Bầu Đức không thể ngồi yên sau khi VPF đưa ra phương án lùi LS V-League sang năm 2022. Theo người đứng đầu CLB HAGL, VPF không đại diện cho bất kỳ CLB nào, cũng không có vai trò cầm trịch nền bóng đá. Chính 14 CLB chuyên nghiệp đang tham dự V-League là những đại diện cho cả nền bóng đá. Vì thế, việc VPF không thông qua các đội bóng khi đưa ra phương án lùi V-League thể hiện sự thiếu tôn trọng.
“Tôi cho rằng đấy chỉ là quan điểm cá nhân của một vài vị đang điều hành tổ chức này, trong khi họ không có quyền phán quyết thay cả nền bóng đá. VPF quá xem thường 14 CLB V-League”, bầu Đức nhấn mạnh.
Bầu Đức cho rằng VPF không quan tâm tới quyền lợi của các CLB |
Thực tế, cùng thời điểm bầu Đức có những phát biểu bức xúc trên thì VPF cũng có động thái gửi phiếu khảo sát lấy ý kiến từ các CLB về việc lùi V-League sang năm 2022.
VPF yêu cầu các đội bóng gửi phản hồi trước trưa n23/7, sau đó các ý kiến được tổng hợp báo cáo Ban chấp hành VFF, trước khi ra quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, Chủ tịch VPF Trần Anh Tú lý giải: "Đầu tiên HĐQT VPF họp để đưa ra phương án, sau đó chúng tôi gửi phương án đó bằng văn bản đến từng CLB. Các CLB cho ý kiến để đi đến thống nhất rồi chúng tôi tập hợp lại để chuyển sang VFF trước khi trình ra Ban chấp hành ".
V-League mịt mờ ngày trở lại
VPF thực hiện theo một quy trình… thiếu hợp lý, bởi lẽ HĐQT công ty này thông qua phương án lùi V-League sang năm 2022 sau đó mới hỏi ý kiến các CLB khiến các đội bóng không hài lòng. Tất cả đều đặt dấu hỏi về vai trò, quyền lợi của CLB ở đâu trong một cuộc chơi của chính mình.
Theo tìm hiểu, sau khi VPF gửi phiếu khảo sát lấy ý kiến từ các CLB, đa số các đội bóng đều không đồng ý với phương án lùi V-League lại 6-7 tháng.
![]() |
V-League chưa có phương án khả thi để trở lại |
Tuy nhiên, V-League trở lại thế nào thì tất cả đều đang rất bế tắc, đến nỗi đại diện CLB Hải Phòng còn đưa ra phương án tổ chức trận “chung kết” giữa HAGL và Viettel, hoặc trao luôn cúp vô địch cho HAGL vì giải đấu đã đi được 2/3 chặng đường.
Dĩ nhiên bầu Đức không đời nào đồng ý đề xuất này, bởi khả năng vô địch chỉ 50-50, nhưng quan trọng là HAGL không muốn lên ngôi theo một kịch bản không đẹp như vậy. Đội bóng phố Núi tự tin vào khả năng vô địch của mình ở mùa này.
Bầu Đức khẳng định HAGL không bao giờ nghĩ tới lợi ích riêng, và ở hướng ngược lại thì VFF, VPF và các đội bóng cũng phải nghĩ tới cái chung, cùng ngồi lại tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Cùng chung quan điểm của bầu Đức, đại diện các đội bóng đều cho rằng quyền lợi của các CLB và nhiệm vụ của ĐTQG cần được đảm bảo một cách hài hoà. Các đội bóng vẫn phải nuôi quân, số tiền có thể lên tới cả chục tỷ đồng nếu như V-League lùi sang năm tới.
![]() |
Bao giờ bóng đá Việt Nam mới có bầu không khí như thế này? |
Trong khi đó, theo Chủ tịch CLB Hải Phòng Văn Trần Hoàn, liệu có gì đảm bảo đến tháng 2/2022 V-League có thể trở lại khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp?
Nhìn chung, VPF và 14 đội bóng đều có những cái khó, cái lý của mình, và làm sao để tất cả tìm được điểm chung lúc này không phải là dễ. Tuy nhiên, có một thực tế là số phận của V-League đang mức “báo động đỏ”, khi một hay vài đội bóng đang có nguy cơ giải thể nếu giải đấu tiếp tục lùi vô thời hạn.
Huy Phong
Nhiều đội bóng quyết định cho các cầu thủ xả trại khi V-League đang mịt mờ ngày trở lại.
" alt=""/>Phản ứng của bầu Đức và số phận nào cho VTheo quy định này, thửa đất được tách thửa phải đáp ứng các điều kiện như: Không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất;
Chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất; thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách phải đảm bảo điều kiện và diện tích tối thiểu tương ứng với từng loại đất.
![]() |
Diện tích tối thiểu đất ở được tách thửa ở Kiên Giang là 36m2. |
Đối với đất ở, quyết định mới của UBND tỉnh Kiên Giang cho phép diện tích tối thiểu tách thửa ở khu vực đô thị và nông thôn lần lượt là 36m2 và 45m2. Diện tích này không bao gồm hành lang an toàn giao thông, đường thuỷ, đê điều.
Trường hợp thửa đất tiếp giáp mặt đường giao thông, đường thuỷ, đê điều thì chiều rộng mặt tiền thửa đất và chiều dài các cạnh tiếp giáp mặt tiền thửa đất không được nhỏ hơn 4m.
Nếu thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông, đường, thuỷ, đê điều thì chiều rộng và chiều dài thửa đất không nhỏ hơn 4m.
Với các khu dân cư đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 thì diện tích tách thửa được thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
Đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) tại khu vực chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500, UBND tỉnh Kiên Giang quy định đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thì diện tích tối thiểu tách thửa là 500m2.
Các loại đất phi nông nghiệp còn lại (trừ đất ở), bao gồm cả đất thương mại – dịch vụ, diện tích tối thiểu tách thửa là 300m2.
Đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu được tách thửa với đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác) tại khu vực đô thị (thị trấn, phường) TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc là 600m2; các huyện còn lại là 1.000m2; khu vực nông thôn (xã) của TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc là 1.000 m2, các huyện là 2.000m2.
Với đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác, diện tích tối thiểu tách thửa tại khu vực đô thị (thị trấn, phường) của TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc là 300m2. Các huyện còn lại là 500m2. Khu vực nông thôn (xã) của TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc là 500m2, các huyện là 1.000m2.
Diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực đô thị là 1.000m2; khu vực nông thôn là 2.000m2. Với đất rừng sản xuất, diện tích tối thiểu tách thửa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 3.000m2.
Ngoài ra, quyết định mới của UBND tỉnh Kiên Giang cũng quy định việc tách thửa đối với một số trường hợp cụ thể khác và một số trường hợp không áp dụng điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa theo quyết định này.
Quyết định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/8/2021.
So với quy định trước đây, diện tích tối thiểu đất ở được tách thửa tại khu vực đô thị và nông thôn ở Kiên Giang không có sự thay đổi.
Sau hơn 2 tháng tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ tách thửa đất và chuyển mục đích sử dụng đất, huyện Phú Quốc còn tồn đọng gần 100 hồ sơ. Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang vừa đề xuất cho tách thửa đất trở lại.
" alt=""/>Kiên Giang ra quy định mới về diện tích tối thiểu đất được tách thửa