Thách thức Nga, Mỹ liên tiếp điều tàu chiến đến Biển Đen
Tại sao vợ chồng ông Trump vội rời đám tang Bush 'cha'?
Thỏa thuận được đưa ra sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Sau khi cuộc gặp kết thúc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, Bắc Kinh và Washington sẽ dừng việc áp thêm thuế và sẽ đẩy mạnh cuộc đàm phán thương mại song phương.
Trước đó, Mỹ và Trung Quốc liên tục ăn miếng trả miếng trong cuộc chiến tranh thương mại. Khởi đầu, ông Trump đánh thuế 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp. Trung Quốc lập tức áp thuế lên thịt bò, đậu nành Mỹ, gây thiệt hại cho nông nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
![]() |
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc |
Tiếp đó, Mỹ áp thêm thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Và ngay lập tức, Bắc Kinh tuyên bố trả đũa tương tự nhằm vào 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Những đòn ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ tác động tới nền kinh tế hai bên, mà còn khiến bầu không khí thương mại toàn cầu trở nên ngột ngạt.
Trong bối cảnh cuộc chiến như vậy, dư luận đặc biệt quan tâm tới những nhân vật được xem là nòng cốt về chính sách thương mại song phương. Cụ thể, phía Bắc Kinh là Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn, người đã có một số phát biểu cứng rắn về lập trường của nước này trong cuộc đấu tay đôi về thương mại với Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn sinh năm 1955, người tỉnh Chiết Giang. Ông chính thức tham gia công tác từ năm 1972. Tháng 11/2008, ông đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và từ tháng 2/2017 trở thành người đứng mũi chịu sào của cơ quan này.
Hồi tháng 3 năm nay, ông Chung Sơn khẳng định, Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại với Mỹ và sẽ không khơi mào một cuộc chiến như vậy. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể giải quyết bất cứ thách thức liên quan nào, đồng thời sẽ bảo vệ lợi ích của đất nước và người dân.
Ông Chung Sơn cho rằng, trong chiến tranh thương mại không có người chiến thắng, chỉ có những kết cục tồi tệ đối với hai bên và cả thế giới. Ngoài ra, ông cũng lưu ý các phương thức thống kê khác nhau đã làm tăng mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm ngoái thêm khoảng 20%.
Quan chức này nhận định, sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước là vấn đề cơ cấu khi Trung Quốc xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ hơn và nhập khẩu nhiều dịch vụ hơn từ nước này. Theo ông, cạnh tranh thương mại được quyết định bởi các ngành công nghiệp và việc Mỹ kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc cũng góp phần dẫn đến mất cân bằng thương mại song phương.
Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn cho rằng, hiện hai nước có những nhu cầu khác nhau về việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, ô tô, sản xuất và nhiều lĩnh vực khác do các điều kiện khác nhau tại từng quốc gia. Bên cạnh đó, lập trường khác nhau trong an ninh mạng Internet, quyền sở hữu trí tuệ cũng tác động đến đầu tư và thương mại song phương.
Đầu tháng 10 vừa qua, người đứng đầu Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố cứng rắn hơn. Ông nói, “có một quan điểm tồn tại lâu nay ở Mỹ là nếu Mỹ duy trì biện pháp tăng thuế, Trung Quốc sẽ chịu thua. Họ không hiểu biết lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Đất nước chúng tôi bị nước ngoài bắt nạt rất nhiều lần trong lịch sử, nhưng chúng tôi chưa bao giờ bị khuất phục dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất”.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc khẳng định, sự phát triển kinh tế, khoa học và tiến bộ công nghệ của Trung Quốc là nhờ chính sách cải tổ, mở cửa và của nỗ lực của nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc không bao giờ “chiếm ưu thế của Mỹ”, ngay cả khi Trung Quốc có mức thặng dư thương mại 31,05 tỷ USD với Mỹ hồi tháng 8/2018.
“Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng sẽ đứng lên chống lại nếu cuộc chiến đó bùng nổ. Mỹ chớ nên xem thường ý chí và sự quyết tâm của Trung Quốc”, ông Chung Sơn tuyên bố.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng bình luận, đây có thể coi là lời đáp trả đanh thép nhất từ phía Bắc Kinh, kể từ khi cuộc xung đột gay gắt về thương mại nổ ra giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ, dù trước đó Bắc Kinh đã công bố Sách Trắng mới với nội dung chỉ trích những hành vi ức hiếp thương mại của Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc là một trong những cơ quan có vai trò "tiền tuyến" trong các cuộc đối thoại và đàm phán về thương mại với Mỹ. Việc người đứng đầu cơ quan này đưa ra tuyên bố cứng rắn cho thấy tình trạng xấu đi trông thấy trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Mặc dù hiện tại Mỹ và Trung Quốc đã tạm ngưng cuộc chiến thương mại, nhưng vẫn có nguy cơ tái diễn những đòn ăn miếng trả miếng. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Mỹ sẽ giữ nguyên thuế suất bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ở mức 10% như hiện nay, không nâng thuế suất lên 25% kể từ đầu 2019.
Ngược lại, Mỹ muốn lập tức bắt đầu đàm phán về những mối lo lớn nhất của ông Trump về các hoạt động thương mại của Trung Quốc, gồm cáo buộc về đánh cắp tài sản trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, và tấn công mạng. Sau 90 ngày, nếu Bắc Kinh không có tiến bộ nào về cải cách cơ cấu, Mỹ sẽ nâng thuế suất lên 25%.
Ông Vương Huy Diệu, Chủ tịch Trung tâm toàn cầu hóa Trung Quốc, lạc quan dè dặt: “Sau nhiều tháng căng thẳng thương mại Mỹ -Trung thì thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tạm thời giải tỏa xung đột. Tạm dừng áp thuế mới được coi là cam kết mà 2 bên cần nỗ lực thực hiện”.
“Trong vài tháng tới, hai bên sẽ phải cố gắng thu hẹp các bất đồng dù khó khăn tới mức nào bởi nền kinh tế của 2 nước rất gắn kết, có quan hệ chặt chẽ, không bên nào có lợi nếu xảy ra tranh chấp. Tôi không dám chắc thời hạn 90 ngày có đạt được hay không nhưng về lâu dài, hai nước sẽ phải giải quyết bằng được các tranh chấp”.
Tuấn Trần
Thỏa thuận "đình chiến thương mại" là điều giới hoạch định chính sách và đầu tư mong mỏi nhưng các vấn đề sâu xa phức tạp cản trở Mỹ và Trung Quốc ngừng leo thang cuộc chiến vẫn còn nguyên.
" alt=""/>Người chèo lái thương mại TQ trong cuộc chiến với MỹVietNamNet tường thuật trực tiếp trận đấu giữa Thái Lan vs Singapore ở bảng A AFF Cup, lúc 19h30 ngày 18/12 trên sân The National.
" alt=""/>Link xem trực tiếp Thái Lan vs Singapore, bảng A AFF Cup 2020Mặc dù ưu tiên hoàn thành thương vụ Andre Onana, MUvẫn quan tâm đến mục tiêu Rasmus Hojlund để tăng cường sức mạnh tấn công.
Nhà báo Fabrizio Romano tiết lộ, Hojlund hiện đứng đầu danh sách tiền đạo mùa MU muốn có trong mùa hè này, sau khi hy vọng Harry Kane hầu như tan vỡ.
Giữa MU với Hojlund không có bất kỳ vấn đề nào về điều khoản cá nhân. Chân sút 20 tuổi người Đan Mạch muốn rời Atalanta để chuyển đến môi trường lớn hơn.
Cũng theo nhà báo Romano, MU đã có những liên hệ với Atalanta. Tuy vậy, đội chủ sân Old Trafford chưa đưa ra đề nghị chính thức dành cho Hojlund.
PSG tìm cách lôi kéo Rashford
Sau khi tuyên bố Kylian Mbappe phải gia hạn hoặc ra đi ngay lập tức, Paris Saint-Germaincũng lộ kế hoạch lôi kéo Marcus Rashford.
GĐTT Luis Campos của PSG từ lâu rất muốn ký hợp đồng với Rashford, tìm mọi cách đưa anh về thủ đô Paris.
Mới đây, Tân HLV Luis Enrique cũng yêu thích cầu thủ 25 tuổi người Anh, người có khả năng mang đến nhiều giải pháp chiến thuật.
Rashford vừa có mùa giải ngoạn mục, khi ghi đến 30 bàn thắng cho MU. Mặc dù vậy, "Quỷ đỏ" chưa thực hiện việc gia hạn như hứa hẹn (hợp đồng hiện tại kết thúc năm 2024).
Liverpool muốn có Thuram
Liverpool, sau mùa giải thất bại khi không giành vé Champions League, tiếp tục củng cố dự án bóng đámới bằng việc mua thêm tiền vệ trẻ Khephren Thuram.
Hai bản hợp đồng nổi bật Alexis Mac Allister và Dominik Szoboszlai là chưa đủ với Jurgen Klopp. Nhà cầm quân người Đức cần thêm một tiền vệ khác.
Ở chiều ngược lại, Liverpool chia tay Naby Keita, Oxlade-Chamberlain, James Milner, Roberto Firmino. Thiago Alcantara cũng không chắc tiếp tục gắn bó với sân Anfield.
Báo chí Anh đưa tin, Liverpool đàm phán với Nice về giá chuyển nhượng 50 triệu euro. Bayern Munich hiện cũng đang theo đuổi Khephren Thuram.
Các thương vụ chuyển nhượng đáng chú ý:
- Aston Villa đã có chữ ký của Pau Torres sau khi trả cho Villarreal số tiền 35 triệu euro. Trung vệ 26 tuổi người Tây Ban Nha từ chối một số CLB lớn của bóng đá châu Âu để tái ngộ HLV Unai Emery.
- Sau khi đồng ý trả khoản phí 7 triệu euro cho Aarhus GF, Inter Milan giành quyền sở hữu trung vệ Yann Bisseck. Cầu thủ 22 tuổi người Đức ký hợp đồng với nhà á quân Champions League đến năm 2028.
Inter cũng thông báo chia tay thủ môn kỳ cựu Samir Handanovic sau 11 năm. Hợp đồng giữa hai bên kết thúc từ 30/6 và không đạt được thỏa thuận ký mới.
- Bất chấp những CLB lớn theo đuổi, Sergej Milinkovic-Savic vẫn quyết định rời châu Âu để gia nhập bóng đá Saudi Arabia. Cầu thủ người Serbia đến Al-Hilal thi đấu cùng Kalidou Koulibaly và Ruben Neves.
Lazio nhận 40 triệu euro từ phía Al-Hilal. Vài năm trước, đội bóng Italy từng từ chối những đề nghị gấp đôi con số này.
Trong một diễn biến khác, Al- Hilal nỗ lực chốt thỏa thuận với Fulham về tiền đạo Aleksandar Mitrovic. Trước mắt, CLB thành London từ chối mức phí 30 triệu euro cho đồng hương của Milinkovic-Savic và đối tác Saudi Arabia đưa ra.
- Everton đang đàm phán với MU về tiền đạo Anthony Elanga. Cầu thủ 21 tuổi người Thụy Điển nằm ngoài kế hoạch của HLV Erik ten Hag, nên "Quỷ đỏ" không loại trừ khả năng bán đứt anh cho CLB thành phố cảng Liverpool.
- Barcelona vừa hoàn thành xong các thỏa thuận chiêu mộ Vitor Roque, với hợp đồng đến 2031, điều khoản phá vỡ 500 triệu euro. Barca phải trả cho Paranaense 30 triệu euro; cộng thêm 26 triệu euro theo số trận, bàn thắng và danh hiệu.
Barca sẽ tốn thêm 5 triệu euro trong tương lai nếu Vitor Roque lọt vào top 3 Quả bóng Vàng. Cầu thủ 18 tuổi người Brazil sẽ đá cho nhà vô địch La Liga từ 2024.
Xem ngay những tin chuyển nhượng mùa hè mới nhất tại đây!