ ở đó vô cùng, em đã hứa với chúng năm sau sẽ tới. Đúng lời hứa năm sau em tới Hoà Bình thật nhưng cũng là năm cuối cùng cô bé đó được tới trường, em ấy chỉ được học hết lớp 5”, Bảo Phương chia sẻ.
Tháng 5 vừa qua, Phương đã lên ý tưởng dự án "Hãy nói ước mơ của bạn" như một lời hứa hoàn thành ước nguyện cho em nhỏ ở Hoà Bình, cũng là để lan toả sức mạnh của ước mơ tới nhiều người, nhất là những bậc phụ huynh. Bởi phụ huynh chính là rào cản để các em nhỏ không dám ước mơ, không dám phát triển tự nhiên.
“Thay vì cho các em phát triển tự nhiên, thì phụ huynh lại quá bao bọc con cái, cố gắng định hướng giúp đỡ con cái nhưng theo cách mà họ muốn. Chính vì thế chúng em nghĩ rằng, cuối năm nay sẽ tổ chức một buổi hội thảo với giáo sư người Malaysia và chuyên gia tâm lý để chia sẻ với các phụ huynh, làm thế nào để họ vừa làm cha, làm mẹ nhưng cũng nên làm bạn với con cái và giúp đỡ chúng, thay vì áp đặt mong muốn bản thân mình lên con trẻ”, Bảo Phương chia sẻ.
 |
Trần Hà Bảo Phương và các bạn cùng thực hiện dự án. |
Bảo Phương cũng cho biết, một số bạn mà em từng gặp thường tâm sự rằng: “Tớ thích làm nghề này nhưng bố mẹ tớ không ủng hộ vì không thể làm được”.
Bảo Phương cho rằng, thành công không chỉ gói gọn trong một chữ “tiền”, mà đó có thể là những suy nghĩ, kinh nghiệm các em có thể tích luỹ được, không chỉ là làm nghề này vì bố mẹ bắt buộc mà phải có sự đam mê mới bền vững được. Làm nghề gì cũng phải có tâm mình trong đó.
Trong khi đó, Ngô Mỹ Linh chia sẻ, em cũng là người mà chính bố mẹ từng không ủng hộ ước mơ của mình - trở thành chuyên gia tâm lý.
"Khi em nói chuyện với mẹ, mẹ hơi buồn vì nghĩ nghề đó không thể kiếm ra tiền. Khi bạn Phương đưa ra ý tưởng cho dự án này, em ủng hộ nhiệt tình và hối thúc bạn làm nhanh vì em hiểu tâm lý đứa trẻ khi bố mẹ không thích điều chúng muốn", Linh tâm sự về câu chuyện của mình.
Trần Hà Bảo Phương và bạn bè thân thiết của mình quyết định tổ chức dự án “Speak your dream” tại Hà Nội thay vì chỉ đi ra vùng ngoại ô, xa xôi.
Về kinh phí, Bảo Phương cho biết, ban tổ chức sẽ đi bán nước, vòng tay, bánh kẹo. Những thành viên và cộng tác viên của dự án sẽ cùng tham gia và hỗ trợ những buổi đi bán như vậy.

Chi tiền triệu thuê sinh viên ngắt nụ hoa
Mỗi nhà vườn trồng hoa cúc ở Đà Nẵng chi khoảng 2 triệu đồng một ngày để thuê người ngắt bớt nụ hoa để kịp bán dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
" alt=""/>2 nữ sinh lớp 9 với dự án thiện nguyện đáng nể