TheànhìnhDLEDlớnnhấttrìnhlàai ueharao tiết lộ từ phía NewSight cho biết màn hình 3D LED này có độ rộng lên đến 3,84m, NewSight cũng cho biết thêm nó còn có thể “kết nối” với 4 màn hình tương tự như vậy để tạo thành một màn hình lớn 360 inch.
TheànhìnhDLEDlớnnhấttrìnhlàai ueharao tiết lộ từ phía NewSight cho biết màn hình 3D LED này có độ rộng lên đến 3,84m, NewSight cũng cho biết thêm nó còn có thể “kết nối” với 4 màn hình tương tự như vậy để tạo thành một màn hình lớn 360 inch.
Đại diện Trường Đại học Công đoàn cho biết, mức học phí đối với sinh viên trình độ đào tạo hệ chính quy là 400 nghìn đồng/tín chỉ. Học phí nhà trường tạm thu đối với học kỳ 1 năm học 2024-2025 là 6,2 triệu đồng/sinh viên.
Cụ thể, điểm chuẩn các ngành của Trường Đại học Công đoàn năm 2024 như sau:
Sau khi đến Australia sinh sống, ông có lối chơi xổ số mới. Thay vì phải viết tay liệt kê hàng triệu tổ hợp như trước, ông dùng máy tính chạy thuật toán tự động in ra mọi bộ số có thể tồn tại. Bằng cách này, ông và các nhà đầu tư liên tiếp trúng số 12 lần. Tuy nhiên, cách làm này của ông đã bị cơ quan chức năng ở Australia phát hiện. Do đó, họ đã ra nhiều quy định mới để ngăn ông tiếp tục trúng số.
Sau 13 lần trúng số ở Romania và Australia, ông cảm thấy chưa đủ nên tiếp tục nhắm vào bang Virginia (Mỹ). Thời điểm đó, xổ số ở Virginia cho phép người chơi mua vé không giới hạn và được tự in tại nhà, sau đó mang đến cửa hàng hoặc trạm xăng thanh toán. Điều đặc biệt, dãy xổ số ở Virginia là 1-44, trong khi các bang khác là 1-54.
Nếu người chơi chọn 6 số trong dãy 1-44, chỉ tạo ra 7,1 triệu bộ số, thông thường là 25 triệu. Để nâng cao khả năng chiến thắng, ông phải huy động 2.500 nhà đầu tư góp 7,1 triệu USD để mua chọn bộ số. Tuy nhiên, đến ngày thanh toán một số nơi giới hạn số lượng nên ông chỉ sở hữu 140.000 vé số (700 bộ số).
May mắn vẫn đến, ngày 12/2/1992, ông cùng cộng sự trúng xổ số giải Độc đắc ở Virginia trị giá 27 triệu USD (~684 tỷ đồng). Sau khi trừ thuế và chi phí, mỗi nhà đầu tư nhận được 1.400 USD (~35 triệu đồng), riêng ông cầm về 1,7 triệu USD (~43 tỷ đồng).
Theo Sohu, sau 14 lần trúng số, tổng số tiền ông nhận về khoảng 15 triệu USD (~380 tỷ đồng). Sau đó, ông dùng số tiền này để khởi nghiệp và đầu tư. Nhưng đến năm 1995, ông thông báo phá sản vì tham gia các dự án đầu tư đều không thành công.
Đến nay, công thức tính toán của ông không có tác dụng vì các quốc gia đã ban hành luật mới, tránh việc người chơi dùng chiêu trò để thắng giải. Hiện tại, ông có cuộc sống bình yên ở Vanuatu (quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương - gần Australia). Nhớ lại thời kỳ hoàng kim, ông cho biết, bản thân là người chấp nhận rủi ro nhưng luôn có tính toán riêng.
Michael Atiyah - một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới vừa trình bày cách giải giả thuyết Riemann trong một bài giảng vào hôm 24/9. Ông sẽ nhận được giải thưởng trị giá 1 triệu USD nếu bài giải của ông được công nhận.
" alt=""/>Công thức tính giúp nhà toán học trúng số 14 lần thu về hàng trăm tỷMột trong số những độc giả gửi ý kiến về VietNamNetcó anh Nguyễn Văn Hoàng, đang sinh sống và làm việc tại Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Anh Hoàng cho biết 6 năm rồi, anh tham gia vào hội phụ huynh học sinh của lớp con gái với vai trò trưởng ban.
"Ngoài chức năng hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm, thu - chi để có quỹ hoạt động cho các cháu trong lớp, chúng tôi còn thành lập hội nhóm phụ huynh luôn nhắc nhở các cháu học bài và làm bài tập trên lớp.
Đích thân tôi thường giải những bài Toán khó đưa lên nhóm cho các cháu tham khảo thêm. Những công thức toán, những ghi nhớ đều được hội phụ huynh đưa vào hội nhóm để cho các cháu tham khảo.
Nhờ thế, hội phụ huynh được sự nhất trí cao vì ngoài mục đích thu tiền, chúng tôi còn hỗ trợ học tập cho các cháu. Có cháu nào trong lớp bị hổng kiến thức, chúng tôi tìm cách hỗ trợ, bảo đảm cho các cháu không bị bỏ lại phía sau so với các bạn khác.
Theo tôi, hội phụ huynh phải là những người có nhiệt huyết. Ngoài "chức năng" thu - chi, hội phụ huynh còn phải hỗ trợ học tập trong lớp, giúp đỡ các cháu học tập tốt hơn. Nếu làm được như thế, chắc chắn hội phụ huynh sẽ được sự đồng thuận cao" - anh Hoàng khẳng định.
Độc giả Minh Đức cho rằng sở dĩ có hội phụ huynh để kêu gọi đóng góp quỹ, lo việc này, việc kia... chủ yếu vì hệ thống các trường học phổ thông còn có quá nhiều thiếu thốn, cơ chế còn nhiều bất cập.
Theo anh Đức, hiện nay "cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được nhu cầu, kinh phí duy tu, bảo dưỡng hạn chế, các chương trình ngoại khóa, chăm lo cho các cháu nghèo nàn, thiếu ngân sách... Đời sống của giáo viên còn rất khó khăn".
"Tôi không phải thầy giáo nhưng mỗi khi nghĩ đến chữ "thầy" đều cảm thán, thở dài. Có 2 nghề được gọi là "thầy" là nghề giáo và bác sỹ đều nhận được rất ít sự thông cảm mà nhiều tiếng chê trách, phê phán của xã hội, những điều lẽ ra họ không đáng phải chịu đựng.
Có ai làm thầy mà không suy nghĩ, buồn tủi khi phải đối diện với những mũi dùi của cả xã hội như vậy? Nếu không vì sự thiếu thốn, vì cơ chế, chẳng thầy cô nào sẵn lòng đứng ra là các công việc chúng ta quen gọi, quen làm là "xã hội hóa".
Đâu đó có sự thái quá, lạm thu... nhưng xét đến cùng, nguyên nhân của mọi việc là do chúng ta đã không chăm lo được đầy đủ cho giáo dục, y tế. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sợ rằng đến một lúc nào đó sẽ chẳng còn ai muốn chọn những ngành nghề này nữa. Khi đó, người chịu thiệt, chịu khổ chính là chúng ta, con cháu chúng ta" - anh Đức bày tỏ.
Những điều khiến hội phụ huynh bị "tẩy chay"
Tuy nhiên, phần đông ý kiến gửi về VietNamNet vẫn bày tỏ sự thất vọng về hoạt động của loại hình tổ chức này, với một loạt câu chuyện cụ thể để minh chứng.
Trong đó, ý kiến của độc giả tên Đặng nhận được nhiều sự đồng tình: "Người hay suy nghĩ, cẩn trọng, không muốn phiền lụy người khác hay không mưu cầu lợi ích cho con mình sẽ chẳng ai vào trong cái hội này cả. 10 buổi họp, cả 10 buổi chỉ xoay quanh chủ đề tiền".
Chia sẻ thêm, độc giả này cho biết "Còn nhớ, hội trưởng của lớp con tôi luôn nói: "Chúng ta đừng để cô chủ nhiệm ngại với Ban giám hiệu" hoặc "Anh chị đóng tiền quỹ hiếu học chứ đừng để Ban giám hiệu đòi", hay: "Sắp tới 20/11 nên mình tính cô chủ nhiệm và cô bộ môn chính là..., còn các môn phụ là...".
Hết 20/11 sẽ là Tết Âm lịch, ngày 8/3... Điều mệt mỏi là "đóng tiền cho các con tổ chức các hoạt động" nhưng cuối năm đọc bảng chi - thu thì té ngửa vì chi cho giáo viên nhiều gấp nhiều lần chi cho học sinh.
Anh Đặng cho rằng: "Đã đến lúc chúng ta nên mạnh dạn cương quyết bỏ hội này. Ban giám hiệu các trường cũng đừng "đua đòi" trường mình phải thế này phải thế kia mà nên liệu cơm gắp mắm.
Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT muốn trình độ giảng dạy, học tập được ổn định bắt buộc phải có giải pháp về đầu tư trang thiết bị. Các phụ huynh cũng đừng nên "đề nghị" này nọ khiến mọi thứ xáo trộn vì trong một lớp đều có các hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta cũng đừng suy nghĩ đây là tự nguyện vì không có cha mẹ nào muốn con mình tủi phận cả".
Độc giả Lê Thanh Trung nhớ lại: "Ngày xưa, tôi đi học trường làng nghèo khó, nhưng khi trường cần mua cái trống mới, thầy hiệu trưởng cũng chỉ muốn trong nhà chỉ đóng góp một suất thôi, những đứa em của lứa ấy trở về sau không phải đóng nữa.
Bây giờ thì lạ lắm, phụ huynh phải đóng góp rất nhiều thứ sang trọng như ti vi, máy chiếu, máy điều hòa... nhưng nhiều khi con em mình vẫn phải ngồi học trên những chiếc ghế cập kênh, cái bàn mục chân mà không thấy ai ý kiến gì".
Độc giả Bách Khoa đóng góp thêm câu chuyện: "Hội trưởng phụ huynh lớp con tôi nói: "Ta đóng cho phong trào lớp con chúng ta nổi lên, đi đầu cho phấn khởi...". Ôi thôi, họp phụ huynh chỉ là tiền, còn cái khác là nói suông. Một bộ phận phụ huynh tổ chức các lớp ôn thi, thi vào cấp 3, con mình học kém nhưng thi này thi nọ không hiểu sao toàn nhất với nhì".
Còn theo độc giả Trần Hữu Vy: "Ăn chơi bao nhiêu cũng không đủ. Ban phụ huynh là những người giàu có thể các dịp lễ Tết chi nhiều tiền cho "đẹp mặt" và các giáo viên thoải mái. Nhưng nhiều phụ huynh không phải là giàu, khi gửi con hoặc cho con đi học cũng khó khăn vì học phí nên nếu cứ phải chi theo những phụ huynh có khả năng, họ khó đảm bảo.
Song điều này lại gây mâu thuẫn và đôi khi khiến các thầy cô phật ý, vì nghĩ rằng họ "bủn xỉn" chứ không thông cảm. Thế là con cái họ bị thầy cô có cái nhìn không "đẹp", đôi khi là thiếu cảm tình, trù úm nếu gặp thầy cô không rộng lượng".
Độc giả tiếp tục phân tích: "Cho nên, đừng lập ra hội này một cách chính thức nữa, đã có thông tin mạng rồi, mọi trao đổi về từng học sinh với gia đình có thể thực hiện trực tiếp. Lớp học là một tập thể nhỏ, nên thầy cô cũng cần duy trì các thủ tục một cách vừa phải và đơn giản. Ví dụ, không bày vẽ các dịp mừng sinh nhật một cách hoành tráng. Điều này giúp cho học sinh trong lớp thân thiết với nhau hơn và bình đẳng hơn, không có cảnh em này làm sinh nhật lớn, em khác nhà nghèo làm sinh nhật nhỏ, gây phản cảm trong ký ức tuổi thơ...".
Ban đại diện cha mẹ học sinh (hay hội phụ huynh) do giáo viên chỉ định hoặc các phụ huynh đề cử, bầu chọn. Bên cạnh những nỗ lực hỗ trợ học sinh, giáo viên, không ít hội phụ huynh bị cho là tiếp tay cho nạn lạm thu, gây quan điểm trái chiều. Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Độc có thể gửi phản hồi dưới bài viết hoặc email [email protected]. Xin cảm ơn." alt=""/>Những điều gì khiến hội phụ huynh bị 'tẩy chay'?