Tưởng họ là tình nhân xảy ra cãi vã, nhưng sau khi thẩm vấn, cảnh sát bất ngờ phát hiện người phụ nữ tên Bình nói năng lộn xộn, rõ ràng có vấn đề về tâm thần. Còn người đàn ông tên Lăng Á Sinh luôn tránh né ánh mắt của cảnh sát, ấp úng không thể đưa ra lý do ẩu đả.
Nhận thấy có điều đáng ngờ, cảnh sát liên tục truy hỏi, khiến Sinh phải thú nhận sự thật.
Sinh cho biết là "đệ tử" của Lý Gia Toàn, một ông lão 69 tuổi sống ở thôn Thâm Bi, thị trấn Nam Thịnh, thành phố Hóa Châu, Quảng Đông. Trong ngôi nhà đó có nhiều phụ nữ mắc bệnh tâm thần giống Bình.
Dựa trên manh mối do Sinh cung cấp, cảnh sát ập vào nhà ông Toàn, tối 6/7/2003. Ngôi nhà gạch hai tầng được bao quanh bởi ao cá, kênh rạch và vườn cây rậm rạp. Cửa ra vào và cửa sổ đều được hàn song sắt, lắp thêm khóa.
Trong nhà có vài chiếc giường gỗ đơn sơ, nhưng nệm trên giường đều là loại cao cấp, ngoài ra chỉ còn vài bát cơm vỡ đựng thức ăn thừa và mấy chiếc xô nhựa đựng đầy chất thải.
Trong phòng, 6 phụ nữ mặt mày hốc hác, tiều tụy đang khỏa thân đi lại, chân bị xích. Thấy cảnh sát xông vào, có người ngơ ngác ngồi xổm trên mặt đất, có người nở nụ cười quái dị, vẫy tay chào và lẩm bẩm những lời khó hiểu. Tất cả đều là bệnh nhân tâm thần.
Khi giúp họ mặc quần áo, cảnh sát phát hiện vài người có những vết sẹo trên cơ thể do bị đánh bằng gậy tre. Sau đó, cảnh sát tìm thấy nữ bệnh nhân tâm thần thứ 7 trong căn nhà gỗ nhỏ trên sườn đồi phía sau ngôi nhà bên ao cá. Cô đã bị bỏ đói ba ngày.
Sinh cho biết ngôi nhà bên ao cá thực chất là một "nhà chứa" do ông Toàn điều hành. Ông ta không chỉ ép những bệnh nhân tâm thần làm gái mại dâm để kiếm tiền cho mình mà còn cưỡng hiếp họ hàng ngày.
Đến nay, hầu như tất cả đàn ông lớn tuổi, cô đơn và góa bụa trong làng đều là "khách hàng" của ông Toàn. Rất nhiều người ở nơi khác cũng tìm đến đây mua dâm sau khi được truyền tai nhau.
Cảnh sát lập tức bắt ông Toàn về đồn thẩm vấn. Biết mình không thể thoát tội, ông ta khai nhận toàn bộ quá trình dấn thân vào con đường tội ác.
Buzz Aldrin đứng cạnh bức ảnh của chính mình trên Mặt Trăng trong chuyến tham quan triển lãm Apollo 11 năm 2019 (Ảnh: SCNG).
Chúng ta thường nói nhiều tới Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, tạo ra bước ngoặt lớn cho lịch sử của nhân loại. Thế nhưng trong một chuyến bay gồm 3 phi hành gia, những đóng góp của Buzz Aldrin hay Michael Collins đối với sứ mệnh Apollo 11 cũng không hề kém phần quan trọng.
Trên thực tế, Buzz Aldrin cũng đã làm nên lịch sử khi trở thành người thứ 2, sau Armstrong, đi bộ trên bề mặt của Mặt Trăng.
Phi công chiến đấu dày dạn kinh nghiệm
Sinh ra vào ngày 20/1/1930 tại Montclair, New Jersey, Buzz Aldrin có tên đầy đủ là Edwin Eugene Aldrin Jr. Ông là con trai của Edwin Eugene Aldrin, một đại tá Không quân Mỹ.
Biệt danh "Buzz" của Aldrin bắt nguồn từ thời thơ ấu của ông, khi em gái của Aldrin gọi ông là "Buzzer", thay vì "brother" (anh trai). Nó gắn bó với Aldrin đến nỗi ông đã chính thức thông qua để thay đổi thành tên của mình một cách hợp pháp vào năm 1988.
Năm 1947, Aldrin tốt nghiệp trường trung học Montclair, ở Montclair, New Jersey, nơi ông từng là một học sinh hạng A và chơi bóng bầu dục trong đội hình "bất bại" năm 1946.
Buzz Aldrin thời trẻ (Ảnh: History).
Ông nhận bằng Cử nhân Khoa học năm 1951 tại Học viện Quân sự Mỹ West Point ở New York, và tốt nghiệp hạng ba trong lớp.
Cha của Aldrin muốn con trai mình theo học một trường dạy lái máy bay, để rồi nối nghiệp ông và phụ trách cả một phi hành đoàn của riêng mình. Thế nhưng, phi hành gia tương lai của tàu Apollo 11 lại có những ý tưởng khác.
Theo History, ông muốn trở thành một phi công chiến đấu và tham gia vào các cuộc chiến. Aldrin gia nhập Lực lượng Không quân Mỹ vào năm 1951 khi đạt điểm gần cao nhất lớp, và bắt đầu hành trình của một phi công huyền thoại.
Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, Aldrin đã thực hiện 66 nhiệm vụ chiến đấu tại Hàn Quốc trên máy bay phản lực F-86 Sabre, tham gia vào chiến tranh Triều Tiên từ các năm 1950 - 1953.
Sau khi lệnh ngừng bắn được tuyên bố tại bán đảo Triều Tiên vào tháng 7/1953, Aldrin quay trở lại Mỹ để tiếp tục theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, với ý định sẽ trở thành một phi công thử nghiệm.
10 năm sau, Aldrin nhận bằng tiến sĩ khoa học về du hành vũ trụ từ MIT. Luận án năm 1963 của ông, có tiêu đề "Hướng dẫn cho điểm hẹn quỹ đạo có người lái". Nó phần nào gợi ý về những nỗ lực và thành quả trong tương lai của ông.
Khởi đầu đầy hứa hẹn với NASA
Buzz Aldrin bên trong mô-đun mặt trăng của tàu Apollo 11 (Ảnh: NASA).
Năm 1963, NASA chọn Aldrin là một phần của nhóm 3 người sẽ cùng thực hiện chuyến bay vũ trụ lịch sử. Tại đó, vai trò của Aldrin là phụ trách phát triển các kỹ thuật lắp ghép và thiết lập điểm hẹn của tàu vũ trụ.
Aldrin cũng đã tham gia các bài kiểm tra, huấn luyện dưới nước, nhằm mô phỏng điều kiện trong chuyến bay không trọng lực.
Tháng 11/1966, Aldrin lần đầu tiên tham gia cùng phi hành gia Jim Lovell trên sứ mệnh Gemini 12, chuyến bay có người lái thứ 10 và cũng là chuyến bay cuối cùng của chương trình Gemini.
Trong chuyến bay kéo dài 4 ngày, Aldrin đã thực hiện 3 chuyến đi bộ ngoài không gian với tổng lượng thời gian là 5,5 giờ. Đây là một kỷ lục vào thời điểm đó.
Theo NASA, các chuyến đi bộ ngoài không gian nhằm mục đích chứng minh rằng con người có thể hoạt động trong môi trường chân không vũ trụ.
Sau sứ mệnh Gemini 12, Aldrin được chỉ định vào phi hành đoàn dự phòng của Apollo 8 cùng với Armstrong. Lúc bấy giờ, cả 2 phi hành gia không hề hay biết rằng chỉ 3 năm sau, họ sẽ làm nên lịch sử, thay vì chỉ là những người ngồi trên băng ghế dự bị.
Apollo 11: Lên Mặt Trăng rồi quay lại Trái Đất
Phi hành đoàn Apollo 11 từ trái qua phải: Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin (Ảnh: NASA).
Ngày 25/5/1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy gây chấn động khi công bố sứ mệnh Apollo 11 lịch sử, với tư cách là một cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng có người lái và quay trở lại Trái Đất sau đó.
Phi hành đoàn Apollo 11 bao gồm Neil Armstrong (chỉ huy sứ mệnh), Buzz Aldrin (phi công mô-đun mặt trăng) và Michael Collins (phụ trách mô-đun thí điểm).
Được phóng từ Mũi Kennedy (nay là Mũi Canaveral) ở Florida vào ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 đã chạm đến quỹ đạo Trái Đất, và sau đó là một hành trình xuyên suốt 2 giờ 44 phút sau khi phóng.
Ba ngày sau, phi hành đoàn đã tiếp cận quỹ đạo Mặt Trăng. Khi mọi yếu tố kỹ thuật đều thuận lợi, Armstrong và Aldrin bước xuống module đổ bộ của tàu Apollo 11 (Apollo Lunar Module Eagle) và bắt đầu hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng.
Vào lúc 22:56 giờ EDT ngày 21/7 (tức 9:56 ngày 22/7 theo giờ Việt Nam), Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trước sự chứng kiến của 650 triệu người xem TV trực tiếp trên toàn cầu.
Ông tuyên bố: "Đó là một bước đi nhỏ của một người đàn ông, nhưng là bước nhảy vọt lớn của nhân loại".
Buzz Aldrin bước đi trên Mặt Trăng. Người chụp ảnh cho ông chính là đồng đội Neil Armstrong - có thể được nhìn thấy qua ảnh phản chiếu trên chiếc mũ của Aldrin (Ảnh: NASA).
Buzz Aldrin đã tham gia cùng Armstrong ngay sau đó. Hai người đã dành 2,5 giờ để khám phá Mặt Trăng và thu thập các mẫu vật. Theo NASA, Aldrin và Armstrong ở lại trên bề mặt Mặt Trăng tổng cộng 21 giờ 36 phút, bao gồm khoảng thời gian nghỉ ngơi kéo dài 7 tiếng.
Trước khi trở về Trái Đất, họ để lại một lá cờ Mỹ, một miếng vải vinh danh phi hành đoàn Apollo 1 đã hy sinh, và một tấm biển có nội dung:
"Đây là những người đàn ông từ hành tinh Trái Đất lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Tháng 7/1969 sau Công nguyên. Chúng tôi đến vì hòa bình cho toàn nhân loại".
Phi hành đoàn Apollo gồm 3 người đã đáp xuống ngoài khơi biển Hawaii, Thái Bình Dương, an toàn vào ngày 24/7/1969, kết thúc sứ mệnh lịch sử.
Cuộc sống sau Apollo của Buzz Aldrin
Sau khi trở về Trái Đất an toàn, Aldrin đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ và bắt đầu chuyến công du thiện chí quốc tế kéo dài 45 ngày.
Trong cuốn hồi ký của mình, Aldrin so sánh trạng thái tâm trí của mình sau khi trở về Trái Đất với phản ứng của ông khi lần đầu tiên nhìn thấy phong cảnh của Mặt Trăng.
Rốt cuộc, những mâu thuẫn trong tâm trí khiến ông chìm sâu vào trầm cảm và chứng nghiện rượu.
"Tôi muốn tiếp tục nhiệm vụ của mình, nhưng không có nhiệm vụ nào để tiếp tục," Aldrin nói trong cuốn sách. "Không có mục tiêu, không có ý nghĩa kêu gọi, không có dự án nào đáng để tôi đổ hết tâm trí vào".
Aldrin từng chìm sâu vào chìm sâu vào trầm cảm và chứng nghiện rượu sau khi ông hoàn tất sứ mệnh Apollo 11 (Ảnh: Getty).
Aldrin đã kết hôn tới 4 lần. Nhưng cả 3 người con của ông đều là của người vợ cả - Joan Archer (1930 - 2015).
Bất chấp việc chồng mình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, bà Archer luôn thẳng thắn trong suốt cuộc đời về những áp lực mà bà phải đối mặt với tư cách là vợ của một phi hành gia và anh hùng dân tộc. Rốt cuộc, Aldrin và Archer đã đệ đơn ly hôn 5 năm sau sứ mệnh Apollo 11, vào năm 1974.
Năm 1998, Aldrin thành lập Quỹ ShareSpace, hiện được gọi là Quỹ Gia đình Aldrin. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thúc đẩy việc mở rộng hoạt động thám hiểm không gian có người lái.
Là người góp mặt trong sứ mệnh lịch sử của nhân loại, Buzz Aldrin thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, với tư cách là người truyền cảm hứng cho giới trẻ và những người đam mê khoa học vũ trụ.
Ông từng nói: "Hãy luôn nhớ rằng sự tiến bộ không phải lúc nào cũng tuyến tính. Bạn phải điều chỉnh hướng đi liên tục, và thường là chạy ngoằn ngòeo".
"Đôi khi, những điều không may xảy ra. Tai nạn đến bất kỳ lúc nào. Và thất bại thường rất đau đớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bỏ cuộc".
Theo Dân trí
Tỷ phú người Nhật Bản Yusaku Maezawa đang tìm kiếm một cô bạn gái để đồng hành cùng mình trong chuyến du hành Mặt Trăng bằng tàu vũ trụ của công ty Space X.
" alt=""/>Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin"May quá, cậu đến đây rồi. Tôi có việc gì thì nhờ cậu lo cho con bé. Cậu đừng chia tay nó. Con bé khổ lắm rồi. Tôi sẽ về quê, không làm phiền hai đứa nữa", bố Tơ (NSND Công Lý) khóc nói với con gái.
Thấy bố bi quan, Tơ khóc lóc xin bố đừng nói vậy. Ông chỉ trả lời: "Con không phải khóc nữa. Con lo cho bố 10 năm qua là đủ lắm rồi. Con phải sống cuộc sống của mình nữa".
Tố chứng kiến mọi việc cũng không kìm được xúc động. Anh hứa sẽ cùng Tơ chăm sóc bố cô khi ông bị bệnh.
![]() | ![]() |
Ở một diễn biến khác, thấy Tố đi hẹn hò về, Tú - người hàng xóm nhiều chuyện tỏ ra giận dỗi Tố.
Thấy vậy, Son (Kim Oanh) trêu Tố: "Chắc anh ấy ghen đấy". Tố ngây thơ hỏi: "Nó yêu ai à mà ghen?".
Cũng trong tập này, vì việc làm ăn thất bát, Danh (Anh Vũ) tiếp tục chèo kéo bạn bè đầu tư để lấy tiền trả nợ. Tuy nhiên, Danh không đạt được mục đích còn bị bạn sỉ nhục.
![]() | ![]() |
"Đợt này hai vợ chồng tôi chuẩn bị nhân chuỗi kinh doanh cửa hàng. Tôi thấy bạn dạo này rủng rỉnh tiền nên đầu tư cùng chúng tôi đi. Tôi thấy dự án này ổn lắm", Danh nói với bạn.
Người bạn kia đáp: "Đây là 10 triệu. Nếu cậu không có tiền thì cầm lấy mà tiêu tạm. Tôi không thiếu tiền nhưng không đầu tư, cũng không cho cậu vay vì biết rõ cậu không có khả năng trả".
Liệu, gia đình Tố sẽ phản ứng ra sao khi biết anh quyết tâm lo cho bố bạn gái?, diễn biến chi tiết tập 11 phim Dưới bóng cây hạnh phúcsẽ lên sóng tối 7/2, trên VTV1.