Đâm xe kinh hoàng,đườngtàuthoátchếttronggangtấbrighton đấu với southampton văng hành khách khỏi xe
Biểu diễn múa tạo hình đặc sắc
Cảnh sát giao thông đứng buông tay lái xe
HLV Park Hang Seo nói rằng việc đội hình xuất phát U22 Việt Nam rò rỉ sẽ khiến các trận đấu của đội nhà gặp nhiều khó khăn, bởi đối thủ hoàn toàn có thể biết được ai ra sân, ai dự bị và lên phương án đối phó một cách triệt để.
Và có vẻ như việc lộ đội hình khiến các trận đấu trước vòng bán kết của U22 Việt Nam thực sự khó khăn khi rất vất vả mới chiến thắng được U22 Indonesia, U22 Singapore hay hoà U22 Thái Lan thì phải...
![]() |
U22 Việt Nam chắc chắn không còn xa lạ với các đối thủ |
2. Việc HLV Park Hang Seo lo lắng hoàn toàn có thể hiểu được, bởi chuyện ai đá chính, ai dự bị và chơi như thế nào trước mỗi đối thủ khác nhau là thông tin tuyệt mật cần phải giữ gìn cho U22 Việt Nam.
Tuy nhiên, có vẻ như chiến lược gia người Hàn Quốc lo hơi xa khi mà U22 Việt Nam không còn lạ gì đối với các đối thủ trong khu vực về mặt nhân sự, nếu như nhìn vào danh sách mà ông Park mang đến SEA Games 30 với mục tiêu tấm HCV.
Ông Park đã mang đến SEA Games tới 7 tuyển thủ từng tham dự AFF Cup 2018, Asian Cup như Quang Hải, Hùng Dũng, Trọng Hoàng, thủ môn Bùi Tiến Dũng... rồi phần còn lại cũng đã góp mặt ở vòng loại U23 châu Á 2020 hồi đầu năm tại Việt Nam.
Và nếu so đo một cách kỹ lưỡng, thì chỉ có Ngọc Bảo dường như là mới mà thôi, bởi phần còn lại đều đi lên từ U20, U22 hay tuyển Quốc gia vài năm qua, thì rõ ràng việc tiết lộ ai đá chính không phải mấu chốt của vấn đề.
3. Chẳng những không mới về nhân sự về lối chơi cho tới lúc này tại SEA Games 30 HLV Park Hang Seo cũng không thay đổi quá nhiều so với trước đây, khi lấy đôi cánh là nền tảng cho mọi tính toán về sơ đồ chiến thuật.
![]() |
để vì thế muốn chiến thắng ở trận chung kết SEA Games 30, xem ra U22 Việt Nam cần có thêm bài mới từ ông Park |
HLV Park Hang Seo có thể dùng 1 hoặc 2 trung phong, thậm chí là 3 cầu thủ đá sát vạch 16m50 nhưng các cầu thủ chạy cánh lên tham gia tấn công, hỗ trợ phòng ngự... gần như bất biến với Văn Hậu, Trọng Hoàng (hoặc thử nghiệm ai đó đá ở đây).
Không thay đổi nhiều về lối chơi, các bài tấn công... như thế, nên rốt cuộc khi gặp một đối thủ ngang, hay mạnh về thể lực U22 Việt Nam gặp khó âu cũng là điều dễ hiểu, chứ không hẳn vì rò rỉ đội hình hay chiến thuật như thầy Park than phiền.
Mọi vấn đề của U22 Việt Nam từ nhân sự cho tới chiến thuật bây giờ càng không mới nữa với các đối thủ (và ngược lại) khi trải qua gần hết chặng đường ở SEA Games 30, thế nên e khó mà giấu được Indonesia ở trận chung kết diễn ra vào 10/12 này.
Vậy nên, có lẽ ông Park cần mang ra một điều gì mới cho U22 Việt Nam để khiến U22 Indonesia bất ngờ và giành chiến thắng ở trận chung kết SEA Games 30 tới đây. Còn nếu như hết vốn, xem ra để hoàn thành mục tiêu có lẽ sẽ mất nhiều thời gian đấy, thầy Park!
Mai Anh
Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tại các địa phương phải thi sau, ĐH Đà Nẵng đã quyết định điều chỉnh lại phương án tuyển sinh.
Cụ thể, theo đề án tuyển sinh vào ĐH Đà Nẵng trước đó, trường xét tuyển dựa trên 4 phương thức là: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và theo đề án tuyển sinh của từng trường thành viên; Xét học bạ; Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét kết quả thi đánh giá năng lực (do ĐH Đà Nẵng phối hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức).
“Tuy nhiên mỗi năm, số lượng thí sinh của Đà Nẵng và Quảng Nam chiếm khoảng 50% tổng số thí sinh nhập học của ĐH Đà Nẵng, do đó chúng tôi quyết định sẽ điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh để tạo tâm lý yên tâm đối với thí sinh và phụ huynh.
ĐH Đà Nẵng đã tính đến khả năng ưu tiên phương thức xét học bạ để tạo điều kiện cho thí sinh và đảm bảo sự chủ động với tình hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng thông tin.
ĐH Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp thí sinh yên tâm
Theo Giám đốc ĐH Đà Nẵng, đơn vị này sẽ xét trúng tuyển có điều kiện bằng phương thức xét học bạ đối với thí sinh không thể thi tốt nghiệp được trong đợt này. Điều đó có nghĩa, những thí sinh trúng tuyển bằng việc xét học bạ nhưng chưa tốt nghiệp THPT thì được công nhận trúng tuyển tạm thời. Sau đó, khi thí sinh có chứng nhận tốt nghiệp sẽ được công nhận trúng tuyển chính thức.
Bên cạnh đó, ĐH Đà Nẵng cũng sẽ dành chỉ tiêu thích hợp để tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT đối với thí sinh thuộc những địa phương không thi được trong đợt này. Trong trường hợp cần thiết, ĐH Đà Nẵng sẽ xin ý kiến Bộ GD-ĐT để tăng chỉ tiêu năm 2020, đảm bảo đủ chỗ cho thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển được nhập học.
Đối với thí sinh từ các địa phương khác, ĐH Đà Nẵng vẫn xét tuyển bình thường theo các phương thức ban đầu. Riêng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực phối hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM có thể không thực hiện được do tình hình dịch Covid-19, ĐH Đà Nẵng sẽ chuyển các chỉ tiêu của phương thức này sang chỉ tiêu các phương thức còn lại.
“Chúng tôi đang đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép ĐH Đà Nẵng được linh hoạt chuyển đổi các chỉ tiêu của phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sang phương thức xét tuyển bằng học bạ. Điều này nhằm đảm bảo số lượng chỉ tiêu tuyển sinh và quyền lợi của thí sinh”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ nói.
Thúy Nga
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, dự kiến các thí sinh thuộc đối tượng F1, F2 sẽ thi vào đợt thứ hai, cùng thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam.
" alt=""/>Đại học xét học bạ đối với thí sinh không thể thi tốt nghiệp THPTTrước đó, VietNamNet đăng bài “Xót xa cảnh bé gái xinh như hotgirl phải bỏ học, chăm cha cụt chân lân tay” phản ánh về hoàn cảnh xót xa, nghèo khó của gia đình anh Võ Đức Thịnh khi vợ bỏ đi, ba đứa trẻ nhỏ phải bỏ học chăm cha tật nguyền.
![]() |
Vợ bỏ đi để lại con thơ, anh Thịnh một mình sống cảnh “gà trống nuôi con” và gặp bất hạnh khi cụt cả tay lẫn chân |
Ngay sau khi đăng tải, báo VietNamNet cũng như gia đình anh Thịnh nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của đông đảo bạn đọc. Trong đó, nhiều độc giả cũng bày tỏ chia sẻ sự xót xa, bất hạnh của người đàn ông sống cảnh “gà trống nuôi con” tại huyện miền núi tỉnh TT-Huế.
Anh Thịnh từng chia sẻ, anh lập gia đình và sống cùng vợ tại vùng quê nghèo Phú Hòa, xã Hương Phú. Năm 1995, trong một lần lên nương làm rẫy, anh không may cuốc phải bom bi khiến anh mất đi cánh tay phải, trở thành người tàn tật.
Từ ngày mất sức lao động, cuộc sống gia đình thêm nhiều khó khăn. Rồi vượt lên tất cả, sự ra đời của 3 đứa con thơ đã tiếp cho anh thêm nghị lực sống. Nhưng hạnh phục ngắn chẳng tày gang tay, năm 2016, hôn nhân đổ vỡ, anh Thịnh đưa 3 con về ở cùng mình.'
“Xác định cảnh “gà trống nuôi con” sẽ gặp nhiều vất vả nhưng vì thương các con, bản thân tôi luôn phải lạc quan để các cháu được êm ấm. Tuy nhiên, để phụ giúp cha và tạo điều kiện cho 2 em được đến trường, con gái đầu của tôi mới 14 tuổi gần 2 năm nay phải bỏ dở giấc mơ học hành để vào TP Hồ Chí Minh học nghề may”, anh Thịnh chia sẻ.
Những tưởng sau khi hôn nhân tan vỡ, người vợ bỏ đi, cuộc sống bình yên sẽ đến với cha con anh Thịnh, nhưng không ngờ, cuối năm 2019, trong lúc đi làm thuê khai thác cây keo tràm, anh Thịnh không may bị tai nạn lao động khi máy cưa cắt trúng chân.
Dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng anh buộc phải cắt bỏ đi một phần chân phải để bảo vệ tính mạng mình.
“Trước đây không may mất một cánh tay, giờ lại mất thêm một chân, cuộc đời tôi xem như đã tàn phế. Chỉ thương cho 3 đứa con, tương lai sau này không biết phải nương tựa vào đâu”, anh Thịnh nói trong tiếng thở dài.
Trong những ngày nằm viện điều trị, ngoài nhờ vào khoản bảo hiểm y tế dành cho người khuyết tật thì mọi chi phí điều trị ban đầu của anh Thịnh đều nhờ cả vào số tiền được bà con lối xóm quyên góp, ủng hộ.
Đón nhận hơn 50 triệu đồng bạn đọc báo VietNamNet ủng hộ, anh Thịnh không giấu nổi sự xúc động và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm, ủng hộ của bạn đọc.
Đại diện báo VietNamNet trao tặng hơn 50 triệu đồng của bạn đọc ủng hộ gia đình anh Thịnh |
“Sau khi báo phản ánh, một số mạnh thường quân đã trực tiếp đến trao quà, hỗ trợ gia đình xây tạm được căn nhà nhỏ để 4 cha con có chỗ trú nắng, trú mưa.
Tôi sẽ dùng hơn 50 triệu đồng của bạn đọc báo VietNamNet ủng hộ để mua cho các cháu cái bàn học tập, một số vật dụng gia đình. Còn dư phần nào, tôi mua chiếc xe lăn để khi sức khỏe bình phục, đi bán vé số nuôi các con”, anh Thịnh tâm sự.
Ông Hồ Văn Vinh – Chủ tịch UBND xã Hương Phú chia sẻ thêm, gia đình anh Thịnh có thể nói là “tột cùng của sự bất hạnh”.
“Mẹ bỏ đi khi còn nhỏ nhưng các con anh Thịnh rất ngoan hiền khi ngày đêm chăm cha tật nguyền.
Tôi mong rằng, sự quan tâm của cộng đồng nói chung, bạn đọc báo VietNamNet nói riêng sẽ tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để cha con anh Thịnh vượt qua bất hạnh, khó khăn, vươn lên trong cuộc sống”, Chủ tịch UBND xã Hương Phú chia sẻ.
Quang Thành
Mỗi ngày trôi qua, chị Bích lại thêm một ngày sống trong lo âu, sợ hãi khi cả mẹ đẻ và con trai mình đều đang vật vã chiến đấu với căn bệnh ung thư hiểm nghèo.
" alt=""/>Hơn 50 triệu đồng bạn đọc gửi tặng gia đình anh Võ Đức Thịnh