Cuộc gọi được thực hiện tại trung tâm nghiên cứu và phát triển của liên doanh này tại Ulm (Đức) sử dụng trạm phát sóng thương mại và những phần mềm tương thích hoàn toàn với chuẩn này.
"Đó là một cột mốc đánh dấu con đường mà chúng ta đang đi. Chiến lược của chúng tôi là sẽ chú trọng tập trung vào việc phát triển và ứng dụng công nghệ này để trở thành hãng dẫn đầu thị trường 4G", Marc Rouanne, Giám đốc mạng lưới tần số của Nokia Siemens phát biểu.
LTE - Long Term Evolution được coi là công nghệ sẽ kế thừa chuẩn di động 3G hiện nay với khả năng tải về theo lý thuyết có thể lên tới 150Mbit/giây.
" alt=""/>NSN có cuộc gọi 4G đầu tiên trên thế giớiNgày 20/7/2009, Beeline chính thức khai cuộc. Như vậy, thị trường di động hiện tại đang là “cuộc điểm binh” đầy đủ nhất và cũng khắc nghiệt nhất. Một kịch bản đầy bi thương rằng sẽ có “kẻ ở người đi” trên thị trường di động đã đến lúc được mọi người nhắc đến.
Viettel và MobiFone vẫn giành giật thị trường
Khi câu chuyện ai là số 1 tạm lắng thì những “chiêu thức” giành khách hàng liên tiếp được các đại gia di động tung ra. Những “đòn” kinh doanh theo kiểu “ăn miếng trả miếng” trên thị trường cho đến thời điểm này vẫn là “cuộc chiến tay đôi” của Viettel – MobiFone. Câu chuyện về cuộc chiến của hai nhà cung cấp này liên tục “nóng” trên truyền thông trong suốt thời gian qua. Sau nhiều năm ấm ức, lần đầu tiên trong lịch sử ngành di động, anh em nhà VNPT là MobiFone và VinaPhone “xuất chiêu” quyết đưa Viettel tụt hạng khỏi vị trí “Nhà cung cấp dịch vụ di động rẻ nhất”. Sau cuộc đại giảm cước mà Viettel khơi mào, MobiFone và VinaPhone đã đồng loạt đưa ra mức cước của mình thấp hơn mức cước của Viettel là 10 đồng/phút. Tất nhiên, cuộc chạy đua giảm cước đối với cả 3 đại gia di động này là việc “cực chẳng đã” còn khách hàng là người được lợi nhiều nhất. Trên phương diện truyền thông, Viettel đang là mạng di động chiếm giữ ngôi vị “có số thuê bao nhiều nhất”, có bước đi mạnh bạo nhất bằng việc liên tục đầu tư ra nước ngoài. Thế nhưng, MobiFone vẫn chắc chắn với danh hiệu nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Trên thực tế, MobiFone hiện vẫn là mạng di động đi đầu trong việc tung ra nhiều chương trình chăm sóc khách hàng cũng như nhiều dịch vụ tiện ích khác.
Việc bị đẩy xuống vị trí thứ 3 trên thị trường di động đối với VinaPhone như một điều tất yếu bởi hàng loạt các hệ lụy. Thế nhưng, cũng phải ghi nhận trong thời gian gần đây, VinaPhone đã có những thay đổi rất lớn để chặn đà “tụt dốc”. Sau nhiều năm “mất tích” trên bản đồ mạng di động chất lượng, thì năm nay lần đầu tiên trong lịch sử, VinaPhone đã có nhiều chỉ số đo kiểm đứng đầu trong 3 mạng di động. Nhưng tất cả những điều chưa đủ để cho mạng di động này hiện thực được giấc mơ trở về vị trí ngày xưa.
S-Fone, EVN Telecom trầm lắng
Liên tục “thay tướng”, nhưng EVN Telecom vẫn là mạng di động ít thay đổi. Đành rằng, nhà khai thác này đang chịu cảnh “trâu chậm uống nước đục”, sẽ vô cùng khó khăn để đứng trên thị trường di động với tần số quá nhiều can nhiễu, nhưng EVN Telecom vẫn còn vận hành ít có yếu tố sáng tạo. Vào thời điểm khi EVN Telecom nhảy vào lĩnh vực viễn thông, VNPT đã từng lo ngại về thế mạnh của Tập đoàn Điện lực và đây là mối lo ngại lâu dài. Thế nhưng, EVN Telecom giờ đây đã không còn là mối lo ngại của các “đại gia” di động.
" alt=""/>Thị trường di động: Đua nhau “tranh bá”Tài liệu cho rằng đây là một phần trong kế hoạch lớn từ Bắc Kinh, nhằm mục đích xâm phạm an ninh của Mỹ.
“Quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục tích hợp các dịch vụ không gian - chẳng hạn như do thám, định vị vệ tinh; dẫn đường và xác định thời gian; thông tin liên lạc vệ tinh - vào vũ khí, hệ thống chỉ huy và kiểm soát của mình để làm mất dần lợi thế thông tin của quân đội Mỹ”, báo cáo cho biết.
Cũng theo tài liệu vừa được công bố, Trung Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng vũ khí không gian để nhắm vào các vệ tinh của Mỹ. Trong đó, họ bí mật phát triển các loại khí tài như tàu vũ trụ đánh chặn, bắt giữ vệ tinh hoặc hệ thống tia laser đặt trên Trái Đất có thể phá vỡ chúng.
"Trung Quốc đã triển khai các tên lửa ASAT trên mặt đất nhằm tiêu diệt vệ tinh trong quỹ đạo tầm thấp (LEO). Hệ thống laser của ASAT được dùng vào mục đích làm mù hoặc làm hỏng các cảm biến quang học không gian trên vệ tinh LEO".
Theo Futurism, báo cáo này củng cố thêm quan điểm của các chuyên gia Mỹ trong việc chuẩn bị hệ thống phòng thủ không gian. Nhiều ý kiến cho rằng cơ sở hạ tầng vệ tinh hiện tại của Mỹ rất dễ bị tấn công từ các quốc gia thù địch.
Vào tháng 2 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ đã công bố báo cáo có tiêu đề “Phòng chống nghệ thuật hắc ám trong không gian: Bảo vệ các hệ thống không gian khỏi vũ khí không gian”. Các chuyên gia nêu nhiều biện pháp mà Mỹ cần phải thực hiện để đối phó với vũ khí chống vệ tinh.
Theo Zing/Futurism
Trung Quốc hiện đã đạt được điều mà chỉ có Mỹ và Liên Xô làm được trước đó: Hạ cánh thành công lên sao Hỏa.
" alt=""/>Mỹ lo ngại về trạm vũ trụ của Trung Quốc