Khi chỉ còn cách rắn hổ mang vài bước chân, anh dường như làm các động tác thôi miên trong khi con bò sát cực độc vẫn giữ nguyên tư thế ngóc thẳng đầu và nửa thân trên mặt đất.
Người lính từ từ cúi gập người, dùng tay phải ấn đầu rắn xuống đất. Cuối cùng, anh dùng tay phải bóp chặt đầu hổ mang chúa, tay trái tóm giữ phần đuôi khiến con vật không thể thoát ra khỏi gọng kìm níu giữ để phản kích.
Hiện vẫn chưa rõ đây là một màn thực hành huấn luyện hay pha phô diễn tài bắt rắn ngẫu nhiên của binh sĩ Malaysia.
Tuấn Anh
" alt=""/>Lính Malaysia trổ tài tay không bắt rắn hổ mang chúaTừ đam mê…
Với niềm đam mê về vật lí và đặc biệt là chương trình vật lý phổ thông, thầy Lê Tiến Hà, hiện đang hoàn thiện quá trình đào tạo tiến sĩ tại Viện Tiên tiến khoa học và công nghệ (AIST) – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã dành nhiều thời gian của mình để đầu tư cho niềm đam mê này.
![]() |
Thầy Hà (người cầm mic) trong buổi phát học bổng “Tân sinh viên” cho các em học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi ĐH năm học 2013 – 2014 (tại trung tâm Bần – Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên) |
Hơn mười năm, thầy tập trung nhiều công sức vào chương trình luyện thi ĐH tại các trung tâm lớn khắp địa bàn Hà Nội.
Với phong cách giảng dạy cuốn hút và cháy hết mình mỗi khi lên lớp, thầy Lê Tiến Hà đã chiếm trọn tình cảm yêu mến của rất nhiều thế hệ học trò. Thậm chí trên trang mạng xã hội facebook, các em học sinh còn lập Hội những người hâm mộ thầy Lê Tiến Hà để chia sẻ những câu chuyện xúc động và các bài giảng của thầy.
Xuất phát từ mong muốn nhiều em học sinh, đặc biệt là học sinh ở các tỉnh xa có điều kiện được học tập tốt nhất, thầy Lê Tiến Hà đã nghĩ tới phương pháp giảng dạy trực tuyến.
…Thành hành động
Từ kinh nghiệm giảng dạy online từ những năm 2008 và trên VTV2 Đài truyền hình Việt Nam, thầy Hà đã mạnh dạn cộng tác với trung tâm luyện thi trực tuyến Mclass.vn để những bài giảng của thầy và nhiều thầy cô uy tín khác có thể đến gần hơn với các em học sinh.
Hiện tại, thầy Hà đang lên kế hoạch phối hợp cùng trung tâm Mclass.vn thành lập mô hình câu lạc bộ học online ở các tỉnh thành, dùng công nghệ để truyền tải kiến thức nhằm tạo cho các em một môi trường học tập và sinh hoạt bổ ích, gọn nhẹ, ít tốn kém với sự tham gia tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm của các thầy cô. Mô hình mà thầy hướng tới là mô hình học online thực sự chứ không chỉ dừng lại ở hình thức học E – Learning truyền thống qua các video “quay trước”.
![]() |
Thầy Lê Tiến Hà trong buổi giải đề thi ĐH năm 2014 trên kênh VTV2 |
Phương pháp học trực tuyến này dựa trên sự tương tác trực tiếp nhằm thúc đẩy hiệu quả của quá trình dạy - học với sự hình thành các mối quan hệ: quan hệ giữa “thầy – trò”, và quan hệ giữa “trò – trò”. Các mối quan hệ này khác biệt với mô hình dạy học E – Learning truyền thống vốn chỉ có mối quan hệ duy nhất giữa học trò và các video.
Với phương pháp mới, học sinh có thể trao đổi bài học, liên lạc và kết bạn với nhau, cùng trao đổi và chia sẻ với nhau về vấn đề học tập. Giáo viên cũng có thể hỗ trợ, theo sát và đánh giá được quá trình học tập của từng em. Một lớp học không hạn chế số lượng học sinh, bất chấp khoảng cách địa lý, chỉ cần các em có cùng nhu cầu và quyết tâm học tập. Cách học này sẽ kết nối được mọi người với nhau, tạo sự gần gũi, tăng hứng thú và hiệu quả học tập so với cách học qua video thông thường, cùng với đó là sự tiết kiệm về kinh tế và thời gian đi lại.
Về phương pháp học trực tuyến, thầy Hà cho rằng: “Sau khi học xong, các em hãy vào làm các bài tập kèm theo mỗi bài giảng để rèn luyện kĩ năng giải bài tập, củng cố kiến thức lý thuyết. Đồng thời, để đạt kết quả cao các em cần có tinh thần tự giác học tập và đặt ra mục tiêu rõ ràng."
Thầy Hà cũng cho biết với sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc phát triển mô hình giáo dục online bằng thiết bị ngoại vi như điện thoại, máy tính bảng cũng cần được phổ cập rộng rãi bởi vừa đảm bảo tính hiện đại, gọn nhẹ, vừa tăng mức độ linh hoạt, học tập mọi lúc mọi nơi. Đây cũng là mong ước đã được ấp ủ rất lâu nay của thầy.
Giáo viên online “hot” hiện nay
Dù đang là giáo viên online “hot” hiện nay với rất đông học sinh theo học nhưng sắp tới thầy Hà vẫn sẽ dành thời gian kết hợp cùng thầy Đinh Tiến Nguyện – giáo viên môn toán, mỗi tuần về dạy miễn phí cho các em học sinh ở chùa Tân Hải, Đan Phượng, Hà Nội.
“Nhìn những em học sinh nghèo hiếu học mà không có điều kiện, tôi cảm thấy rất xót xa. Tôi thực sự mong muốn được làm những điều có ích để giúp đỡ các em, cũng là để cho lòng mình nhẹ nhõm.” – thầy Hà tâm sự.
Tâm sự về khó khăn của các em học sinh tại các vùng quê khó khăn, thầy Hà cũng cho rằng việc phát triển mô hình đào tạo trực tuyến là điều cần thiết hiện nay nhằm giúp cho những học sinh vùng sâu vùng xa có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức quý báu và các phương pháp dạy học hiện đại. Thầy cũng chia sẻ quan điểm của mình:“Giáo dục là nghệ thuật nâng cao đạo đức của con người. Và việc đem kiến thức tới với càng nhiều em học sinh càng nhân lên cơ hội và hi vọng để xã hội có được những con người có đạo đức sau này.
![]() |
Thầy Hà cũng tham gia giảng dạy trong khóa luyện giải bài tập khai giảng vào 15/9 tới |
Do vậy việc học tập của các em phải có được sự liên tục và đảm bảo chất lượng từ giáo viên, môi trường học tập, mà điều này là rất khó khăn tại nhiều vùng núi xa xôi. Tuy nhiên, học online có thể giúp giải quyết được vấn đề này. Vậy nên mình đang cố gắng hết sức để phát triển mô hình giáo dục hiện đại này để giảm đi khoảng cách học thuật giữa học sinh nông thôn, vùng sâu vùng xa với học sinh thành thị”.
Với mỗi người thầy, việc được kèm cặp, rèn giũa những mầm non tương lai của đất nước không phải chỉ là công việc thường ngày mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào của cả một đời người. Mong rằng, với những mong ước tốt đẹp đó, thầy sẽ mang được kiến thức của mình đến thật nhiều học sinh hơn nữa trong tương lai.
P.D
" alt=""/>Mong ước bỏng cháy của giáo viên online 'hot' hiện nayPhần Làm văn đề thi khảo sát kỳ II của huyện Yên Thành (7 điểm) như sau:
Ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GD 2011).
Trong khi đó, câu 2 phần Làm văn đề thi tuyển sinh lớp 10 của tỉnh Nghệ An (5 điểm) yêu cầu học sinh cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong 2khổ thơ như trên.
Ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, toàn tỉnh có 21 huyện, thành, thị đều có đề thi khảo sát, thi học kỳ I và II.
Trong khi các tác phẩm văn xuôi, thơ ở SGK có giới hạn, nên việc đề thi của Sở giống một câu hay ý nào với đề các huyện đã ra tại kỳ thi khảo sát là "hoàn toàn bình thường".
Ông Khoa cho rằng hai mệnh đề trong 2 bài thi là khác nhau. Trong khi đề thi khảo sát của Yên Thành là dạng đề mở và học sinh có thể phân tích hoặc chứng minh thì đề thi của Sở yêu cầu cách làm bài khác.
Với môn tự luận thi vào lớp 10, Sở chọn 3 giáo viên ra đề, bốc thăm xem ai được ra phần nào. Từng giáo viên sẽ ra hai phần đề trong phần mình bốc thăm. Sau đó Sở tổ chức phản biện theo nguyên tắc vòng tròn, chỉnh sửa khi có ý kiến thẩm định và bốc thăm một trong hai phần của mỗi giáo viên để ghép lại được hai đề.
Cuối cùng, Phó Giám đốc Sở bốc thăm ngẫu nhiên, trúng đề nào thì sẽ lấy làm đề chính thức, còn lại là dự phòng. Trong thời gian ra đề cho tới lúc thi xong, người ra đề bị cách ly tại một khách sạn bí mật, không được dùng thiết bị nghe nhìn. Công an sẽ bảo vệ vòng ngoài tại nơi giáo viên này sinh hoạt. Trong 3 giáo viên ra đề thi tuyển sinh lớp 10 có một người dạy THCS ở huyện Yên Thành, nhưng không phải là người ra đề thi cho huyện, ông Khoa cho biết.
"Sở đã rà soát quy trình, kết luận hoàn toàn đúng quy trình, minh bạch, không có động cơ của người ra đề, vì vậy không có chuyện tổ chức thi lại môn Văn." ông Khoa nói.
Phạm Tâm – Quốc Huy
Trong cuộc họp khẩn chiều ngày 4.6, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã giao công an tỉnh xem xét làm rõ có hay không động cơ, mục đích cá nhân trong việc ra đề môn Ngữ văn thi lớp 10 năm 2019.
" alt=""/>Đề thi vào lớp 10 môn văn ở Nghệ An có khổ thơ trong đề kiểm tra học kỳ